Theo Financial Express, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) vừa bắt đầu đợt tập trận thường niên kéo dài 4 ngày từ hôm 24/8 ngay dưới chân núi Phú Sĩ biểu tượng của nước này. Mặc dù đây là hoạt động quân sự thường niên của JSDF tuy nhiên nó lại diễn ra đúng vào thời điểm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và Tokyo muốn thể hiện quan điểm cứng rắn của mình trong vấn đề Triều Tiên. Nguồn ảnh: Financial Express.Dựa trên thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tham gia cuộc tập trận trên JSDF đã huy động hơn 2.400 binh sĩ cùng hàng trăm phương tiện quân sự hiện đại nhất của nước này kể cả các loại vũ khí hạng nặng, địa điểm diễn ra cuộc diễn tập chỉ cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản 80km về phía Tây. Nguồn ảnh: Financial Express.Hình ảnh lực lượng đặc nhiệm JSDF được triển khai từ trực thăng UH-60JA trong cuộc tập trận tại chân núi Phú Sĩ. Nguồn ảnh: Financial Express.Một đơn vị pháo tự hành hạng nặng 203mm của JSDF khai hỏa. Các đợt tập trận thường niên của JSDF dưới chân núi Phú Sĩ thường được tổ chức tại ngoại vi Higashi Fuji ở Gotemba. Nguồn ảnh: Financial Express.Từ lâu Nhật Bản đã được biết tới như một cường quốc quân sự ở châu Á, tuy nhiên sức mạnh của họ lại bị kìm kẹp bởi các hiệp ước sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, do đó cho tới nay Nhật Bản vẫn chưa thành lập lại quân đội mà chỉ xây dựng lực lượng phòng vệ. Nguồn ảnh: Financial Express.Tuy mang tiếng là lực lượng phòng vệ nhưng JSDF lại có tổ chức như một quân đội chính quy với đầu đủ các binh chủng Lục quân, Không quân và Hải quân chỉ có cái tên của họ là khác với các nước khác trên thế giới. Trong ảnh là xe bọc thép lội nước AAVP-7A1. Nguồn ảnh: Financial Express.Dàn xe thiết giáp JSDF tung khói ngụy trang chuẩn bị cho đợt bắn phá vào núi Phú Sĩ. Nguồn ảnh: Financial Express.Pháo tự hành 203mm M110 của JSDF khai hỏa, tầm bắn của nó có thể lên tới 30km với đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Financial Express.Màn hiệp đồng tác chiến giữa trực thăng và tăng thiết giáp JSDF hôm 24/8. Nguồn ảnh: Financial Express.Đội hình xe tăng chiến đấu chủ lực Type 10 của JSDF tham gia tập trận, Type 10 là một trong top 10 dòng xe tăng mạnh nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Financial Express.Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có khoảng gần 250 ngàn quân cùng hơn 50 quân dự bị, trong đó chiếm quân số đông đảo nhất vẫn là Lục quân khoảng 150 ngàn người. Nguồn ảnh: Financial Express.Lính phòng vệ Nhật Bản bắn hạ mục tiêu giả định bằng tên lửa vác vai trên xe bọc thép chở quân Type 96. Được biết hầu hết các loại vũ khí mà JSDF sử dụng đều do Nhật Bản tự sản xuất và họ chỉ nhập khẩu các loại khí tài bị cấm chế tạo theo hiệp ước giải trừ quân bị. Nguồn ảnh: Financial Express.Pháo phòng không tự hành Type 97 của JSDF. Nguồn ảnh: Financial Express.Tổ đội cối 120mm Type 96 JSDF tham gia tập trận ở ngoại vi Higashi Fuji. Nguồn ảnh: Financial Express.Trong khi đó trên bầu trời là màn trình diễn của các đơn vị đặc biệt tác chiến đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Financial Express.Một tổ hợp tên lửa chống tăng di động của JSDF, mỗi tổ hợp có thể mang theo 3 tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: Financial Express.Màn khai hỏa của xe tăng chiến đấu chủ lực Type 74 của JSDF, với pháo nòng xoắn 105mm. Nguồn ảnh: Financial Express.
