Theo cố vấn cấp cao của Quân đội Mỹ - ông Terry Young, Lục quân Mỹ sẽ sớm nhận được 5 hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động đầu tiên (hay còn gọi là MSHORAD), dự kiến chúng sẽ được chuyển giao từ tháng 10/2019. Nguồn ảnh: Defence BlogCũng đã lâu lắm rồi, Lục quân Mỹ mới được trang bị thêm hệ thống phòng không tầm thấp mới. Bởi từ lâu, Quân đội Mỹ luôn coi trọng lực lượng không quân, bất cứ việc gì, yêu cầu không kích hay hộ tống đều là từ không quân, cho nên không có gì quá lạ khi Mỹ "thiếu" hệ thống phòng không tầm thấp. Nguồn ảnh: Defence BlogMSHORAD được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp Stryker đa năng. Trên thân lắp các cảm biến gồm radar và hệ thống trinh sát hồng ngoại cùng tháp pháo với bệ phóng tên lửa, pháo tự động... Nguồn ảnh: Army RecognitionTheo thiết kế, MSHORAD đảm nhiệm vai trò phòng không bảo vệ các team chiến đấu Lữ đoàn thiết giáp Stryker trên chiến trường. Nguồn ảnh: Army RecognitionNó được trang bị một pháo tự động M230LF - khẩu pháo vốn được trang bị cho dòng trực thăng tấn công Apache. Nguồn ảnh: Tactical-LifePháo dùng cỡ đạn 30mm, tốc độ bắn 200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1,5km, tầm bắn xa nhất 4km. Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực phòng không đặt trên 2 pod gắn hai bên tháp pháo triển khai 4-8 tên lửa đất đối không Stinger nổi tiếng của Mỹ. Đó sẽ là phiên bản có sửa đổi nhỏ từ loại vác vai Stinger có tầm bắn 5-6km. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng ngạc nhiên, dù là tổ hợp vũ khí phòng không nhưng MSHORAD còn được thiết kế cho phép triển khai pod với 2 đạn tên lửa chống tăng Hellfire có tầm bắn 8km. Nguồn ảnh: WikipediaVideo hệ thống tên lửa vác vai Stinger của Lục quân Mỹ. Nguồn: Youtube
Theo cố vấn cấp cao của Quân đội Mỹ - ông Terry Young, Lục quân Mỹ sẽ sớm nhận được 5 hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động đầu tiên (hay còn gọi là MSHORAD), dự kiến chúng sẽ được chuyển giao từ tháng 10/2019. Nguồn ảnh: Defence Blog
Cũng đã lâu lắm rồi, Lục quân Mỹ mới được trang bị thêm hệ thống phòng không tầm thấp mới. Bởi từ lâu, Quân đội Mỹ luôn coi trọng lực lượng không quân, bất cứ việc gì, yêu cầu không kích hay hộ tống đều là từ không quân, cho nên không có gì quá lạ khi Mỹ "thiếu" hệ thống phòng không tầm thấp. Nguồn ảnh: Defence Blog
MSHORAD được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp Stryker đa năng. Trên thân lắp các cảm biến gồm radar và hệ thống trinh sát hồng ngoại cùng tháp pháo với bệ phóng tên lửa, pháo tự động... Nguồn ảnh: Army Recognition
Theo thiết kế, MSHORAD đảm nhiệm vai trò phòng không bảo vệ các team chiến đấu Lữ đoàn thiết giáp Stryker trên chiến trường. Nguồn ảnh: Army Recognition
Nó được trang bị một pháo tự động M230LF - khẩu pháo vốn được trang bị cho dòng trực thăng tấn công Apache. Nguồn ảnh: Tactical-Life
Pháo dùng cỡ đạn 30mm, tốc độ bắn 200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1,5km, tầm bắn xa nhất 4km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực phòng không đặt trên 2 pod gắn hai bên tháp pháo triển khai 4-8 tên lửa đất đối không Stinger nổi tiếng của Mỹ. Đó sẽ là phiên bản có sửa đổi nhỏ từ loại vác vai Stinger có tầm bắn 5-6km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng ngạc nhiên, dù là tổ hợp vũ khí phòng không nhưng MSHORAD còn được thiết kế cho phép triển khai pod với 2 đạn tên lửa chống tăng Hellfire có tầm bắn 8km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video hệ thống tên lửa vác vai Stinger của Lục quân Mỹ. Nguồn: Youtube