Không quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF), hiện đang là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có thể sánh ngang cùng với lực lượng không quân Trung Quốc và Mỹ. Hiện nay, JASDF hiện có khoảng 370 máy bay chiến đấu, gồm các máy bay thế hệ 3, 4 và một số máy bay thế hệ 5. Ảnh: Tiêm kích F-15J của Nhật Bản. Ảnh: Jetphotos.Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia đầu tiên, thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35A. Lý do Nhật Bản mua được F-35A vì Nhật Bản là quốc gia nằm trong chương trình "Bán vũ khí cho đồng minh" của Mỹ; mặc dù Nhật Bản không phải là nước tham gia nhóm đối tác phát triển loại máy bay F-35. Ảnh: Binh sĩ Không quân Nhật Bản chụp ảnh cùng chiếc F-35A đầu tiên của Nhật, tại căn cứ không quân Luke, bang Arizona, năm 2016.Tuy nhiên tương lai sẽ là những thách thức nghiêm trọng khi đối thủ của họ là lực lượng không quân Quân giải phóng Trung Quốc đang được cải tổ mạnh mẽ, tiếp tục được đầu tư lớn nên có những bước "đại nhảy vọt", trở thành một lực lượng không quân mạnh trên thế giới. Ảnh: Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc mở khoang vũ khí trong thân tại triển lãm Hàng không Chu Hải cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.Mặc dù đã sở hữu chiếc F-35 vào loại hiện đại nhất thế giới, nhưng trước việc người hàng xóm Trung Quốc đã cùng một lúc phát triển hai mẫu tiêm kích tàng hình đó là J-20 và FC-31 làm cho giới lãnh đạo Nhật Bản như ngồi trên đống lửa vì hiện nay 2 quốc gia còn đang có tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Senkaku/ Điếu Ngư. Ảnh: Nguyên mẫu thử nghiệm của tiêm kích tàng hình FC-31. Ảnh: Sina.Đã từ lâu Nhật Bản luôn quan tâm đến máy bay F-22 và mong muốn được Mỹ bán cho loại siêu tiêm kích thế hệ 5 này, tuy nhiên F-22 là đồ "quốc bảo" của Mỹ, thuộc dạng cấm xuất khẩu, mọi thông số liên quan tới nó đều thuộc hàng tối mật, nên luật Liên bang đã cấm không được bán nó cho bên thứ hai. Ảnh: Một chiếc F-22 bay trên căn cứ không quân Andrews năm 2008.Không bằng lòng với việc phải phụ thuộc vào Không quân Mỹ, phía Nhật Bản đã quyết định bắt tay vào nghiên cứu một mẫu máy bay thế hệ thứ năm của riêng mình. Chương trình phát triển máy bay tàng hình ATD-X của Nhật Bản được bắt đầu vào những năm 2000, trong khi vẫn hy vọng chính phủ Mỹ sẽ đảo ngược quyết định, cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor. Ảnh: Máy bay Mitsubishi ATD-X năm 2007. Ảnh: Wikipedia.Nhưng điều mong ước của Nhật Bản đã không bao giờ xảy ra, khi dây chuyền sản xuất F-22 đã đóng cửa vào năm 2012 và số lượng máy bay F-22 sản xuất ra còn chưa đủ trang bị cho lực lượng không quân Mỹ.Với tiềm lực công nghệ sẵn có, Nhật Bản hy vọng sẽ chế tạo được máy bay thế hệ 5 với thương hiệu "Madein Japan". Bằng nhiều nỗ lực, kết quả là phiên bản thử nghiệm với nguyên mẫu đầu tiên là X-2 Shinshin đã cất cánh lần đầu hồi tháng 4/2016.Ngày vui ngắn chẳng tày gang, trong kỹ thuật hàng không, từ thử nghiệm đến đưa vào trang bị là bước đi không hề đơn giản, trong đó có việc khắc phục hàng loạt lỗi kỹ thuật trong quá trình thử nghiệm được coi là "con hổ ngáng đường" trong phát triển máy bay thế hệ 5.Dù không nói cụ thể nguyên nhân lùi chương trình máy bay X-2 Shinshin, nhưng theo Tạp chí Quốc phòng Jane's, Tokyo đang bế tắc trong chương trình đầy tham vọng này, nếu không nói là thất bại.Trước tình thế này, Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) đã đề xuất phát triển một phiên bản lai giữa chiếc F-22 Raptor hạng nặng và chiếc F-35 hạng nhẹ cho Nhật Bản, tuy nhiên giới chức lãnh đạo quân sự Nhật Bản muốn phiên bản sẽ giữ gần như nguyên khung máy bay F-22; đồng thời ứng dụng những công nghệ tiên tiến của F-35. Ảnh: F-22 phóng mồi bẫy nhiệt. Ảnh: wallpapermemory.com.Tuy