Tàu sân bay mang trực thăng lớp Moscow đầu tiên được vinh dự mang tên Thủ đô của Liên Xô và được hạ thuỷ vào ngày 14/1/1965. Đây là tàu sân bay Liên Xô đầu tiên trong lịch sử phát triển gần 50 năm của lực lượng hải quân nước này kể từ năm 1918 cho đến khi tàu Moscow được đưa vào trang bị trong năm 1967. Nguồn ảnh: Navyarchive.Các tàu sân bay lớp Moscow hầu hết đều được đóng tại Ukraine, với chiếc đầu tiên được chính thức gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô từ ngày 25/12/1967 và tới mãi năm 1996 - nghĩa là sau khi Liên Xô tan rã, Nga mới loại biên con tàu này. Nguồn ảnh: Navyarchive.Các tàu sân bay Moscow có lượng giãn nước tối đa 17.500 tấn, với chiều dài 189 mét, lườn rộng nhất 34 mét và có mớm nước 7,7 mét. Tàu sử dụng động cơ tua-bin hai trục, bốn nồi hơi áp suất cung cấp công suất tổng cộng lên tới 100.000 sức ngựa giúp tàu sân bay di chuyển được với tốc độ tối đa 31 hải lý giờ - tương đương 57 km/h. Nguồn ảnh: Navyarchive.Tàu sân bay lớp Moscow có khả năng hoạt động tối đa 26.000 km ở tốc độ hành trình khoảng 22 km/h. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ khoảng 850 người chưa kể lực lượng Không quân. Nguồn ảnh: Navyarchive.Về mặt vũ trang, các tàu sân bay lớp Moscow mang theo hai bệ phóng tên lửa SA-N-3 Goblet, 2 khẩu pháo 57 mm, 1 ống phóng tên lửa chống ngầm loại FRAS-1, 2 tổ hợp phóng pháo phản lực RBU-6000 Smerch-2 cỡ nòng 213mm và 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Nguồn ảnh: Navyarchive.Tàu có khả năng mang theo tối đa 14 máy bay trực thăng Ka-27. Boong chứa máy bay của tàu có tổng cộng 5 bãi đậu trực thăng, cho phép cất - hạ cánh cùng lúc tối đa 5 chiếc. Nguồn ảnh: Navyarchive.Phía Liên Xô đã từng dự kiến sẽ đóng tổng cộng ba chiếc tàu sân bay loại này. Tuy nhiên chỉ hoàn thành được hai chiếc mang tên Moscow và Leningrad. Chiếc thứ ba dự kiến sẽ mang tên Kiev đã được đặt lườn vào tháng 12/1967 nhưng sau đó đã bị huỷ bỏ vào năm 1969 khi chưa kịp hoàn thiện. Nguồn ảnh: Navyarchive.Cả hai chiếc tàu sân bay thuộc lớp Moscow đều gia nhập Hạm đội Biển Đen của Hải quân Liên Xô. Tất cả hai tàu này đều phục vụ tới tận khi Liên Xô tan rã sau đó mới bị cho về bờ, chờ ngày nghỉ hưu và cuối cùng là bị dỡ ra lấy sắt thép. Nguồn ảnh: Navyarchive.Xét về mặt kỹ thuật, có thể coi lớp Moscow chỉ là khu trục hạm mang được nhiều trực thăng. Vì thực tế, vũ trang của nó cũng khá tương đồng với các loại khu trục hạm của Liên Xô thời bấy giờ, tuy nhiên khả năng mang theo trực thăng của nó là khá nhiều thiếu sót vì không mang được các loại trực thăng tấn công hiện đại. Nguồn ảnh: Navyarchive.Rõ ràng, xét về khả năng đóng tàu sân bay hay đóng tàu nói chung, Liên Xô luôn thua Mỹ và các nước NATO nhiều bậc. Nguồn ảnh: Navyarchive.Hệ thống đẩy của ga tua-bin khí của tàu sân bay lớp Moscow cũng được đánh giá là kém hiệu quả khi nó sử dụng hệ thống gần như tương đương với hệ thống đẩy được sử dụng trên thiết giáp hạm Đề án 58 và rất dễ gây hoả hoạn trong khi sử dụng. Nguồn ảnh: Navyarchive.Tới nay, không còn một chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Moscow nào còn tồn tại, tất cả đã bị Nga sau này dỡ xác để lấy sắt thép phục vụ cho việc tái chế. Nguồn ảnh: Navyarchive. Mời độc giả xem Video: Những thước phim quý hiếm về tàu sân bay lớp Moscow.
