Cuối tháng 10/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra quyết định phê duyệt chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài cho Nhật Bản, có trị giá tới 4,5 tỷ USD, để nâng cấp 98 máy bay chiến đấu F-15J lên chuẩn mới, với nhiều tính năng hiện đại chỉ có ở máy bay thế hệ 5; phiên bản nâng cấp này được gọi là "Siêu máy bay đánh chặn của Nhật Bản" (JSI).Các JSI có thể chiến đấu cùng với phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản đã và đang tiếp tục trang bị; trong đó mỗi loại sẽ bổ sung tính năng cho nhau, giống như mô hình tác chiến hỗn hợp của không quân Mỹ gồm F-15 và F-35.Các JSI có thể chiến đấu cùng với phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản đã và đang tiếp tục trang bị; trong đó mỗi loại sẽ bổ sung tính năng cho nhau, giống như mô hình tác chiến hỗn hợp của không quân Mỹ gồm F-15 và F-35.Ưu điểm của máy bay tàng hình so với máy bay thông thường đó là khả năng giữ bí mật trước radar đối phương (tính năng tàng hình); nhưng tải trọng vũ khí, nhiên liệu của loại máy bay này nhỏ, do những thứ này đều phải giấu trong thân, dẫn đến tầm hoạt động cũng như tải trọng chiến đấu kém hơn so với máy bay không tàng hình.Chiều ngược lại, các loại máy bay không tàng hình mang vũ khí treo bên ngoài, lên thường mang được số vũ khí lớn hơn máy bay tàng hình, trong đó có những loại bom hoặc tên lửa có tốc độ siêu âm mới nhất, nhanh nhất.Theo tính toán của các nhà quân sự, để đảm bảo tính cân bằng trong chiến đấu, đó là phải kết hợp tốt cả hai loại máy bay có tính năng tàng hình và không tàng hình lại với nhau; do vậy việc nỗ lực hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản không có gì đáng ngạc nhiên.Bản nâng cấp JSI bao gồm một loạt các hệ thống mới, bao gồm radar quét mảng điện tử chủ động AN/APG-82 của Raytheon và Hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số AN/ALQ-239 của BAE Systems, về bản chất, đây là một thiết bị gây nhiễu radar mạnh mẽ; đồng thời giúp JSI có thể sử dụng loại tên lửa mới.Nhật Bản đã tự chế tạo được tên lửa không đối không AAM-4B tiên tiến và radar mảng pha điện tử chủ động AESA; nhưng có thông tin cho rằng, Nhật Bản có thể xem xét mua các biến thể của tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 do Mỹ sản xuất.Tên lửa AIM-120 nhỏ hơn tên lửa AAM-4B, nhưng lại có tầm bắn gần hơn; nhưng bù lại, những chiếc F-15J JSI có thể mang nhiều tên lửa AIM-120 hơn, để bù đắp cho tầm bắn ngắn hơn so với tên lửa AAM-4B.Ngoài ra, Nhật Bản đang hợp tác với Tập đoàn tên lửa châu Âu MBDA tại Anh để phát triển tên lửa không đối không mới. Tên lửa này sử dụng bộ phận tìm kiếm và một số linh kiện khác của tên lửa AAM-4B, kết hợp với động cơ tên lửa Meteor do MBDA phát triển.Nhật Bản cho đến nay đã đặt mua 105 chiếc F-35A và 42 chiếc F-35B hạ cánh thẳng đứng, khiến họ trở thành quốc gia có số máy bay tàng hình lớn thứ ba sau Mỹ và Anh; khoảng đến năm 2025, F-35 và F-15 JSI sẽ là máy bay chiến đấu chủ lực của lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản.F-15J JSI sẽ là máy bay chiến đấu hỗ trợ đắc lực cho máy bay F-35A của Nhật Bản; cặp đôi này sẽ mang đến một sự thay thế đáng tin cậy so với những loại máy bay chiến đấu thông thường của lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản hiện nay.Trong các trận không chiến tương lai, F-15J JSI sẽ đóng vai trò là “ngựa thồ” vũ khí, với các loại vũ khí ngoại cỡ như tên lửa hành trình siêu thanh, tên lửa không đối không tầm xa; còn máy bay F-35 sẽ đóng vai trò thâm nhập sâu vào không phận đối phương, phát hiện và cung cấp thông tin cho F-15J JSI để thực hiện tiến công từ xa qua không gian mạng, theo thời gian thực.Với F-15J JSI kết hợp với F-35, sẽ giúp lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản còn được cho là đủ sức đối phó với chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 đang được Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn, và cũng nhằm đối phó với Nga và Trung Quốc cũng đang trang bị một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu tàng hình bên cạnh các mẫu máy bay chiến đấu không tàng hình được nâng cấp.Video Nhật Bản nâng cấp tiêm kích F-15J "vượt xa Su-35SK" Trung Quốc.
