Theo thông báo, 3 chiếc vận tải cơ cỡ lớn Il-76TD đã nằm dưới mặt đất từ lâu đang được rao bán. Công ty nói rằng việc phục hồi quá tốn kém, vì vậy chúng sẽ được dùng làm nguồn cung cấp phụ tùng thay thế, điểm tham quan hoặc làm nhà hàng."Những chiếc máy bay này đã cất cánh lên bầu trời lần cuối cách đây hơn 10 năm, vì vậy việc khôi phục chúng sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể và không có hiệu quả kinh tế"."Mặc dù vậy, các máy bay Il-76TD này vẫn còn giá trị để được trao 'cuộc sống thứ hai' thậm chí không đúng với mục đích ban đầu, ví dụ như biến thành nhà hàng, điểm tham quan... thứ mà trí tưởng tượng của những người chủ mới là đủ", thông báo nêu rõ.Các máy bay thuộc diện bán đấu giá trong hai tuần tới bao gồm: Il-76TD số đăng ký UR-UCC, số đuôi 78775, năm cấp 1988; Il-76TD số đăng ký UR-UCE, số hiệu 76398, năm cấp 1988 và IL-76MD, số đăng ký UR-UCS, số đuôi 76444, năm sản xuất 1986.Ilyushin Il-76 Candid là loại máy bay vận tải cỡ lớn 4 động cơ phản lực được thiết kế với mục đích vận chuyển máy móc, thiết bị hạng nặng đến các khu vực xa xôi có cơ sở hạ tầng kém trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết nhằm thay thế cho Antonov An-12.Il-76 cất cánh lần đầu ngày 25/3/1971, chính thức vào biên chế tháng 6/1974 và hiện vẫn đang được sản xuất. Số lượng xuất xưởng các phiên bản Il-76 tính đến nay đã lên đến trên 960 chiếc.Biến thể Il-76TD chính thức hoạt động năm 1982, ban đầu được thiết kế với vai trò máy bay vận tải quân sự nhưng rồi lại được sửa đổi để tối ưu hóa cho hàng không dân dụng.Tuy vậy năng lực vận tải của Il-76TD vẫn tương đương phiên bản quân sự Il-76MD, khác biệt lớn nhất giữa hai chiếc máy bay đó là Il-76TD chỉ bỏ đi khẩu pháo 23 mm ở đuôi mà thôi.Thông số kỹ thuật cơ bản của vận tải cơ hạng nặng Il-76: chiều dài 46,59 m; sải cánh 50,5 m; chiều cao 14,76 m; trọng lượng rỗng 72.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 190.000 kg; kíp lái gồm 7 người.Nhờ 4 động cơ phản lực PNPP "Aviadvigatel" D-30KP công suất 117,68 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 850 km/h; tầm bay 3.650 km với tối đa tải trọng 50 tấn hoặc lên tới 7.300 km khi chỉ mang tải 20 tấn; trần bay 15.500 m.Ngoài ra chiếc vận tải cơ này còn có thể chuyên chở được 140 lính bộ binh với vũ khí trang bị đầy đủ hoặc 125 lính dù, cánh đuôi đứng kiểu "chữ T" của nó khiến việc thả quân và phương tiện có nhiều thuận lợi.Dựa trên khung thân Il-76, một số biến thể đặc biệt của dòng vận tải cơ này đã ra đời bao gồm máy bay tiếp dầu Il-78; máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không A-50, KJ-2000...Hiện nay phiên bản tối tân nhất của Il-76 đang được sản xuất tại Nga, đó là biến thể Il-76MD-90A hay còn được gọi bằng cái tên Il-476, nó có tầm bay và tải trọng tốt hơn nhờ lắp động cơ phản lực thế hệ mới.Tại Ukraine, mặc dù vẫn còn sử dụng Il-76 các biến thể nhưng Kiev đang có tham vọng thay thế chúng bằng loại Antonov An-70 do mình sản xuất với nhiều ưu điểm hơn.
