Sáng 11/4, chiến hạm Fuyuzuki của lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh - Khánh Hòa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 11 đến 15/4. Nguồn ảnh: WikipediaChuyến thăm của tàu lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng không ngừng được củng cố và tăng cường. Trong thời gian thăm Việt Nam, Đoàn sẽ đến chào lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, Chỉ huy Vùng 4 Hải quân và thăm tàu của Hải quân Việt Nam. Đoàn cũng sẽ thi đấu giao hữu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân. Nguồn ảnh: Wikipedia Chiến hạm Nhật Bản thăm Cam Ranh lần này mang tên Fuyuzuki (DD-118) là chiếc cuối cùng trong lớp tàu khu trục tên lửa hiện đại Akizuki do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo từ năm 2009-2012 với số lượng 4 chiếc, đơn giá mỗi tàu lên tới gần 1 tỷ USD. Trong ảnh là tàu “anh” của Fuyuzuki – chiếc Akizuki (DD-115). Nguồn ảnh: WikipediaDD-118 Fuyuzuki nói riêng và lớp Akizuki nói chung là phiên bản hiện đại hóa, lớn hớn trên cơ sở lớp tàu khu trục Takanami. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ hộ tống bảo vệ tàu khu trục Kongo chống lại các mục tiêu mặt nước, trên không, dưới mặt nước ở cự ly gần. So với lớp Takanami, Akizuki được thiết kế tối ưu tốt hơn giảm đán kể diện tích phản xạ sóng radar, trang bị nhiều hệ thống điện tử - vũ khí nội địa hơn. Nó có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150m, rộng 18,3m, thủy thủ đoàn 200 người. Nguồn ảnh: SeaforcesCó một đặc điểm rất dễ nhận thấy trên lớp tàu khu trục Nhật Bản thăm Cam Ranh là thiết kế thượng tầng bố trí hệ thống radar của nó rất giống với tàu Aegis của Mỹ. Cụ thể hơn, các anten mạng pha được bố trí quanh thượng tầng giúp tối giản trang bị radar trên cột buồm. Nguồn ảnh: SeaforcesLớp tàu Akizuki được trang bị hầu hết các hệ thống radar, chỉ huy do Nhật Bản chế tạo gồm: hệ thống chỉ thị chiến đấu QYQ-11; hệ thống tác chiến phòng không FCS-3A; sonar tích hợp OQQ-22; hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số NOLQ-3D. Các cảm biến này cơ bản được phát triển trên các mẫu của Mỹ với tính năng rút gọn hoặc tiên tiến hơn ở một số mặt. Nguồn ảnh: SeaforcesHệ thống vũ khí của chiến hạm Fuyuzuki (DD-118) cũng được nội địa hóa gần hết, tuy nhiên vẫn làm theo công nghệ của Mỹ và châu Âu. Trong ảnh, trước thượng tầng được bố trí một pháo hạm 127mm kiểu Mk45 và bệ phóng thẳng đứng Mk41 với 32 ống phóng. Nguồn ảnh: SeaforcesBệ phóng Mk41 trên Fuyuzuki có khả năng triển khai các loại tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC (DD-115 Akizuki) và Type 07 (trên DD-116 đến DD-118). Cơ bản, hai loại tên lửa săn ngầm này giống hệt nhau, nói cách khác Type 07 là phiên bản nội địa của RUM-139. Tầm bắn của chúng khoảng 22km, mang ngư lôi cỡ 324mm. Nguồn ảnh: SeaforcesVề tên lửa phòng không, Fuyuzuki và các tàu anh em vẫn dùng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM của Mỹ khi mà Nhật Bản chưa tạo ra được mẫu tương đương. Tuy vậy, với tầm bắn chỉ 50km, nhìn chung RIM-162 có vẻ chưa tương xứng với sức mạnh của một tàu khu trục gần 7.000 tấn, giá gần 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: YoutubeVề vũ khí chống hạm, ở phần sau thượng tầng chỉ huy, gần về đuôi được bố trí 8 ống phóng tên lửa Type 90 do Nhật Bản sản xuất. Type 90 được coi là tương đương với tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ, tầm bắn khoảng 150km, tốc độ cân âm cao và mang đầu đạn nặng 225kg. Nguồn ảnh: SeaforcesVũ khí chống ngầm có hai cụm ống phóng ngư lôi (3 ống/cụm) HOS-303 cỡ 324mm. HOS-303 là phiên bản của bệ phóng Mk32 do Mỹ sản xuất, có khả năng bắn các loại ngư lôi Mk 44/46/50/54 kiểu Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaĐuôi tàu có sân đáp lớn và hangar cho trực thăng săn ngầm SH-60K. Nguồn ảnh: Seaforces
