Theo tờ Forbes của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (viết tắt JASDF), đang triển khai các máy bay tiêm kích F-35 để thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo máy bay của Trung Quốc xâm nhập không phận.Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào, các chiến đấu cơ tàng hình F-35 phải nhanh chóng cất cánh, sau khi nhận được thông báo, sẵn sàng đánh chặn và theo dõi sự xâm nhập máy bay chiến đấu của Trung Quốc, trong "Vùng nhận dạng phòng không" của nước này.Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn còn nhiều các lựa chọn khác, F-35 sẽ không thực hiện nhiệm vụ lãng phí và tốn nhiều công sức này. Bởi vì loại máy bay chiến đấu tàng hình này đắt tiền, rất có giá trị, không thể lãng phí vào những hoạt động đánh chặn và theo dõi như vậy.Ngoài ra, việc chuyển khả năng tấn công mặt đất xuất sắc của tiêm kích thế hệ năm F-35, thành các nhiệm vụ an ninh hàng không thường lệ, chính là điều mà Trung Quốc muốn Nhật Bản thực hiện với loại chiến đấu cơ, được đánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Á hiện nay.Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản là một trong những lực lượng không quân có tỷ lệ xuất kích cao nhất trên thế giới. Số lượng máy bay chiến đấu của Nhật Bản bị Trung Quốc đánh chặn, đạt mức cao nhất là 851 lượt vào năm 2016.Trong nhiều năm, chủ trương của Nhật Bản là bố trí thường xuyên 4 chiếc tiêm kích F-15J hoặc chiến đấu cơ hạng nhẹ F-2 (biến thể của F-16 do Nhật Bản chế tạo) để đánh chặn máy bay Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi hoạt động cất cánh khẩn cấp, sẽ gây tâm lý căng thẳng cho phi công và hao mòn máy bay chiến đấu. Đây là điều Trung Quốc luôn mong muốn.Peter Leighton, nhà phân tích tại Viện Griffith Châu Á ở Australia cho biết: Trung Quốc muốn làm căng thẳng JASDF, làm hao mòn máy bay chiến đấu, đồng thời duy trì rất nhiều áp lực lên phi công chiến đấu của Nhật Bản.Hậu quả là 200 chiếc F-15 của Nhật Bản và những phi đội trang bị loại máy bay hạng nặng này bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thậm chí, thời gian phục vụ của phi đội F-15J của Nhật Bản hiện nay, gần như do Trung Quốc quyết định.Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản đang thay thế một nửa số máy bay chiến đấu F-15 bằng khoảng 160 chiếc F-35; tuy nhiên những chiếc F-35 không hoàn toàn phù hợp cho các nhiệm vụ cảnh báo.Hiện nay tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của F-35 trong biên chế quân đội Mỹ chỉ đạt khoảng 60%, trong khi tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của F-15 là 70%. Chi phí vận hành hàng năm của F-35 là 10 triệu USD, trong khi F-15 chỉ là 6 triệu USD.Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 không phù hợp với nhiệm vụ đánh chặn cất cánh khẩn cấp. Tướng Charles Brown, Jr., Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, cũng chung một nhận xét như vậy.Tướng Brown "ví von" rằng, F-35 giống như một chiếc Ferrari, nhưng bạn không lái chiếc Ferrari đi làm hàng ngày, bạn chỉ lái nó vào chủ nhật. F-35 là máy bay chiến đấu cao cấp của chúng tôi và chúng tôi cho rằng, không nên sử dụng F-35 cho các nhiệm vụ không đòi hỏi yêu cầu cao.Hiện tại Nhật Bản cũng như Mỹ muốn cắt giảm số lượng phi vụ sử dụng các tiêm kích tàng hình F-35, để