nhiên việc phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình mới là hết sức khó khăn và tốn kém; đơn cử như chương trình F-35 của Mỹ mất gần 20 năm phát triển và tiêu tốn số tiền khổng lồ hàng nghìn tỷ USD mà vẫn còn vô số lỗi chưa thể khắc phục ngay được. Ảnh: Máy bay F-35A của Nhật Bản. Ảnh: Reuters.Bên cạnh đó, mặc dù là đồng minh thân cận, nhưng Mỹ cũng không bao giờ dễ dàng chia sẻ những công nghệ tàng hình của họ; giả sử nếu một phiên bản lai F-22 ra đời, sẽ cạnh tranh gay gắt với thị phần của F-35 mà Mỹ đang nắm giữ. Do vậy Mỹ sẽ không dễ dàng giúp Nhật Bản phát triển một mẫu máy bay tàng hình của riêng Nhật Bản. Và như vậy Nhật Bản tiếp tục phụ thuộc vào máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất. Ảnh: Mẫu tiêm kích F-35 tại một triển lãm ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh Reuters.Trước bối cảnh Trung Quốc đang tăng tốc hiện đại hóa lực lượng không quân, để bù đắp khoảng trống về máy bay hạng nặng, Nhật Bản tiếp tục nâng cấp số máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J hiện có trong biên chế, lên chuẩn F-15JSI. Ảnh: Tiêm kích F-15J của Nhật Bản. Ảnh: Airliners.Trong cuộc chiến tương lai, số máy bay F-15JSI sẽ đóng vai "ngựa thồ" vũ khí, và phối hợp tác chiến với số F-35A hiện có; trong đó mỗi loại sẽ bổ sung tính năng cho nhau, giống như mô hình tác chiến hỗn hợp của không quân Mỹ gồm F-15 và F-35.Với F-15J JSI kết hợp với F-35, sẽ giúp lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản còn được cho là đủ sức đối phó với chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 đang được Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn. Video Chim ăn thịt F-22 - Tiêm kích tàng hình tiên phong - Nguồn: QPVN
Không quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF), hiện đang là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có thể sánh ngang cùng với lực lượng không quân Trung Quốc và Mỹ. Hiện nay, JASDF hiện có khoảng 370 máy bay chiến đấu, gồm các máy bay thế hệ 3, 4 và một số máy bay thế hệ 5. Ảnh: Tiêm kích F-15J của Nhật Bản. Ảnh: Jetphotos.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia đầu tiên, thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35A. Lý do Nhật Bản mua được F-35A vì Nhật Bản là quốc gia nằm trong chương trình "Bán vũ khí cho đồng minh" của Mỹ; mặc dù Nhật Bản không phải là nước tham gia nhóm đối tác phát triển loại máy bay F-35. Ảnh: Binh sĩ Không quân Nhật Bản chụp ảnh cùng chiếc F-35A đầu tiên của Nhật, tại căn cứ không quân Luke, bang Arizona, năm 2016.
Tuy nhiên tương lai sẽ là những thách thức nghiêm trọng khi đối thủ của họ là lực lượng không quân Quân giải phóng Trung Quốc đang được cải tổ mạnh mẽ, tiếp tục được đầu tư lớn nên có những bước "đại nhảy vọt", trở thành một lực lượng không quân mạnh trên thế giới. Ảnh: Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc mở khoang vũ khí trong thân tại triển lãm Hàng không Chu Hải cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.
Mặc dù đã sở hữu chiếc F-35 vào loại hiện đại nhất thế giới, nhưng trước việc người hàng xóm Trung Quốc đã cùng một lúc phát triển hai mẫu tiêm kích tàng hình đó là J-20 và FC-31 làm cho giới lãnh đạo Nhật Bản như ngồi trên đống lửa vì hiện nay 2 quốc gia còn đang có tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Senkaku/ Điếu Ngư. Ảnh: Nguyên mẫu thử nghiệm của tiêm kích tàng hình FC-31. Ảnh: Sina.
Đã từ lâu Nhật Bản luôn quan tâm đến máy bay F-22 và mong muốn được Mỹ bán cho loại siêu tiêm kích thế hệ 5 này, tuy nhiên F-22 là đồ "quốc bảo" của Mỹ, thuộc dạng cấm xuất khẩu, mọi thông số liên quan tới nó đều thuộc hàng tối mật, nên luật Liên bang đã cấm không được bán nó cho bên thứ hai. Ảnh: Một chiếc F-22 bay trên căn cứ không quân Andrews năm 2008.
