"Các máy bay B-1 đã thực hiện một nhiệm vụ trên Biển Đông, vài ngày sau huấn luyện với hải quân Mỹ gần Hawaii, thể hiện mức độ đáng tin cậy của các lực lượng không quân Mỹ ứng phó môi trường an ninh đa dạng và biến động", thông báo trên mạng xã hội của Bộ tư lệnh Không quân Thái Bình Dương (PACAF) ngày 19/5 cho biết.Ngày 15/5, PACAF cũng đăng thông báo cho biết các máy bay chiến lược đã tiến hành diễn tập thuộc khuôn khổ Nhóm Tác chiến Ném bom trên biển Hoa Đông, sau đó trở về căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.Trước đó, trong hai ngày 28-29/4, không quân Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer thực hiện các hoạt động trên Biển Đông. Tổng thời gian chuyến bay gần 32 tiếng, theo Business Insider.Các máy bay ném bom của Mỹ liên tiếp tái xuất trên Biển Đông dù nước này đã kết thúc chương trình hiện diện thường trực máy bay ném bom chiến lược ở Guam.Thông tin máy bay B-1B Lancer thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông được đăng tải cùng ngày với thông báo từ hải quân Mỹ về sự trở lại của tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt.Theo Fox News, tàu sân bay hạt nhân Mỹ sẽ khôi phục hoạt động trong tuần này, sau gần 2 tháng neo đậu tại Guam vì bùng phát dịch COVID-19 với hơn 1.000 thủy thủ xét nghiệm dương tính.Ông Reed Werner, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ chuyên trách khu vực Đông Nam Á, cho biết kể từ khi USS Theodore Roosevelt tạm ngừng hoạt động, các máy bay Trung Quốc đã ít nhất 9 lần quấy rối máy bay trinh sát của Mỹ trên Biển Đông.Trong thời gian tàu sân bay phải neo lại Guam, hải quân Mỹ và không quân Mỹ đã gia tăng hiện diện lực lượng ở khu vực, bao gồm các sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ và hoạt động diễn tập của máy bay ném bom B-1B Lancer.B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng được phát triển từ những năm 1970 với mục đích thay thế "pháo đài bay" B52B-1B Lancer thực chiến lần đầu tiên vào năm 1998. Trong chiến tranh Iraq, B-1B Lancer thả khoảng 40% lượng bom đạn của liên quân do Mỹ đứng đầu.Máy bay chiến đấu này được sản xuất bởi Boeing, một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Mỹ.Theo kế hoạch cũ, B-1B Lancer sẽ tiếp tục là máy bay ném bom chủ chốt của quân đội Mỹ cho đến năm 2040.B-1B Lancer dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe.Đặc biệt máy bay vẫn có thể bay siêu âm với vận tốc 1.100km/h ở tầm thấp chỉ từ 60 tới 152m. Việc bay thấp cho phép phi công tránh được radar thám sát của đối phương.Phạm vi hoạt động của máy bay ném bom chiến lược B-1B lên tới 12.000 km. Đây cũng là loại máy bay ném bom tầm xa có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.Năm 2014, Lầu Năm góc từng nâng cấp khả năng chiến đấu cho B-1B Lancer bằng cách lắp đặt các màn hình màu đa chức năng, giúp phi công kiểm soát tình huống dễ dàng hơn.Với khả năng chiến đấu tầm xa, B-1B Lancer có thể thực hiện nhiệm vụ một cách liên tục tới những chiến trường xa căn cứ mà không cần tái nạp nhiên liệu.B-1B được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại. Cụ thể chúng được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A, gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1B còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.Sức mạnh của B-1B Lancer nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, kết hợp với nước sơn đặc biệt cho độ bộc lộ radar thấp và khả năng phóng tên lửa tầm xa ngoài tầm với của tên lửa phòng không. Tuy vậy chi phí vận hành B-1B Lancer vẫn tốn kém hơn rất nhiều so với B-52. Chính điều này khiến Mỹ sẽ loại biên số lượng lớn B-1B Lancer.
