Theo Asia Times, nhằm tăng cường hoạt động tuần tra và bảo vệ lãnh hải trên vùng biển Hoa Đông, xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang lên kế hoạch đưa vào trang bị hàng loạt các tàu tuần tra thế hệ mới, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Nguồn ảnh: Dupuy InstituteDựa theo kế hoạch trên ba tàu đầu tiên của lớp tuần tra mới của Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ bắt đầu được khởi đóng trong năm tài khóa 2020, trong vòng 10 năm sẽ đưa 12 tàu vào biên chế. Đây được xem là bước đi đúng đắn của Tokyo, nếu như nước này muốn “giải phóng” các tàu khu trục luôn phải túc trực ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn ảnh: Japan TimesĐiều này cũng ít nhiều nói lên hạn chế của Phòng vệ Biển Nhật Bản khi họ sở hữu khá nhiều tàu tuần tra nhưng không phải tàu nào cũng có thể hoạt động ở biển Hoa Đông. Và theo nhiều nhận định, khả năng lớn lớp tàu tuần tra mới của Nhật Bản sẽ thay thế cho các tàu tuần tra mang tên lửa lớp Hayabusa đang hoạt động trong hạm đội nước này. Nguồn ảnh: RedditTheo đó, các tàu tuần tra mới của Nhật Bản có lượng giãn nước dự kiến lên đến 1.300 tấn tức gấp 5 lần so với các tàu tên lửa Hayabusa (240 tấn), cho phép nó bám biển dài ngày hơn cũng như đủ sức đối đầu với các tàu chiến ngàn tấn của Trung Quốc ở Hoa Đông. Nguồn ảnh: Time MagazineHiện chưa rõ các tàu tuần tra mới của Nhật Bản sẽ được trang bị vũ khí gì nhưng không thể kém hơn các tàu Hayabusa, bởi dù chỉ có 240 tấn thế nhưng Hayabusa vẫn có thể mang theo tới 4 tên lửa chống hạm SSM-1B. Đây cũng chính là điểm khiến Hayabusa trở nên có giá trị với Việt Nam nếu như Nhật Bản loại biên lớp tàu chiến này và sẵn sàng chuyển giao lại cho chúng ta. Nguồn ảnh: Japan TimesỞ trong khu vực châu Á hiện tại, Hayabusa được đánh giá là một trong những tàu tên lửa tấn công nhanh bậc nhất bên cạnh các tàu Molniya của Việt Nam, Type 022 của Trung Quốc và Gumdoksuri của Hàn Quốc. Điểm đặc biệt của các tàu chiến này là cơ có khả năng cơ động cao, đa năng và được vũ trang mạnh, phù hợp với chiến tranh “bất đối xứng”. Nguồn ảnh: Pinterest.Hải quân Việt Nam hiện tại đang có trong biên chế 12 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya và nếu được bổ sung thêm 6 tàu tên lửa Hayabusa từ Nhật Bản, năng lực tác chiến ven bờ của chúng ta sẽ được nâng lên đáng kể. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Về thiết kế của Hayabusa, như đã nói ở trên lớp tàu này chỉ có lượng giãn nước tối đa 240 tấn, dài 50m, rộng 8.4m, có thủy thủ đoàn 21 người. Hayabusa có tốc độ di chuyển tối đa có thể đạt tới 46 hải lý/giờ nhờ vào 3 động cơ tuabin khí General LM500-G07. Nguồn ảnh: mod.go.jp.Các tàu tên lửa Hayabusa được vũ trang với 4 tên lửa chống hạm SSM-1B do Nhật Bản tự phát triển được đặt sau đuôi tàu, phía trước tàu là một hải pháo Otobreda 76 mm, ngoài ra tàu còn được trang bị hai súng máy phòng không 12.7mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Nhìn chung hệ thống vũ khí trên của Hayabusa không thực sự quá nổi bật nhưng với một con tàu có lượng giãn nước 240 tấn thì có lẽ không thể đòi hỏi hơn. Và nếu so sánh với các tàu pháo TT-400TP của chúng ta, Hayabusa rõ ràng vượt trội hơn hẳn về mặt hỏa lực. Nguồn ảnh: Pinterest.Ở thời điểm hiện tại dù còn quá sớm để nói về khả năng Nhật Bản sẽ chuyển giao các tàu Hayabusa cho Việt Nam, nhưng việc Tokyo loại biên Hayabusa là điều sớm muộn gì sẽ đến trong thời gian sắp tới khi tàu chiến này không còn đáp ứng được yêu cầu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong giai đoạn hiện tại. Nguồn ảnh: mod.go.jp.Mời độc giả xem video: Khả năng di chuyển với tốc độ cao của các tàu tên lửa Hayabusa. (nguồn yukikazeyochan)