Không bằng lòng với việc phải phụ thuộc vào Không quân Mỹ, phía Nhật Bản đã quyết định bắt tay vào nghiên cứu một mẫu máy bay thế hệ thứ năm của riêng mình. Chương trình phát triển máy bay tàng hình ATD-X của Nhật Bản được bắt đầu vào những năm 2000, trong khi vẫn hy vọng chính phủ Mỹ sẽ đảo ngược quyết định, cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor. Ảnh: Máy bay Mitsubishi ATD-X năm 2007. Ảnh: Wikipedia.
Nhưng điều mong ước của Nhật Bản đã không bao giờ xảy ra, khi dây chuyền sản xuất F-22 đã đóng cửa vào năm 2012 và số lượng máy bay F-22 sản xuất ra còn chưa đủ trang bị cho lực lượng không quân Mỹ.
Với tiềm lực công nghệ sẵn có, Nhật Bản hy vọng sẽ chế tạo được máy bay thế hệ 5 với thương hiệu "Madein Japan". Bằng nhiều nỗ lực, kết quả là phiên bản thử nghiệm với nguyên mẫu đầu tiên là X-2 Shinshin đã cất cánh lần đầu hồi tháng 4/2016.
Ngày vui ngắn chẳng tày gang, trong kỹ thuật hàng không, từ thử nghiệm đến đưa vào trang bị là bước đi không hề đơn giản, trong đó có việc khắc phục hàng loạt lỗi kỹ thuật trong quá trình thử nghiệm được coi là "con hổ ngáng đường" trong phát triển máy bay thế hệ 5.
Dù không nói cụ thể nguyên nhân lùi chương trình máy bay X-2 Shinshin, nhưng theo Tạp chí Quốc phòng Jane's, Tokyo đang bế tắc trong chương trình đầy tham vọng này, nếu không nói là thất bại.
Trước tình thế này, Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) đã đề xuất phát triển một phiên bản lai giữa chiếc F-22 Raptor hạng nặng và chiếc F-35 hạng nhẹ cho Nhật Bản, tuy nhiên giới chức lãnh đạo quân sự Nhật Bản muốn phiên bản sẽ giữ gần như nguyên khung máy bay F-22; đồng thời ứng dụng những công nghệ tiên tiến của F-35. Ảnh: F-22 phóng mồi bẫy nhiệt. Ảnh: wallpapermemory.com.
Tuy nhiên việc phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình mới là hết sức khó khăn và tốn kém; đơn cử như chương trình F-35 của Mỹ mất gần 20 năm phát triển và tiêu tốn số tiền khổng lồ hàng nghìn tỷ USD mà vẫn còn vô số lỗi chưa thể khắc phục ngay được. Ảnh: Máy bay F-35A của Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh đó, mặc dù là đồng minh thân cận, nhưng Mỹ cũng không bao giờ dễ dàng chia sẻ những công nghệ tàng hình của họ; giả sử nếu một phiên bản lai F-22 ra đời, sẽ cạnh tranh gay gắt với thị phần của F-35 mà Mỹ đang nắm giữ. Do vậy Mỹ sẽ không dễ dàng giúp Nhật Bản phát triển một mẫu máy bay tàng hình của riêng Nhật Bản. Và như vậy Nhật Bản tiếp tục phụ thuộc vào máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất. Ảnh: Mẫu tiêm kích F-35 tại một triển lãm ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh Reuters.
Trước bối cảnh Trung Quốc đang tăng tốc hiện đại hóa lực lượng không quân, để bù đắp khoảng trống về máy bay hạng nặng, Nhật Bản tiếp tục nâng cấp số máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J hiện có trong biên chế, lên chuẩn F-15JSI. Ảnh: Tiêm kích F-15J của Nhật Bản. Ảnh: Airliners.
Trong cuộc chiến tương lai, số máy bay F-15JSI sẽ đóng vai "ngựa thồ" vũ khí, và phối hợp tác chiến với số F-35A hiện có; trong đó mỗi loại sẽ bổ sung tính năng cho nhau, giống như mô hình tác chiến hỗn hợp của không quân Mỹ gồm F-15 và F-35.
Với F-15J JSI kết hợp với F-35, sẽ giúp lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản còn được cho là đủ sức đối phó với chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 đang được Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn.
Video Chim ăn thịt F-22 - Tiêm kích tàng hình tiên phong - Nguồn: QPVN