Tờ Japan Times của Nhật Bản đưa tin, Không quân Mỹ ngày 28/7 thông báo sẽ triển khai máy bay ném bom B-1B tại căn cứ Guam trên biển Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2.000 hải lý. Đây là lần đầu tiên Không quân Mỹ đưa máy bay B-1B đến Guam trong 10 năm qua.Thông cáo của Không quân Mỹ nêu rõ: "Các phi đội B-1B có nhiều kinh nghiệm tác chiến trong khu vực Thái Bình Dương, giúp nâng cao đáng kể khả năng tấn công nhanh và rộng, trấn an các đồng minh của Mỹ và tăng cường an ninh, ổn định trong khu vực Tây Thái Bình Dương".Theo nhận định của Japan Times, kế hoạch triển khai này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực này. Và không loại trừ khả năng, các máy bay ném bom B-1B sẽ được triển khai tới Biển Đông trong tương lai gần.B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng tốc độ siêu âm, cánh cụp cánh xòe, là một trong bộ ba máy bay ném bom chiến lược, có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Không quân Mỹ. Nó cũng được xem là một trong những máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới hiện nay. Về tốc độ, nó chỉ đứng sau Tu-22M3 và Tu-160 của Nga.B-1B Lancer được thiết kế và sản xuất bởi hãng Rockwell International và sau này là Boeing phát triển. Với chuyến bay đầu tiên được thực hiện năm 1974, chính thức phục vụ năm 1986. Đơn giá một chiếc B-1B Lancer lên tới 283,1 triệu USD (giá năm 1998). Dự kiến, các máy bay B-1B sẽ hoạt động trong Không lực Mỹ tới tận năm 2030.Cũng như loại Tu-22M3 của Nga, B-1B Lancer được thiết kế với cấu hình "cánh cụp cánh xòe" - các cánh có thể xòe rộng ra tạo góc 67,5 độ so với thân hoặc khép hết cỡ tạo góc 15 độ với thân.Máy bay "xòe cánh" thực hiện cất cánh, hạ cánh và bay hành trình tốc độ tối đa ở trần bay. Và "cụp cánh" khi cần bay tốc độ cận âm cao hoặc siêu âm.Với thiết kế cánh cụp cánh xòe cho phép B-1B đạt hiệu suất cao trong hạ cánh, hạ cánh với quãng đường băng ngắn hơn so với thế hệ máy bay ném bom trước. Tuy chiều dài của máy bay lớn gây nhiều vấn đề tới máy bay ở độ cao thấp, nhưng Rockwell trang bị cho nó những vây tam giác kiểm soát bề mặt ở mũi B-1.B-1B được trang bị 4 động cơ turbofans GE F101-GE-102 cung cấp lực đẩy khô 64,9kN/chiếc và lực đẩy có đốt phụ là 136,92kN cùng lượng nhiên liệu lên tới 37.900 lít.Với động cơ này, B-1B có khả năng đạt tầm bay lên tới 9.400km, bán kính tác chiến 5.543km, trần bay 18.000m.Đặc biệt, máy bay ném bom B-1B có thể đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 1,25 - tức 1.335km/h ở trần bay lớn 15.000m. Nó cũng có thể bay tốc độ cận âm 1.100km/h ở độ cao chỉ 61-152m.Khác với các dòng máy bay ném bom Nga thường phải trải qua nhiều lần nâng cấp điện tử, B-1B ra đời với hệ thống cảm biến - điều khiển tối tân. Trong ảnh là bảng điều khiển của buồng lái chiếc B-1B Lancer với hai màn hình LCD màu trung tâm trước mặt phi công chính – phụ.Trên máy bay được trang bị radar mạng pha bị động nhìn trước AN/APQ-164 hoạt động được ở nhiều chế độ (radar khẩu độ tổng hợp; định vị mục tiêu di chuyển mặt đất; radar bám bắt địa hình, radar đo cao...). Ngoài ra còn có các hệ thống điện tử phòng vệ khác gồm: radar cảnh báo và gây nhiễu AN/ALQ-161A; radar cảnh báo tên lửa AN/ALQ-153. Loại ALQ-161 kiểm soát 8 cụm phóng đạn nhiễu ALE-49 (mỗi cụm phóng này chứa 12 quả đạn gây nhiễu tên lửa hồng ngoại MJU-23A/B.Trên B-1B được trang bị tới 3 khoang bom trong thân cho phép mang tổng cộng 34 tấn vũ khí các loại. Ngoài ra, còn có 6 điểm treo trên cánh cho phép mang thêm 23 tấn vũ khí khác.B-1B có thể mang tới 84 quả bom đa công dụng Mk82 hoặc 84 quả thủy lôi Mk62 hoặc 24 quả thủy lôi Mk65.Ngoài mang được bom thông thường, máy bay ném bom B-1B Lancer mang được cả bom thông minh JDAM hoặc bom đường kính nhỏ SDB với số lượng tới hàng chục – hàng trăm quả.Tất nhiên, B-1B cũng triển khai được tên lửa hành trình, khi mang được tối đa 24 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM với tầm bắn 370km hoặc 1.000km với JASSM-ER.
