Máy bay chiến đấu Su-30MKI do công ty Sukhoi của Nga thiết kế riêng cho Không quân Ấn Độ; đây là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tầm xa, hạng nặng, hai động cơ và là loại máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ hiện nay. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.Không quân Ấn Độ đã khai thác Su-30MKI từ 16 năm trước, và đa phần số Su-30MKI được sản xuất tại Ấn Độ bởi công ty hàng không Hindustan; Su-30MKI được đánh giá là loại chiến đấu cơ có khả năng cơ động cũng như tính năng tiên tiến nhất thế giới. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan trong thời gian qua, ngoài việc đưa vào số máy bay chiến đấu Rafale mua của Pháp vào biên chế, Ấn Độ đã soạn thảo kế hoạch nâng cấp số Su-30MKI của nước này lên chuẩn Super Sukhoi, để số Su-30MKI có tính năng chiến đấu cao hơn. Ảnh: Máy bay Rafale - Nguồn: Wikipedia.Ấn Độ và Nga đã giới thiệu nhiều công nghệ mới để nâng cấp loại chiến đấu cơ này. Cựu Tổng tư lệnh Không quân Ấn Độ Danoa nói rằng, Ấn Độ cần khẩn trương nâng cấp số máy bay chiến đấu Su-30MKI, để lấy chất lượng bù cho số lượng các phi đội của Không quân nước này đang bị sụt giảm. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.Công nghệ chính của Super Sukhoi phần lớn đã có ở phiên bản Su-35 và Su-57. Su-30MKI chủ yếu sẽ sử dụng các công nghệ này để nâng cấp, biến nó trở thành máy bay chiến đấu Super Sukhoi, đủ sức đương đầu với các loại chiến đấu cơ của kình địch Trung Quốc và Pakistan. Ảnh: Phía sau máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay Su-30MKI của Ấn Độ sử dụng radar NIIP N011M Bars (Panther), có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 400 km và theo dõi trong phạm vi 200 km; nhưng không phải là radar mảng pha điện tử chủ động nên rất dễ bị nhiễu. Ảnh: Radar NIIP N011M Bars - Nguồn: Wikipedia.Theo giới thiệu, Super Sukhoi sẽ được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động, hiện loại radar này đang được trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57, hiện đại nhất của Nga. Ảnh: Nâng cấp Su-30MKI tại công ty Hindustan - Nguồn: Wikipedia.Su-30MKI hiện được trang bị động cơ phản lực cánh quạt AL-31, tạo ra lực đẩy 123 kN, nhưng động cơ mới của Super Sukhoi dự kiến sẽ mạnh hơn. Sau khi động cơ được thay thế, Su-30MKI có thể chở nhiều hơn vũ khí, nhiên liệu cũng như thiết bị điện tử hàng không. Ảnh: Động cơ phản lực AL-31 - Nguồn: Wikipedia.Hiện tại sự lựa chọn động cơ tốt nhất cho Super Sukhoi là động cơ “Sản phẩm 30” đang được phát triển cho máy bay tàng hình Su-57, động cơ này tạo ra lực đẩy đến 176 kN; sự lựa chọn còn lại là AL-41F1S mà Su-35 sử dụng, có lực đẩy 142,2 kN. Ảnh: Động cơ AL-41F1S - Nguồn: Wikipedia.Về vũ khí, cải tiến chính của Super Sukhoi là có thể mang ba tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos với tầm bắn 300-350 km. Loại tên lửa này có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt biển, với độ chính xác cao; đối phương khó có khả năng đánh chặn. Ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos – Nguồn: AeromagĐồng thời radar mảng pha điện tử mới sẽ có khả năng dẫn bắn tốt hơn với tên lửa không đối không tầm xa, do đó Super Sukhoi có thể được trang bị tên lửa đối không Astra do Ấn Độ phát triển, có tính năng tốt hơn nhiều so với tên lửa R-77 hiện đang được sử dụng trên Su-30MKI. Ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa đối không Astra – Nguồn: PTITrong số các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, ASRAAM (Tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến) sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho Super Sukhoi, thay vì các tên lửa tầm ngắn R-73 mà Su-30MKI đang sử dụng hiện nay. Ảnh: Tên lửa R-73 - Nguồn: Wikipedia.Về thiết bị điện tử hàng không, hệ thống điện tử hàng không do Israel, Nga và Pháp sản xuất hiện được trang bị trên Su-30MKI sẽ được thay thế bằng hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số hiện đại của Nga và nhiều nâng cấp quan trọng khác như giảm diện tích phản xạ radar (RCS). Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.Sau khi nâng cấp lên chuẩn Super Sukhoi, đây sẽ là loại tiên tiến nhất trong gia đình máy bay chiến đấu thế hệ 4,5; cũng có thể được gọi là máy bay chiến đấu thế hệ 5 không tàng hình, vì nó có tính năng hết sức hiện đại. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.Ngay cả khi Super Sukhoi không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thực sự, nó vẫn sẽ tiên tiến hơn chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc và Không quân Ấn Độ có thể sử dụng Super Sukhoi để chống lại J-20 mà không cần đến máy bay chiến đấu thế hệ 5 thực sự. Ảnh: Máy bay J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Video Ấn Độ nâng cấp Su-30MKI trong khi chờ PAK FA - Nguồn: QPVN
Máy bay chiến đấu Su-30MKI do công ty Sukhoi của Nga thiết kế riêng cho Không quân Ấn Độ; đây là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tầm xa, hạng nặng, hai động cơ và là loại máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ hiện nay. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.