Cuối tháng 10/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra quyết định phê duyệt chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài cho Nhật Bản, có trị giá tới 4,5 tỷ USD, để nâng cấp 98 máy bay chiến đấu F-15J lên chuẩn mới, với nhiều tính năng hiện đại chỉ có ở máy bay thế hệ 5; phiên bản nâng cấp này được gọi là "Siêu máy bay đánh chặn của Nhật Bản" (JSI).
Các JSI có thể chiến đấu cùng với phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản đã và đang tiếp tục trang bị; trong đó mỗi loại sẽ bổ sung tính năng cho nhau, giống như mô hình tác chiến hỗn hợp của không quân Mỹ gồm F-15 và F-35.
Các JSI có thể chiến đấu cùng với phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản đã và đang tiếp tục trang bị; trong đó mỗi loại sẽ bổ sung tính năng cho nhau, giống như mô hình tác chiến hỗn hợp của không quân Mỹ gồm F-15 và F-35.
Ưu điểm của máy bay tàng hình so với máy bay thông thường đó là khả năng giữ bí mật trước radar đối phương (tính năng tàng hình); nhưng tải trọng vũ khí, nhiên liệu của loại máy bay này nhỏ, do những thứ này đều phải giấu trong thân, dẫn đến tầm hoạt động cũng như tải trọng chiến đấu kém hơn so với máy bay không tàng hình.
Chiều ngược lại, các loại máy bay không tàng hình mang vũ khí treo bên ngoài, lên thường mang được số vũ khí lớn hơn máy bay tàng hình, trong đó có những loại bom hoặc tên lửa có tốc độ siêu âm mới nhất, nhanh nhất.
Theo tính toán của các nhà quân sự, để đảm bảo tính cân bằng trong chiến đấu, đó là phải kết hợp tốt cả hai loại máy bay có tính năng tàng hình và không tàng hình lại với nhau; do vậy việc nỗ lực hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản không có gì đáng ngạc nhiên.
Bản nâng cấp JSI bao gồm một loạt các hệ thống mới, bao gồm radar quét mảng điện tử chủ động AN/APG-82 của Raytheon và Hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số AN/ALQ-239 của BAE Systems, về bản chất, đây là một thiết bị gây nhiễu radar mạnh mẽ; đồng thời giúp JSI có thể sử dụng loại tên lửa mới.
Nhật Bản đã tự chế tạo được tên lửa không đối không AAM-4B tiên tiến và radar mảng pha điện tử chủ động AESA; nhưng có thông tin cho rằng, Nhật Bản có thể xem xét mua các biến thể của tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn AIM-120 do Mỹ sản xuất.
Tên lửa AIM-120 nhỏ hơn tên lửa AAM-4B, nhưng lại có tầm bắn gần hơn; nhưng bù lại, những chiếc F-15J JSI có thể mang nhiều tên lửa AIM-120 hơn, để bù đắp cho tầm bắn ngắn hơn so với tên lửa AAM-4B.
Ngoài ra, Nhật Bản đang hợp tác với Tập đoàn tên lửa châu Âu MBDA tại Anh để phát triển tên lửa không đối không mới. Tên lửa này sử dụng bộ phận tìm kiếm và một số linh kiện khác của tên lửa AAM-4B, kết hợp với động cơ tên lửa Meteor do MBDA phát triển.
Nhật Bản cho đến nay đã đặt mua 105 chiếc F-35A và 42 chiếc F-35B hạ cánh thẳng đứng, khiến họ trở thành quốc gia có số máy bay tàng hình lớn thứ ba sau Mỹ và Anh; khoảng đến năm 2025, F-35 và F-15 JSI sẽ là máy bay chiến đấu chủ lực của lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản.
F-15J JSI sẽ là máy bay chiến đấu hỗ trợ đắc lực cho máy bay F-35A của Nhật Bản; cặp đôi này sẽ mang đến một sự thay thế đáng tin cậy so với những loại máy bay chiến đấu thông thường của lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản hiện nay.
Trong các trận không chiến tương lai, F-15J JSI sẽ đóng vai trò là “ngựa thồ” vũ khí, với các loại vũ khí ngoại cỡ như tên lửa hành trình siêu thanh, tên lửa không đối không tầm xa; còn máy bay F-35 sẽ đóng vai trò thâm nhập sâu vào không phận đối phương, phát hiện và cung cấp thông tin cho F-15J JSI để thực hiện tiến công từ xa qua không gian mạng, theo thời gian thực.
Với F-15J JSI kết hợp với F-35, sẽ giúp lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản còn được cho là đủ sức đối phó với chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 đang được Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn, và cũng nhằm đối phó với Nga và Trung Quốc cũng đang trang bị một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu tàng hình bên cạnh các mẫu máy bay chiến đấu không tàng hình được nâng cấp.
Video Nhật Bản nâng cấp tiêm kích F-15J "vượt xa Su-35SK" Trung Quốc.