Sáng 11/4, chiến hạm Fuyuzuki của lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh - Khánh Hòa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 11 đến 15/4. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chuyến thăm của tàu lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng không ngừng được củng cố và tăng cường. Trong thời gian thăm Việt Nam, Đoàn sẽ đến chào lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, Chỉ huy Vùng 4 Hải quân và thăm tàu của Hải quân Việt Nam. Đoàn cũng sẽ thi đấu giao hữu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến hạm Nhật Bản thăm Cam Ranh lần này mang tên Fuyuzuki (DD-118) là chiếc cuối cùng trong lớp tàu khu trục tên lửa hiện đại Akizuki do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo từ năm 2009-2012 với số lượng 4 chiếc, đơn giá mỗi tàu lên tới gần 1 tỷ USD. Trong ảnh là tàu “anh” của Fuyuzuki – chiếc Akizuki (DD-115). Nguồn ảnh: Wikipedia
DD-118 Fuyuzuki nói riêng và lớp Akizuki nói chung là phiên bản hiện đại hóa, lớn hớn trên cơ sở lớp tàu khu trục Takanami. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ hộ tống bảo vệ tàu khu trục Kongo chống lại các mục tiêu mặt nước, trên không, dưới mặt nước ở cự ly gần. So với lớp Takanami, Akizuki được thiết kế tối ưu tốt hơn giảm đán kể diện tích phản xạ sóng radar, trang bị nhiều hệ thống điện tử - vũ khí nội địa hơn. Nó có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150m, rộng 18,3m, thủy thủ đoàn 200 người. Nguồn ảnh: Seaforces
Có một đặc điểm rất dễ nhận thấy trên lớp tàu khu trục Nhật Bản thăm Cam Ranh là thiết kế thượng tầng bố trí hệ thống radar của nó rất giống với tàu Aegis của Mỹ. Cụ thể hơn, các anten mạng pha được bố trí quanh thượng tầng giúp tối giản trang bị radar trên cột buồm. Nguồn ảnh: Seaforces
Lớp tàu Akizuki được trang bị hầu hết các hệ thống radar, chỉ huy do Nhật Bản chế tạo gồm: hệ thống chỉ thị chiến đấu QYQ-11; hệ thống tác chiến phòng không FCS-3A; sonar tích hợp OQQ-22; hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số NOLQ-3D. Các cảm biến này cơ bản được phát triển trên các mẫu của Mỹ với tính năng rút gọn hoặc tiên tiến hơn ở một số mặt. Nguồn ảnh: Seaforces
Hệ thống vũ khí của chiến hạm Fuyuzuki (DD-118) cũng được nội địa hóa gần hết, tuy nhiên vẫn làm theo công nghệ của Mỹ và châu Âu. Trong ảnh, trước thượng tầng được bố trí một pháo hạm 127mm kiểu Mk45 và bệ phóng thẳng đứng Mk41 với 32 ống phóng. Nguồn ảnh: Seaforces
Bệ phóng Mk41 trên Fuyuzuki có khả năng triển khai các loại tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC (DD-115 Akizuki) và Type 07 (trên DD-116 đến DD-118). Cơ bản, hai loại tên lửa săn ngầm này giống hệt nhau, nói cách khác Type 07 là phiên bản nội địa của RUM-139. Tầm bắn của chúng khoảng 22km, mang ngư lôi cỡ 324mm. Nguồn ảnh: Seaforces
Về tên lửa phòng không, Fuyuzuki và các tàu anh em vẫn dùng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM của Mỹ khi mà Nhật Bản chưa tạo ra được mẫu tương đương. Tuy vậy, với tầm bắn chỉ 50km, nhìn chung RIM-162 có vẻ chưa tương xứng với sức mạnh của một tàu khu trục gần 7.000 tấn, giá gần 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Youtube
Về vũ khí chống hạm, ở phần sau thượng tầng chỉ huy, gần về đuôi được bố trí 8 ống phóng tên lửa Type 90 do Nhật Bản sản xuất. Type 90 được coi là tương đương với tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ, tầm bắn khoảng 150km, tốc độ cân âm cao và mang đầu đạn nặng 225kg. Nguồn ảnh: Seaforces
Vũ khí chống ngầm có hai cụm ống phóng ngư lôi (3 ống/cụm) HOS-303 cỡ 324mm. HOS-303 là phiên bản của bệ phóng Mk32 do Mỹ sản xuất, có khả năng bắn các loại ngư lôi Mk 44/46/50/54 kiểu Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đuôi tàu có sân đáp lớn và hangar cho trực thăng săn ngầm SH-60K. Nguồn ảnh: Seaforces