Cuộc tập trận, có sự tham gia của máy bay chiến đấu đầu tiên giữa Ấn Độ và Nhật Bản chưa từng được tổ chức; trước đó hai nước đã tổ chức các cuộc tập trận chung bao gồm tàu chiến, lực lượng chiến đấu mặt đất và máy bay vận tải của lực lượng không quân.Cuộc tập trận ban đầu được lên kế hoạch tổ chức tại Căn cứ Không quân Komatsu của Nhật Bản vào giữa năm 2020. Không quân Ấn Độ sẽ cử máy bay chiến đấu Su-30MKI do Nga thiết kế, đến tập trận với máy bay chiến đấu F-15J do Mỹ thiết kế, được trang bị Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, nên cuộc tập trận đã bị hoãn lại đến năm nay.Trước mối đe dọa từ Trung Quốc, nên vào đầu tuần này, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản và Không quân Ấn Độ, đã đồng ý tổ chức các cuộc tập trận bằng máy bay tiêm kích trước cuối năm nay.Đây sẽ là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được tập trận với máy bay chiến đấu do Nga thiết kế. Không quân Ấn Độ sẽ cử 6 tiêm kích Su-30MKI tham gia cuộc tập trận này.Cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản và Không quân Ấn Độ bắt đầu từ tháng 12/2018. Khi đó, Lực lượng Phòng vệ đã điều động một máy bay vận tải C-2, cùng 20 thành viên phi hành đoàn tới Căn cứ Không quân Agra, Ấn Độ.Trong cuộc tập trận này, hai bên tiến hành bay huấn luyện lẫn nhau trên máy bay vận tải C-17 của Không quân Ấn Độ. Vào tháng 10/2019, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đưa một vận tải cơ C-130 khác đến Căn cứ Không quân Aja Singh ở Ấn Độ, để huấn luyện như bay theo đội hình.Hai nước Ấn Độ và Nhật Bản đã dần nhận ra tầm quan trọng của việc chính thức hóa các cuộc tập trận chung trên không, và cuối cùng hai bên đã quyết định, cử các máy bay chiến đấu của nhau, để tham gia huấn luyện chung.Theo thông tin, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã lên kế hoạch cử máy bay chiến đấu F-15J tham gia cuộc tập trận chung, dự kiến tổ chức tại căn cứ Komatsu vào tháng 6 năm ngoái, nhưng nó đã phải tạm gác do dịch COVID-19.Theo kế hoạch ban đầu, vào tháng 7 năm nay, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản dự định điều động các máy bay chiến đấu F-2 (dựa trên thiết kế của F-16 của Mỹ), đến căn cứ Baili để tham gia tập trận với các máy bay chiến đấu của Ấn Độ, nhưng lại bị hoãn vì sự lây lan của biến chủng Delta.Nhưng cuối cùng, hai bên một lần nữa quyết tâm phối hợp để đạt được cuộc tập trận chung trong năm nay; nhưng hai bên không tiết lộ, cuộc tập trận sẽ diễn ra ở đâu.Tiêm kích Su-30 hiện đang có trong biên chế Không quân Trung Quốc đều là phiên bản cải tiến từ tiêm kích Su-27 của Liên Xô. Trung Quốc cũng là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của Su-27.Sau đó, Trung Quốc cũng mua Su-30 (phiên bản Su-30MKK) và nhái để phát triển thành một số mẫu trong nước như J-11 và tiêm kích J-16; tuy nhiên điểm khác biệt chủ yếu so với các phiên bản Su-30 do Nga sản xuất chỉ là hệ thống điện tử hàng không mà thôi.Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên, sử dụng máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Su-35 là phiên bản cải tiến cao nhất của dòng Su-27.Su-35 được trang bị động cơ vector lực đẩy mới, giúp nâng cao khả năng cơ động, radar và thiết bị điện tử cải tiến, v.v. Theo thông tin, Trung Quốc đã mua tổng cộng 24 chiếc Su-35 và bố trí chủ yếu tại các sân bay ở tỉnh Phúc Kiến.Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Trung Quốc hiện được trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu Su-27 và J-11, và ít nhất 97 chiếc Su-30MKK; và hiện nay máy bay chiến đấu dựa trên dòng Su-27 của Trung Quốc, là “xương sống” của không quân nước này.Su-30MKI của Không quân Ấn Độ khác với các máy bay chiến đấu Su-30 mà Trung Quốc sử dụng về thiết bị điện tử và radar; động cơ của máy bay Su-30MKI của Ấn Độ, cũng có vòi phun vectơ lực đẩy, nên cũng có khả năng cơ động như Su-30 của Trung Quốc.Tuy nhiên, cuộc tập trận với các máy bay chiến đấu của Ấn Độ được kỳ vọng sẽ giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, làm quen với khả năng hoạt động cơ bản của các máy bay chiến đấu dòng Su-30, vốn rất có giá trị trong không chiến tầm gần và tầm xa. Nguồn ảnh: Forces. Tiêm kích Su-35: Chiến đấu cơ thế hệ 4++ ra đời để đối đầu với các máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn: Armies.