Tờ Japan Times của Nhật Bản đưa tin, Không quân Mỹ ngày 28/7 thông báo sẽ triển khai máy bay ném bom B-1B tại căn cứ Guam trên biển Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2.000 hải lý. Đây là lần đầu tiên Không quân Mỹ đưa máy bay B-1B đến Guam trong 10 năm qua.
Thông cáo của Không quân Mỹ nêu rõ: "Các phi đội B-1B có nhiều kinh nghiệm tác chiến trong khu vực Thái Bình Dương, giúp nâng cao đáng kể khả năng tấn công nhanh và rộng, trấn an các đồng minh của Mỹ và tăng cường an ninh, ổn định trong khu vực Tây Thái Bình Dương".
Theo nhận định của Japan Times, kế hoạch triển khai này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực này. Và không loại trừ khả năng, các máy bay ném bom B-1B sẽ được triển khai tới Biển Đông trong tương lai gần.
B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng tốc độ siêu âm, cánh cụp cánh xòe, là một trong bộ ba máy bay ném bom chiến lược, có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Không quân Mỹ. Nó cũng được xem là một trong những máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới hiện nay. Về tốc độ, nó chỉ đứng sau Tu-22M3 và Tu-160 của Nga.
B-1B Lancer được thiết kế và sản xuất bởi hãng Rockwell International và sau này là Boeing phát triển. Với chuyến bay đầu tiên được thực hiện năm 1974, chính thức phục vụ năm 1986. Đơn giá một chiếc B-1B Lancer lên tới 283,1 triệu USD (giá năm 1998). Dự kiến, các máy bay B-1B sẽ hoạt động trong Không lực Mỹ tới tận năm 2030.
Cũng như loại Tu-22M3 của Nga, B-1B Lancer được thiết kế với cấu hình "cánh cụp cánh xòe" - các cánh có thể xòe rộng ra tạo góc 67,5 độ so với thân hoặc khép hết cỡ tạo góc 15 độ với thân.
Máy bay "xòe cánh" thực hiện cất cánh, hạ cánh và bay hành trình tốc độ tối đa ở trần bay. Và "cụp cánh" khi cần bay tốc độ cận âm cao hoặc siêu âm.
Với thiết kế cánh cụp cánh xòe cho phép B-1B đạt hiệu suất cao trong hạ cánh, hạ cánh với quãng đường băng ngắn hơn so với thế hệ máy bay ném bom trước. Tuy chiều dài của máy bay lớn gây nhiều vấn đề tới máy bay ở độ cao thấp, nhưng Rockwell trang bị cho nó những vây tam giác kiểm soát bề mặt ở mũi B-1.
B-1B được trang bị 4 động cơ turbofans GE F101-GE-102 cung cấp lực đẩy khô 64,9kN/chiếc và lực đẩy có đốt phụ là 136,92kN cùng lượng nhiên liệu lên tới 37.900 lít.
Với động cơ này, B-1B có khả năng đạt tầm bay lên tới 9.400km, bán kính tác chiến 5.543km, trần bay 18.000m.
Đặc biệt, máy bay ném bom B-1B có thể đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 1,25 - tức 1.335km/h ở trần bay lớn 15.000m. Nó cũng có thể bay tốc độ cận âm 1.100km/h ở độ cao chỉ 61-152m.
Khác với các dòng máy bay ném bom Nga thường phải trải qua nhiều lần nâng cấp điện tử, B-1B ra đời với hệ thống cảm biến - điều khiển tối tân. Trong ảnh là bảng điều khiển của buồng lái chiếc B-1B Lancer với hai màn hình LCD màu trung tâm trước mặt phi công chính – phụ.
Trên máy bay được trang bị radar mạng pha bị động nhìn trước AN/APQ-164 hoạt động được ở nhiều chế độ (radar khẩu độ tổng hợp; định vị mục tiêu di chuyển mặt đất; radar bám bắt địa hình, radar đo cao...). Ngoài ra còn có các hệ thống điện tử phòng vệ khác gồm: radar cảnh báo và gây nhiễu AN/ALQ-161A; radar cảnh báo tên lửa AN/ALQ-153. Loại ALQ-161 kiểm soát 8 cụm phóng đạn nhiễu ALE-49 (mỗi cụm phóng này chứa 12 quả đạn gây nhiễu tên lửa hồng ngoại MJU-23A/B.
Trên B-1B được trang bị tới 3 khoang bom trong thân cho phép mang tổng cộng 34 tấn vũ khí các loại. Ngoài ra, còn có 6 điểm treo trên cánh cho phép mang thêm 23 tấn vũ khí khác.
B-1B có thể mang tới 84 quả bom đa công dụng Mk82 hoặc 84 quả thủy lôi Mk62 hoặc 24 quả thủy lôi Mk65.
Ngoài mang được bom thông thường, máy bay ném bom B-1B Lancer mang được cả bom thông minh JDAM hoặc bom đường kính nhỏ SDB với số lượng tới hàng chục – hàng trăm quả.
Tất nhiên, B-1B cũng triển khai được tên lửa hành trình, khi mang được tối đa 24 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM với tầm bắn 370km hoặc 1.000km với JASSM-ER.