giành cho những nhiệm vụ quan trọng hơn; nhưng tình hình không phận xung quanh lãnh thổ Nhật Bản, không hoàn toàn là một môi trường an toàn.Với sự gia tăng liên tục về số lượng hoạt động của máy bay chiến đấu Trung Quốc, chi phí cho các hoạt động đánh chặn của Nhật Bản cũng tăng cao, vì vậy Nhật Bản đã phải điều chỉnh chính sách phòng không trong năm nay.Có thể trong thời gian tới, JASDF chỉ xuất kích máy bay chiến đấu, để ngăn chặn các mục tiêu đe dọa nhất. Thông thường, các radar trên mặt đất và các hệ thống phòng không khác, sẽ được sử dụng nhiều hơn, để giám sát máy bay quân sự Trung Quốc.Sự thay đổi chính sách này cũng giải thích tại sao, việc JASDF đánh chặn máy bay Trung Quốc giảm xuống còn 675 lần vào năm 2019 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 331 lần vào năm 2020. Nhưng 331 lần xuất kích vẫn là một con số lớn đối với JASDF. Nếu so sánh, NATO chỉ đánh chặn 430 máy bay Nga trong năm 2019. F-35 có thể không phải là hình mẫu lý tưởng cho các nhiệm vụ đánh chặn trên không, nhưng JASDF không có lựa chọn nào khác. Ngay cả theo chính sách phòng không mới, Nhật Bản vẫn phải đánh chặn hàng trăm máy bay chiến đấu Trung Quốc mỗi năm. Tuy nhiên, Nhật Bản không thể đối phó với nhiệm vụ này chỉ với 100 chiếc F-15. Vì vậy, Nhật Bản phải đưa cả số F-35 đắt đỏ quá tốn kém khi sử dụng vào nhiệm vụ này; mặc dù chưa hẳn F-35 đã làm tốt nhiệm vụ đánh chặn, hơn những chiếc F-15J. Nguồn ảnh: QQ. Không chỉ Nhật, Hàn Quốc cũng đã sở hữu tiêm kích tàng hình F-35, sẵn sàng khóa chặt Trung Quốc bất cứ khi nào cần. Nguồn: Chosul.
Theo tờ Forbes của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (viết tắt JASDF), đang triển khai các máy bay tiêm kích F-35 để thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo máy bay của Trung Quốc xâm nhập không phận.
Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào, các chiến đấu cơ tàng hình F-35 phải nhanh chóng cất cánh, sau khi nhận được thông báo, sẵn sàng đánh chặn và theo dõi sự xâm nhập máy bay chiến đấu của Trung Quốc, trong "Vùng nhận dạng phòng không" của nước này.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn còn nhiều các lựa chọn khác, F-35 sẽ không thực hiện nhiệm vụ lãng phí và tốn nhiều công sức này. Bởi vì loại máy bay chiến đấu tàng hình này đắt tiền, rất có giá trị, không thể lãng phí vào những hoạt động đánh chặn và theo dõi như vậy.
Ngoài ra, việc chuyển khả năng tấn công mặt đất xuất sắc của tiêm kích thế hệ năm F-35, thành các nhiệm vụ an ninh hàng không thường lệ, chính là điều mà Trung Quốc muốn Nhật Bản thực hiện với loại chiến đấu cơ, được đánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Á hiện nay.
Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản là một trong những lực lượng không quân có tỷ lệ xuất kích cao nhất trên thế giới. Số lượng máy bay chiến đấu của Nhật Bản bị Trung Quốc đánh chặn, đạt mức cao nhất là 851 lượt vào năm 2016.
Trong nhiều năm, chủ trương của Nhật Bản là bố trí thường xuyên 4 chiếc tiêm kích F-15J hoặc chiến đấu cơ hạng nhẹ F-2 (biến thể của F-16 do Nhật Bản chế tạo) để đánh chặn máy bay Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi hoạt động cất cánh khẩn cấp, sẽ gây tâm lý căng thẳng cho phi công và hao mòn máy bay chiến đấu. Đây là điều Trung Quốc luôn mong muốn.