Cuộc tập trận, có sự tham gia của máy bay chiến đấu đầu tiên giữa Ấn Độ và Nhật Bản chưa từng được tổ chức; trước đó hai nước đã tổ chức các cuộc tập trận chung bao gồm tàu chiến, lực lượng chiến đấu mặt đất và máy bay vận tải của lực lượng không quân.
Cuộc tập trận ban đầu được lên kế hoạch tổ chức tại Căn cứ Không quân Komatsu của Nhật Bản vào giữa năm 2020. Không quân Ấn Độ sẽ cử máy bay chiến đấu Su-30MKI do Nga thiết kế, đến tập trận với máy bay chiến đấu F-15J do Mỹ thiết kế, được trang bị Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, nên cuộc tập trận đã bị hoãn lại đến năm nay.
Trước mối đe dọa từ Trung Quốc, nên vào đầu tuần này, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản và Không quân Ấn Độ, đã đồng ý tổ chức các cuộc tập trận bằng máy bay tiêm kích trước cuối năm nay.
Đây sẽ là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được tập trận với máy bay chiến đấu do Nga thiết kế. Không quân Ấn Độ sẽ cử 6 tiêm kích Su-30MKI tham gia cuộc tập trận này.
Cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản và Không quân Ấn Độ bắt đầu từ tháng 12/2018. Khi đó, Lực lượng Phòng vệ đã điều động một máy bay vận tải C-2, cùng 20 thành viên phi hành đoàn tới Căn cứ Không quân Agra, Ấn Độ.
Trong cuộc tập trận này, hai bên tiến hành bay huấn luyện lẫn nhau trên máy bay vận tải C-17 của Không quân Ấn Độ. Vào tháng 10/2019, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đưa một vận tải cơ C-130 khác đến Căn cứ Không quân Aja Singh ở Ấn Độ, để huấn luyện như bay theo đội hình.
Hai nước Ấn Độ và Nhật Bản đã dần nhận ra tầm quan trọng của việc chính thức hóa các cuộc tập trận chung trên không, và cuối cùng hai bên đã quyết định, cử các máy bay chiến đấu của nhau, để tham gia huấn luyện chung.
Theo thông tin, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã lên kế hoạch cử máy bay chiến đấu F-15J tham gia cuộc tập trận chung, dự kiến tổ chức tại căn cứ Komatsu vào tháng 6 năm ngoái, nhưng nó đã phải tạm gác do dịch COVID-19.
Theo kế hoạch ban đầu, vào tháng 7 năm nay, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản dự định điều động các máy bay chiến đấu F-2 (dựa trên thiết kế của F-16 của Mỹ), đến căn cứ Baili để tham gia tập trận với các máy bay chiến đấu của Ấn Độ, nhưng lại bị hoãn vì sự lây lan của biến chủng Delta.
Nhưng cuối cùng, hai bên một lần nữa quyết tâm phối hợp để đạt được cuộc tập trận chung trong năm nay; nhưng hai bên không tiết lộ, cuộc tập trận sẽ diễn ra ở đâu.
Tiêm kích Su-30 hiện đang có trong biên chế Không quân Trung Quốc đều là phiên bản cải tiến từ tiêm kích Su-27 của Liên Xô. Trung Quốc cũng là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của Su-27.
Sau đó, Trung Quốc cũng mua Su-30 (phiên bản Su-30MKK) và nhái để phát triển thành một số mẫu trong nước như J-11 và tiêm kích J-16; tuy nhiên điểm khác biệt chủ yếu so với các phiên bản Su-30 do Nga sản xuất chỉ là hệ thống điện tử hàng không mà thôi.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên, sử dụng máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Su-35 là phiên bản cải tiến cao nhất của dòng Su-27.
Su-35 được trang bị động cơ vector lực đẩy mới, giúp nâng cao khả năng cơ động, radar và thiết bị điện tử cải tiến, v.v. Theo thông tin, Trung Quốc đã mua tổng cộng 24 chiếc Su-35 và bố trí chủ yếu tại các sân bay ở tỉnh Phúc Kiến.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Trung Quốc hiện được trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu Su-27 và J-11, và ít nhất 97 chiếc Su-30MKK; và hiện nay máy bay chiến đấu dựa trên dòng Su-27 của Trung Quốc, là “xương sống” của không quân nước này.
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ khác với các máy bay chiến đấu Su-30 mà Trung Quốc sử dụng về thiết bị điện tử và radar; động cơ của máy bay Su-30MKI của Ấn Độ, cũng có vòi phun vectơ lực đẩy, nên cũng có khả năng cơ động như Su-30 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cuộc tập trận với các máy bay chiến đấu của Ấn Độ được kỳ vọng sẽ giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, làm quen với khả năng hoạt động cơ bản của các máy bay chiến đấu dòng Su-30, vốn rất có giá trị trong không chiến tầm gần và tầm xa. Nguồn ảnh: Forces.
Tiêm kích Su-35: Chiến đấu cơ thế hệ 4++ ra đời để đối đầu với các máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn: Armies.