Theo Asia Times, nhằm tăng cường hoạt động tuần tra và bảo vệ lãnh hải trên vùng biển Hoa Đông, xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang lên kế hoạch đưa vào trang bị hàng loạt các tàu tuần tra thế hệ mới, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Nguồn ảnh: Dupuy Institute
Dựa theo kế hoạch trên ba tàu đầu tiên của lớp tuần tra mới của Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ bắt đầu được khởi đóng trong năm tài khóa 2020, trong vòng 10 năm sẽ đưa 12 tàu vào biên chế. Đây được xem là bước đi đúng đắn của Tokyo, nếu như nước này muốn “giải phóng” các tàu khu trục luôn phải túc trực ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn ảnh: Japan Times
Điều này cũng ít nhiều nói lên hạn chế của Phòng vệ Biển Nhật Bản khi họ sở hữu khá nhiều tàu tuần tra nhưng không phải tàu nào cũng có thể hoạt động ở biển Hoa Đông. Và theo nhiều nhận định, khả năng lớn lớp tàu tuần tra mới của Nhật Bản sẽ thay thế cho các tàu tuần tra mang tên lửa lớp Hayabusa đang hoạt động trong hạm đội nước này. Nguồn ảnh: Reddit
Theo đó, các tàu tuần tra mới của Nhật Bản có lượng giãn nước dự kiến lên đến 1.300 tấn tức gấp 5 lần so với các tàu tên lửa Hayabusa (240 tấn), cho phép nó bám biển dài ngày hơn cũng như đủ sức đối đầu với các tàu chiến ngàn tấn của Trung Quốc ở Hoa Đông. Nguồn ảnh: Time Magazine
Hiện chưa rõ các tàu tuần tra mới của Nhật Bản sẽ được trang bị vũ khí gì nhưng không thể kém hơn các tàu Hayabusa, bởi dù chỉ có 240 tấn thế nhưng Hayabusa vẫn có thể mang theo tới 4 tên lửa chống hạm SSM-1B. Đây cũng chính là điểm khiến Hayabusa trở nên có giá trị với Việt Nam nếu như Nhật Bản loại biên lớp tàu chiến này và sẵn sàng chuyển giao lại cho chúng ta. Nguồn ảnh: Japan Times
Ở trong khu vực châu Á hiện tại, Hayabusa được đánh giá là một trong những tàu tên lửa tấn công nhanh bậc nhất bên cạnh các tàu Molniya của Việt Nam, Type 022 của Trung Quốc và Gumdoksuri của Hàn Quốc. Điểm đặc biệt của các tàu chiến này là cơ có khả năng cơ động cao, đa năng và được vũ trang mạnh, phù hợp với chiến tranh “bất đối xứng”. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hải quân Việt Nam hiện tại đang có trong biên chế 12 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya và nếu được bổ sung thêm 6 tàu tên lửa Hayabusa từ Nhật Bản, năng lực tác chiến ven bờ của chúng ta sẽ được nâng lên đáng kể. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Về thiết kế của Hayabusa, như đã nói ở trên lớp tàu này chỉ có lượng giãn nước tối đa 240 tấn, dài 50m, rộng 8.4m, có thủy thủ đoàn 21 người. Hayabusa có tốc độ di chuyển tối đa có thể đạt tới 46 hải lý/giờ nhờ vào 3 động cơ tuabin khí General LM500-G07. Nguồn ảnh: mod.go.jp.
Các tàu tên lửa Hayabusa được vũ trang với 4 tên lửa chống hạm SSM-1B do Nhật Bản tự phát triển được đặt sau đuôi tàu, phía trước tàu là một hải pháo Otobreda 76 mm, ngoài ra tàu còn được trang bị hai súng máy phòng không 12.7mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhìn chung hệ thống vũ khí trên của Hayabusa không thực sự quá nổi bật nhưng với một con tàu có lượng giãn nước 240 tấn thì có lẽ không thể đòi hỏi hơn. Và nếu so sánh với các tàu pháo TT-400TP của chúng ta, Hayabusa rõ ràng vượt trội hơn hẳn về mặt hỏa lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở thời điểm hiện tại dù còn quá sớm để nói về khả năng Nhật Bản sẽ chuyển giao các tàu Hayabusa cho Việt Nam, nhưng việc Tokyo loại biên Hayabusa là điều sớm muộn gì sẽ đến trong thời gian sắp tới khi tàu chiến này không còn đáp ứng được yêu cầu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong giai đoạn hiện tại. Nguồn ảnh: mod.go.jp.
Mời độc giả xem video: Khả năng di chuyển với tốc độ cao của các tàu tên lửa Hayabusa. (nguồn yukikazeyochan)