Theo Financial Express, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) vừa bắt đầu đợt tập trận thường niên kéo dài 4 ngày từ hôm 24/8 ngay dưới chân núi Phú Sĩ biểu tượng của nước này. Mặc dù đây là hoạt động quân sự thường niên của JSDF tuy nhiên nó lại diễn ra đúng vào thời điểm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và Tokyo muốn thể hiện quan điểm cứng rắn của mình trong vấn đề Triều Tiên. Nguồn ảnh: Financial Express.
Dựa trên thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tham gia cuộc tập trận trên JSDF đã huy động hơn 2.400 binh sĩ cùng hàng trăm phương tiện quân sự hiện đại nhất của nước này kể cả các loại vũ khí hạng nặng, địa điểm diễn ra cuộc diễn tập chỉ cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản 80km về phía Tây. Nguồn ảnh: Financial Express.
Hình ảnh lực lượng đặc nhiệm JSDF được triển khai từ trực thăng UH-60JA trong cuộc tập trận tại chân núi Phú Sĩ. Nguồn ảnh: Financial Express.
Một đơn vị pháo tự hành hạng nặng 203mm của JSDF khai hỏa. Các đợt tập trận thường niên của JSDF dưới chân núi Phú Sĩ thường được tổ chức tại ngoại vi Higashi Fuji ở Gotemba. Nguồn ảnh: Financial Express.
Từ lâu Nhật Bản đã được biết tới như một cường quốc quân sự ở châu Á, tuy nhiên sức mạnh của họ lại bị kìm kẹp bởi các hiệp ước sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, do đó cho tới nay Nhật Bản vẫn chưa thành lập lại quân đội mà chỉ xây dựng lực lượng phòng vệ. Nguồn ảnh: Financial Express.
Tuy mang tiếng là lực lượng phòng vệ nhưng JSDF lại có tổ chức như một quân đội chính quy với đầu đủ các binh chủng Lục quân, Không quân và Hải quân chỉ có cái tên của họ là khác với các nước khác trên thế giới. Trong ảnh là xe bọc thép lội nước AAVP-7A1. Nguồn ảnh: Financial Express.
Dàn xe thiết giáp JSDF tung khói ngụy trang chuẩn bị cho đợt bắn phá vào núi Phú Sĩ. Nguồn ảnh: Financial Express.
Pháo tự hành 203mm M110 của JSDF khai hỏa, tầm bắn của nó có thể lên tới 30km với đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Financial Express.
Màn hiệp đồng tác chiến giữa trực thăng và tăng thiết giáp JSDF hôm 24/8. Nguồn ảnh: Financial Express.
Đội hình xe tăng chiến đấu chủ lực Type 10 của JSDF tham gia tập trận, Type 10 là một trong top 10 dòng xe tăng mạnh nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Financial Express.
Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có khoảng gần 250 ngàn quân cùng hơn 50 quân dự bị, trong đó chiếm quân số đông đảo nhất vẫn là Lục quân khoảng 150 ngàn người. Nguồn ảnh: Financial Express.
Lính phòng vệ Nhật Bản bắn hạ mục tiêu giả định bằng tên lửa vác vai trên xe bọc thép chở quân Type 96. Được biết hầu hết các loại vũ khí mà JSDF sử dụng đều do Nhật Bản tự sản xuất và họ chỉ nhập khẩu các loại khí tài bị cấm chế tạo theo hiệp ước giải trừ quân bị. Nguồn ảnh: Financial Express.
Pháo phòng không tự hành Type 97 của JSDF. Nguồn ảnh: Financial Express.
Tổ đội cối 120mm Type 96 JSDF tham gia tập trận ở ngoại vi Higashi Fuji. Nguồn ảnh: Financial Express.
Trong khi đó trên bầu trời là màn trình diễn của các đơn vị đặc biệt tác chiến đổ bộ đường không. Nguồn ảnh: Financial Express.
Một tổ hợp tên lửa chống tăng di động của JSDF, mỗi tổ hợp có thể mang theo 3 tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: Financial Express.
Màn khai hỏa của xe tăng chiến đấu chủ lực Type 74 của JSDF, với pháo nòng xoắn 105mm. Nguồn ảnh: Financial Express.