"Các máy bay B-1 đã thực hiện một nhiệm vụ trên Biển Đông, vài ngày sau huấn luyện với hải quân Mỹ gần Hawaii, thể hiện mức độ đáng tin cậy của các lực lượng không quân Mỹ ứng phó môi trường an ninh đa dạng và biến động", thông báo trên mạng xã hội của Bộ tư lệnh Không quân Thái Bình Dương (PACAF) ngày 19/5 cho biết.
Ngày 15/5, PACAF cũng đăng thông báo cho biết các máy bay chiến lược đã tiến hành diễn tập thuộc khuôn khổ Nhóm Tác chiến Ném bom trên biển Hoa Đông, sau đó trở về căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.
Trước đó, trong hai ngày 28-29/4, không quân Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer thực hiện các hoạt động trên Biển Đông. Tổng thời gian chuyến bay gần 32 tiếng, theo Business Insider.
Các máy bay ném bom của Mỹ liên tiếp tái xuất trên Biển Đông dù nước này đã kết thúc chương trình hiện diện thường trực máy bay ném bom chiến lược ở Guam.
Thông tin máy bay B-1B Lancer thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông được đăng tải cùng ngày với thông báo từ hải quân Mỹ về sự trở lại của tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt.
Theo Fox News, tàu sân bay hạt nhân Mỹ sẽ khôi phục hoạt động trong tuần này, sau gần 2 tháng neo đậu tại Guam vì bùng phát dịch COVID-19 với hơn 1.000 thủy thủ xét nghiệm dương tính.
Ông Reed Werner, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ chuyên trách khu vực Đông Nam Á, cho biết kể từ khi USS Theodore Roosevelt tạm ngừng hoạt động, các máy bay Trung Quốc đã ít nhất 9 lần quấy rối máy bay trinh sát của Mỹ trên Biển Đông.
Trong thời gian tàu sân bay phải neo lại Guam, hải quân Mỹ và không quân Mỹ đã gia tăng hiện diện lực lượng ở khu vực, bao gồm các sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ và hoạt động diễn tập của máy bay ném bom B-1B Lancer.
B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng được phát triển từ những năm 1970 với mục đích thay thế "pháo đài bay" B52
B-1B Lancer thực chiến lần đầu tiên vào năm 1998. Trong chiến tranh Iraq, B-1B Lancer thả khoảng 40% lượng bom đạn của liên quân do Mỹ đứng đầu.
Máy bay chiến đấu này được sản xuất bởi Boeing, một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất nước Mỹ.
Theo kế hoạch cũ, B-1B Lancer sẽ tiếp tục là máy bay ném bom chủ chốt của quân đội Mỹ cho đến năm 2040.
B-1B Lancer dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe.
Đặc biệt máy bay vẫn có thể bay siêu âm với vận tốc 1.100km/h ở tầm thấp chỉ từ 60 tới 152m. Việc bay thấp cho phép phi công tránh được radar thám sát của đối phương.
Phạm vi hoạt động của máy bay ném bom chiến lược B-1B lên tới 12.000 km. Đây cũng là loại máy bay ném bom tầm xa có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.
Năm 2014, Lầu Năm góc từng nâng cấp khả năng chiến đấu cho B-1B Lancer bằng cách lắp đặt các màn hình màu đa chức năng, giúp phi công kiểm soát tình huống dễ dàng hơn.
Với khả năng chiến đấu tầm xa, B-1B Lancer có thể thực hiện nhiệm vụ một cách liên tục tới những chiến trường xa căn cứ mà không cần tái nạp nhiên liệu.
B-1B được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại. Cụ thể chúng được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A, gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1B còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Sức mạnh của B-1B Lancer nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, kết hợp với nước sơn đặc biệt cho độ bộc lộ radar thấp và khả năng phóng tên lửa tầm xa ngoài tầm với của tên lửa phòng không. Tuy vậy chi phí vận hành B-1B Lancer vẫn tốn kém hơn rất nhiều so với B-52. Chính điều này khiến Mỹ sẽ loại biên số lượng lớn B-1B Lancer.