Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho tới nay, Nhật Bản hoàn toàn không sở hữu bất cứ một tàu sân bay nào. Các điều khoản chống chiến tranh được quy định chặt chẽ trong hiến pháp Nhật Bản không có phép Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được phép sở hữu tàu có độ giãn nước lớn và tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.Để lách luật, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đóng các loại tàu sân bay mang trực thăng nhưng gọi đây là lớp "tàu khu trục mang trực thăng". Theo lý luận của Nhật Bản, các tàu này về lý thuyết vẫn là khu trục hạm nhưng có mặt sân đỗ trực thăng được làm lớn hơn giúp nó có thể mang được vài chục trực thăng thay vì chỉ 2 chiếc như trên các loại khu trục hạm thông thường. Nguồn ảnh: BI.Sẽ không có gì đáng nói nếu như Nhật Bản mãi chỉ dùng các loại khu trục hạm mang trực thăng này để chở trực thăng. Vấn đề là trong tương lai, khả năng F-35B được Nhật Bản mua từ Mỹ chắc chắn sẽ tương thích hoạt động với các khu trục hạm này và khi đó, Nhật Bản sẽ "tự nhiên" nắm trong tay một loạt tàu chiến có sức mạnh ngang ngửa tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại trong biên chế Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản có tổng cộng bốn tàu sân bay "trá hình" đội lốt khu trục hạm mang trực thăng. Trong đó có hai tàu thuộc lớp Izumo là lớn nhất với độ giãn nước 27.000 tấn cùng với hai tàu lớp Hyuga có độ giãn nước 19.000 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.Về cơ bản thì cả bốn tàu này đều có thể trở thành tàu sân bay ngay lập tức khi nó được trang bị những chiếc tiêm kích F-35B với khả năng cất canh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Tuy nhiên phía Nhật Bản vẫn có kế hoạch nâng cấp một vài hạng mục trên các tàu sân bay này để tăng độ an toàn khi vận hành chúng cùng máy bay F-35B. Nguồn ảnh: Uhikoi.Nhật Bản cũng cho biết nước này có thể mua số lượng lớn chiến đấu cơ F-35 tối đa 100 chiếc. Với 100 chiếc F-35, Nhật Bản có khả năng trang bị đủ máy bay cho cả bốn khu trục hạm mang trực thăng của mình. Nguồn ảnh: Uhikoi.Theo các chuyên gia quân sự, lớp tàu sân bay chở trực thăng Izumo của Nhật ngay từ khi thiết kế đã được cân nhắc yếu tố sử dụng với máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng - điều này khiến nó có khả năng biến đổi rất nhanh và trở thành một tàu sân bay đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Uhikoi.Giới truyền thông thế giới cũng nhận định rằng, nếu cả bốn khu trục hạm mang trực thăng của Nhật được cải biên thành tàu sân bay thì đây sẽ là một bước đi cực kỳ đúng đắn của Tokyo khi có thể vượt qua Hải quân Trung Quốc, trở thành lực lượng vũ trang trên biển nguy hiểm bậc nhất châu Á như những gì Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã làm được cách đây gần một thế kỷ. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, vẫn chưa rõ tới khi nào các chiến đấu cơ F-35B sẽ được Nhật Bản trang bị lên khu trục hạm mang trực thăng của mình. Ảnh: F-35B thể hiện khả năng cất cánh thẳng đứng dù trên lý thuyết nó chỉ có khả năng hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Gify. Mời độc giả xem Video: Khu trục hạm mang trực thăng của Nhật với dáng dấp của tàu sân bay.
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho tới nay, Nhật Bản hoàn toàn không sở hữu bất cứ một tàu sân bay nào. Các điều khoản chống chiến tranh được quy định chặt chẽ trong hiến pháp Nhật Bản không có phép Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được phép sở hữu tàu có độ giãn nước lớn và tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.
Để lách luật, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đóng các loại tàu sân bay mang trực thăng nhưng gọi đây là lớp "tàu khu trục mang trực thăng". Theo lý luận của Nhật Bản, các tàu này về lý thuyết vẫn là khu trục hạm nhưng có mặt sân đỗ trực thăng được làm lớn hơn giúp nó có thể mang được vài chục trực thăng thay vì chỉ 2 chiếc như trên các loại khu trục hạm thông thường. Nguồn ảnh: BI.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như Nhật Bản mãi chỉ dùng các loại khu trục hạm mang trực thăng này để chở trực thăng. Vấn đề là trong tương lai, khả năng F-35B được Nhật Bản mua từ Mỹ chắc chắn sẽ tương thích hoạt động với các khu trục hạm này và khi đó, Nhật Bản sẽ "tự nhiên" nắm trong tay một loạt tàu chiến có sức mạnh ngang ngửa tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại trong biên chế Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản có tổng cộng bốn tàu sân bay "trá hình" đội lốt khu trục hạm mang trực thăng. Trong đó có hai tàu thuộc lớp Izumo là lớn nhất với độ giãn nước 27.000 tấn cùng với hai tàu lớp Hyuga có độ giãn nước 19.000 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản thì cả bốn tàu này đều có thể trở thành tàu sân bay ngay lập tức khi nó được trang bị những chiếc tiêm kích F-35B với khả năng cất canh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Tuy nhiên phía Nhật Bản vẫn có kế hoạch nâng cấp một vài hạng mục trên các tàu sân bay này để tăng độ an toàn khi vận hành chúng cùng máy bay F-35B. Nguồn ảnh: Uhikoi.
Nhật Bản cũng cho biết nước này có thể mua số lượng lớn chiến đấu cơ F-35 tối đa 100 chiếc. Với 100 chiếc F-35, Nhật Bản có khả năng trang bị đủ máy bay cho cả bốn khu trục hạm mang trực thăng của mình. Nguồn ảnh: Uhikoi.
Theo các chuyên gia quân sự, lớp tàu sân bay chở trực thăng Izumo của Nhật ngay từ khi thiết kế đã được cân nhắc yếu tố sử dụng với máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng - điều này khiến nó có khả năng biến đổi rất nhanh và trở thành một tàu sân bay đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Uhikoi.
Giới truyền thông thế giới cũng nhận định rằng, nếu cả bốn khu trục hạm mang trực thăng của Nhật được cải biên thành tàu sân bay thì đây sẽ là một bước đi cực kỳ đúng đắn của Tokyo khi có thể vượt qua Hải quân Trung Quốc, trở thành lực lượng vũ trang trên biển nguy hiểm bậc nhất châu Á như những gì Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã làm được cách đây gần một thế kỷ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, vẫn chưa rõ tới khi nào các chiến đấu cơ F-35B sẽ được Nhật Bản trang bị lên khu trục hạm mang trực thăng của mình. Ảnh: F-35B thể hiện khả năng cất cánh thẳng đứng dù trên lý thuyết nó chỉ có khả năng hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Gify.
Mời độc giả xem Video: Khu trục hạm mang trực thăng của Nhật với dáng dấp của tàu sân bay.