Theo thông báo, 3 chiếc vận tải cơ cỡ lớn Il-76TD đã nằm dưới mặt đất từ lâu đang được rao bán. Công ty nói rằng việc phục hồi quá tốn kém, vì vậy chúng sẽ được dùng làm nguồn cung cấp phụ tùng thay thế, điểm tham quan hoặc làm nhà hàng.
"Những chiếc máy bay này đã cất cánh lên bầu trời lần cuối cách đây hơn 10 năm, vì vậy việc khôi phục chúng sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể và không có hiệu quả kinh tế".
"Mặc dù vậy, các máy bay Il-76TD này vẫn còn giá trị để được trao 'cuộc sống thứ hai' thậm chí không đúng với mục đích ban đầu, ví dụ như biến thành nhà hàng, điểm tham quan... thứ mà trí tưởng tượng của những người chủ mới là đủ", thông báo nêu rõ.
Các máy bay thuộc diện bán đấu giá trong hai tuần tới bao gồm: Il-76TD số đăng ký UR-UCC, số đuôi 78775, năm cấp 1988; Il-76TD số đăng ký UR-UCE, số hiệu 76398, năm cấp 1988 và IL-76MD, số đăng ký UR-UCS, số đuôi 76444, năm sản xuất 1986.
Ilyushin Il-76 Candid là loại máy bay vận tải cỡ lớn 4 động cơ phản lực được thiết kế với mục đích vận chuyển máy móc, thiết bị hạng nặng đến các khu vực xa xôi có cơ sở hạ tầng kém trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết nhằm thay thế cho Antonov An-12.
Il-76 cất cánh lần đầu ngày 25/3/1971, chính thức vào biên chế tháng 6/1974 và hiện vẫn đang được sản xuất. Số lượng xuất xưởng các phiên bản Il-76 tính đến nay đã lên đến trên 960 chiếc.
Biến thể Il-76TD chính thức hoạt động năm 1982, ban đầu được thiết kế với vai trò máy bay vận tải quân sự nhưng rồi lại được sửa đổi để tối ưu hóa cho hàng không dân dụng.
Tuy vậy năng lực vận tải của Il-76TD vẫn tương đương phiên bản quân sự Il-76MD, khác biệt lớn nhất giữa hai chiếc máy bay đó là Il-76TD chỉ bỏ đi khẩu pháo 23 mm ở đuôi mà thôi.
Thông số kỹ thuật cơ bản của vận tải cơ hạng nặng Il-76: chiều dài 46,59 m; sải cánh 50,5 m; chiều cao 14,76 m; trọng lượng rỗng 72.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 190.000 kg; kíp lái gồm 7 người.
Nhờ 4 động cơ phản lực PNPP "Aviadvigatel" D-30KP công suất 117,68 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 850 km/h; tầm bay 3.650 km với tối đa tải trọng 50 tấn hoặc lên tới 7.300 km khi chỉ mang tải 20 tấn; trần bay 15.500 m.
Ngoài ra chiếc vận tải cơ này còn có thể chuyên chở được 140 lính bộ binh với vũ khí trang bị đầy đủ hoặc 125 lính dù, cánh đuôi đứng kiểu "chữ T" của nó khiến việc thả quân và phương tiện có nhiều thuận lợi.
Dựa trên khung thân Il-76, một số biến thể đặc biệt của dòng vận tải cơ này đã ra đời bao gồm máy bay tiếp dầu Il-78; máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không A-50, KJ-2000...
Hiện nay phiên bản tối tân nhất của Il-76 đang được sản xuất tại Nga, đó là biến thể Il-76MD-90A hay còn được gọi bằng cái tên Il-476, nó có tầm bay và tải trọng tốt hơn nhờ lắp động cơ phản lực thế hệ mới.
Tại Ukraine, mặc dù vẫn còn sử dụng Il-76 các biến thể nhưng Kiev đang có tham vọng thay thế chúng bằng loại Antonov An-70 do mình sản xuất với nhiều ưu điểm hơn.