Peter Leighton, nhà phân tích tại Viện Griffith Châu Á ở Australia cho biết: Trung Quốc muốn làm căng thẳng JASDF, làm hao mòn máy bay chiến đấu, đồng thời duy trì rất nhiều áp lực lên phi công chiến đấu của Nhật Bản.
Hậu quả là 200 chiếc F-15 của Nhật Bản và những phi đội trang bị loại máy bay hạng nặng này bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thậm chí, thời gian phục vụ của phi đội F-15J của Nhật Bản hiện nay, gần như do Trung Quốc quyết định.
Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản đang thay thế một nửa số máy bay chiến đấu F-15 bằng khoảng 160 chiếc F-35; tuy nhiên những chiếc F-35 không hoàn toàn phù hợp cho các nhiệm vụ cảnh báo.
Hiện nay tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của F-35 trong biên chế quân đội Mỹ chỉ đạt khoảng 60%, trong khi tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của F-15 là 70%. Chi phí vận hành hàng năm của F-35 là 10 triệu USD, trong khi F-15 chỉ là 6 triệu USD.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu F-35 không phù hợp với nhiệm vụ đánh chặn cất cánh khẩn cấp. Tướng Charles Brown, Jr., Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, cũng chung một nhận xét như vậy.
Tướng Brown "ví von" rằng, F-35 giống như một chiếc Ferrari, nhưng bạn không lái chiếc Ferrari đi làm hàng ngày, bạn chỉ lái nó vào chủ nhật. F-35 là máy bay chiến đấu cao cấp của chúng tôi và chúng tôi cho rằng, không nên sử dụng F-35 cho các nhiệm vụ không đòi hỏi yêu cầu cao.
Hiện tại Nhật Bản cũng như Mỹ muốn cắt giảm số lượng phi vụ sử dụng các tiêm kích tàng hình F-35, để giành cho những nhiệm vụ quan trọng hơn; nhưng tình hình không phận xung quanh lãnh thổ Nhật Bản, không hoàn toàn là một môi trường an toàn.
Với sự gia tăng liên tục về số lượng hoạt động của máy bay chiến đấu Trung Quốc, chi phí cho các hoạt động đánh chặn của Nhật Bản cũng tăng cao, vì vậy Nhật Bản đã phải điều chỉnh chính sách phòng không trong năm nay.
Có thể trong thời gian tới, JASDF chỉ xuất kích máy bay chiến đấu, để ngăn chặn các mục tiêu đe dọa nhất. Thông thường, các radar trên mặt đất và các hệ thống phòng không khác, sẽ được sử dụng nhiều hơn, để giám sát máy bay quân sự Trung Quốc.
Sự thay đổi chính sách này cũng giải thích tại sao, việc JASDF đánh chặn máy bay Trung Quốc giảm xuống còn 675 lần vào năm 2019 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 331 lần vào năm 2020. Nhưng 331 lần xuất kích vẫn là một con số lớn đối với JASDF. Nếu so sánh, NATO chỉ đánh chặn 430 máy bay Nga trong năm 2019.
F-35 có thể không phải là hình mẫu lý tưởng cho các nhiệm vụ đánh chặn trên không, nhưng JASDF không có lựa chọn nào khác. Ngay cả theo chính sách phòng không mới, Nhật Bản vẫn phải đánh chặn hàng trăm máy bay chiến đấu Trung Quốc mỗi năm.
Tuy nhiên, Nhật Bản không thể đối phó với nhiệm vụ này chỉ với 100 chiếc F-15. Vì vậy, Nhật Bản phải đưa cả số F-35 đắt đỏ quá tốn kém khi sử dụng vào nhiệm vụ này; mặc dù chưa hẳn F-35 đã làm tốt nhiệm vụ đánh chặn, hơn những chiếc F-15J. Nguồn ảnh: QQ.
Không chỉ Nhật, Hàn Quốc cũng đã sở hữu tiêm kích tàng hình F-35, sẵn sàng khóa chặt Trung Quốc bất cứ khi nào cần. Nguồn: Chosul.