Không quân Ấn Độ đã khai thác Su-30MKI từ 16 năm trước, và đa phần số Su-30MKI được sản xuất tại Ấn Độ bởi công ty hàng không Hindustan; Su-30MKI được đánh giá là loại chiến đấu cơ có khả năng cơ động cũng như tính năng tiên tiến nhất thế giới. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan trong thời gian qua, ngoài việc đưa vào số máy bay chiến đấu Rafale mua của Pháp vào biên chế, Ấn Độ đã soạn thảo kế hoạch nâng cấp số Su-30MKI của nước này lên chuẩn Super Sukhoi, để số Su-30MKI có tính năng chiến đấu cao hơn. Ảnh: Máy bay Rafale - Nguồn: Wikipedia.
Ấn Độ và Nga đã giới thiệu nhiều công nghệ mới để nâng cấp loại chiến đấu cơ này. Cựu Tổng tư lệnh Không quân Ấn Độ Danoa nói rằng, Ấn Độ cần khẩn trương nâng cấp số máy bay chiến đấu Su-30MKI, để lấy chất lượng bù cho số lượng các phi đội của Không quân nước này đang bị sụt giảm. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.
Công nghệ chính của Super Sukhoi phần lớn đã có ở phiên bản Su-35 và Su-57. Su-30MKI chủ yếu sẽ sử dụng các công nghệ này để nâng cấp, biến nó trở thành máy bay chiến đấu Super Sukhoi, đủ sức đương đầu với các loại chiến đấu cơ của kình địch Trung Quốc và Pakistan. Ảnh: Phía sau máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay Su-30MKI của Ấn Độ sử dụng radar NIIP N011M Bars (Panther), có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 400 km và theo dõi trong phạm vi 200 km; nhưng không phải là radar mảng pha điện tử chủ động nên rất dễ bị nhiễu. Ảnh: Radar NIIP N011M Bars - Nguồn: Wikipedia.
Theo giới thiệu, Super Sukhoi sẽ được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động, hiện loại radar này đang được trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57, hiện đại nhất của Nga. Ảnh: Nâng cấp Su-30MKI tại công ty Hindustan - Nguồn: Wikipedia.
Su-30MKI hiện được trang bị động cơ phản lực cánh quạt AL-31, tạo ra lực đẩy 123 kN, nhưng động cơ mới của Super Sukhoi dự kiến sẽ mạnh hơn. Sau khi động cơ được thay thế, Su-30MKI có thể chở nhiều hơn vũ khí, nhiên liệu cũng như thiết bị điện tử hàng không. Ảnh: Động cơ phản lực AL-31 - Nguồn: Wikipedia.
Hiện tại sự lựa chọn động cơ tốt nhất cho Super Sukhoi là động cơ “Sản phẩm 30” đang được phát triển cho máy bay tàng hình Su-57, động cơ này tạo ra lực đẩy đến 176 kN; sự lựa chọn còn lại là AL-41F1S mà Su-35 sử dụng, có lực đẩy 142,2 kN. Ảnh: Động cơ AL-41F1S - Nguồn: Wikipedia.
Về vũ khí, cải tiến chính của Super Sukhoi là có thể mang ba tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos với tầm bắn 300-350 km. Loại tên lửa này có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt biển, với độ chính xác cao; đối phương khó có khả năng đánh chặn. Ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos – Nguồn: Aeromag
Đồng thời radar mảng pha điện tử mới sẽ có khả năng dẫn bắn tốt hơn với tên lửa không đối không tầm xa, do đó Super Sukhoi có thể được trang bị tên lửa đối không Astra do Ấn Độ phát triển, có tính năng tốt hơn nhiều so với tên lửa R-77 hiện đang được sử dụng trên Su-30MKI. Ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa đối không Astra – Nguồn: PTI
Trong số các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, ASRAAM (Tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến) sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho Super Sukhoi, thay vì các tên lửa tầm ngắn R-73 mà Su-30MKI đang sử dụng hiện nay. Ảnh: Tên lửa R-73 - Nguồn: Wikipedia.
Về thiết bị điện tử hàng không, hệ thống điện tử hàng không do Israel, Nga và Pháp sản xuất hiện được trang bị trên Su-30MKI sẽ được thay thế bằng hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số hiện đại của Nga và nhiều nâng cấp quan trọng khác như giảm diện tích phản xạ radar (RCS). Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi nâng cấp lên chuẩn Super Sukhoi, đây sẽ là loại tiên tiến nhất trong gia đình máy bay chiến đấu thế hệ 4,5; cũng có thể được gọi là máy bay chiến đấu thế hệ 5 không tàng hình, vì nó có tính năng hết sức hiện đại. Ảnh: Máy bay Su-30MKI - Nguồn: Wikipedia.
Ngay cả khi Super Sukhoi không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thực sự, nó vẫn sẽ tiên tiến hơn chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc và Không quân Ấn Độ có thể sử dụng Super Sukhoi để chống lại J-20 mà không cần đến máy bay chiến đấu thế hệ 5 thực sự. Ảnh: Máy bay J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Video Ấn Độ nâng cấp Su-30MKI trong khi chờ PAK FA - Nguồn: QPVN