Tàu sân bay mang trực thăng lớp Moscow đầu tiên được vinh dự mang tên Thủ đô của Liên Xô và được hạ thuỷ vào ngày 14/1/1965. Đây là tàu sân bay Liên Xô đầu tiên trong lịch sử phát triển gần 50 năm của lực lượng hải quân nước này kể từ năm 1918 cho đến khi tàu Moscow được đưa vào trang bị trong năm 1967. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Các tàu sân bay lớp Moscow hầu hết đều được đóng tại Ukraine, với chiếc đầu tiên được chính thức gia nhập biên chế Hải quân Liên Xô từ ngày 25/12/1967 và tới mãi năm 1996 - nghĩa là sau khi Liên Xô tan rã, Nga mới loại biên con tàu này. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Các tàu sân bay Moscow có lượng giãn nước tối đa 17.500 tấn, với chiều dài 189 mét, lườn rộng nhất 34 mét và có mớm nước 7,7 mét. Tàu sử dụng động cơ tua-bin hai trục, bốn nồi hơi áp suất cung cấp công suất tổng cộng lên tới 100.000 sức ngựa giúp tàu sân bay di chuyển được với tốc độ tối đa 31 hải lý giờ - tương đương 57 km/h. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Tàu sân bay lớp Moscow có khả năng hoạt động tối đa 26.000 km ở tốc độ hành trình khoảng 22 km/h. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ khoảng 850 người chưa kể lực lượng Không quân. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Về mặt vũ trang, các tàu sân bay lớp Moscow mang theo hai bệ phóng tên lửa SA-N-3 Goblet, 2 khẩu pháo 57 mm, 1 ống phóng tên lửa chống ngầm loại FRAS-1, 2 tổ hợp phóng pháo phản lực RBU-6000 Smerch-2 cỡ nòng 213mm và 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Tàu có khả năng mang theo tối đa 14 máy bay trực thăng Ka-27. Boong chứa máy bay của tàu có tổng cộng 5 bãi đậu trực thăng, cho phép cất - hạ cánh cùng lúc tối đa 5 chiếc. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Phía Liên Xô đã từng dự kiến sẽ đóng tổng cộng ba chiếc tàu sân bay loại này. Tuy nhiên chỉ hoàn thành được hai chiếc mang tên Moscow và Leningrad. Chiếc thứ ba dự kiến sẽ mang tên Kiev đã được đặt lườn vào tháng 12/1967 nhưng sau đó đã bị huỷ bỏ vào năm 1969 khi chưa kịp hoàn thiện. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Cả hai chiếc tàu sân bay thuộc lớp Moscow đều gia nhập Hạm đội Biển Đen của Hải quân Liên Xô. Tất cả hai tàu này đều phục vụ tới tận khi Liên Xô tan rã sau đó mới bị cho về bờ, chờ ngày nghỉ hưu và cuối cùng là bị dỡ ra lấy sắt thép. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Xét về mặt kỹ thuật, có thể coi lớp Moscow chỉ là khu trục hạm mang được nhiều trực thăng. Vì thực tế, vũ trang của nó cũng khá tương đồng với các loại khu trục hạm của Liên Xô thời bấy giờ, tuy nhiên khả năng mang theo trực thăng của nó là khá nhiều thiếu sót vì không mang được các loại trực thăng tấn công hiện đại. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Rõ ràng, xét về khả năng đóng tàu sân bay hay đóng tàu nói chung, Liên Xô luôn thua Mỹ và các nước NATO nhiều bậc. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Hệ thống đẩy của ga tua-bin khí của tàu sân bay lớp Moscow cũng được đánh giá là kém hiệu quả khi nó sử dụng hệ thống gần như tương đương với hệ thống đẩy được sử dụng trên thiết giáp hạm Đề án 58 và rất dễ gây hoả hoạn trong khi sử dụng. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Tới nay, không còn một chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Moscow nào còn tồn tại, tất cả đã bị Nga sau này dỡ xác để lấy sắt thép phục vụ cho việc tái chế. Nguồn ảnh: Navyarchive.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim quý hiếm về tàu sân bay lớp Moscow.