Theo Army Recognition, Công ty Raytheon của Mỹ gần đây đã tiến hành bắn thử nghiệm phiên bản mới tên lửa vác vai Stinger được trang bị ngòi nổ cận tiếp xúc kiểu mới cho phép đánh chặn các mục tiêu cỡ nhỏ trên không như các loại UAV do thám. Nguồn ảnh: Military-TodayTrong cuộc thử, tên lửa vác vai Stinger đã bắn hạ thành công hai phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ MQM-170C Outlaw. Phó Chủ tịch các dòng sản xuất tác chiến trên bộ của Raytheon - ông Kim Ernzen cho hay: "Trước nay, tên lửa Stinger mang đầu đạn tấn công trực tiếp chỉ phù hợp với mục tiêu lớn giống như tên lửa hành trình và máy bay. Ngòi nổ cận tiếp xúc kiểu mới cho phép lực lượng trên bộ tiêu diệt mục tiêu nhỏ như UAV". Nguồn ảnh: Military-TodayFIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay. Nguồn ảnh: Military-TodayVới đơn giá tương đối rẻ, 38.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới và thậm chí là cả một vài tổ chức khủng bố toàn cầu như mạng lưới al-Queda. Việc loại tên lửa này lọt vào tay khủng bố một phần chính là do Washington. Cụ thể trong thời gian Liên Xô can thiệp quân sự ở Afghanistan, Mỹ đã cung cấp Stinger cho tổ chức phiến quân Mujahideen (chừng 1.500-2.000 quả) để chống lại máy bay Liên Xô. Nguồn ảnh: Military-TodayTên lửa vác vai FIM-92 Stinger có trọng lượng tương đối nhẹ cân - 15,19kg, dài 1,52m, đường kính thân 72cm, chỉ cần một người sử dụng. Nguồn ảnh: Military-TodayStinger được thiết kế để tấn công các máy bay cường kích tốc độ cao, có khả năng bay thấp cũng như trực thăng và máy bay vận tải. Theo thống kê của tình báo Mỹ, Stinger là tác giả bắn rơi 269 chiếc trong tổng số 451 máy bay chiến đấu, trực thăng Liên Xô rơi ở Afghanistan. Điều đó cho thấy rõ sự nguy hiểm của Stinger không hề thua kém tên lửa Strela của Liên Xô. Nguồn ảnh: Military-TodayStinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy. Nguồn ảnh: Military-TodayĐạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2. Cũng như các thế hệ tên lửa vác vai Nga hay Trung Quốc, Stinger cũng sử dụng đầu dò hồng ngoại liên tục được cải tiến. Nguồn ảnh: Military-TodayHệ thống tên lửa vác vai Stinger cũng bao gồm nhiều phiên bản triển khai kiểu mang vác hoặc lắp lên xe cơ giới thậm chí là cả máy bay trực thăng Apache. Trong ảnh, Stinger trên bệ phóng tích hợp với máy ngắm lớn hơn, phóng loạt nhanh hơn, xạ thủ thì đỡ mỏi vai hơn. Nguồn ảnh: Military-TodayHệ thống phòng không tầm thấp Avenger trang bị tên lửa Stinger. Nguồn ảnh: Military-Today
Theo Army Recognition, Công ty Raytheon của Mỹ gần đây đã tiến hành bắn thử nghiệm phiên bản mới tên lửa vác vai Stinger được trang bị ngòi nổ cận tiếp xúc kiểu mới cho phép đánh chặn các mục tiêu cỡ nhỏ trên không như các loại UAV do thám. Nguồn ảnh: Military-Today
Trong cuộc thử, tên lửa vác vai Stinger đã bắn hạ thành công hai phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ MQM-170C Outlaw. Phó Chủ tịch các dòng sản xuất tác chiến trên bộ của Raytheon - ông Kim Ernzen cho hay: "Trước nay, tên lửa Stinger mang đầu đạn tấn công trực tiếp chỉ phù hợp với mục tiêu lớn giống như tên lửa hành trình và máy bay. Ngòi nổ cận tiếp xúc kiểu mới cho phép lực lượng trên bộ tiêu diệt mục tiêu nhỏ như UAV". Nguồn ảnh: Military-Today
FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay. Nguồn ảnh: Military-Today
Với đơn giá tương đối rẻ, 38.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới và thậm chí là cả một vài tổ chức khủng bố toàn cầu như mạng lưới al-Queda. Việc loại tên lửa này lọt vào tay khủng bố một phần chính là do Washington. Cụ thể trong thời gian Liên Xô can thiệp quân sự ở Afghanistan, Mỹ đã cung cấp Stinger cho tổ chức phiến quân Mujahideen (chừng 1.500-2.000 quả) để chống lại máy bay Liên Xô. Nguồn ảnh: Military-Today
Tên lửa vác vai FIM-92 Stinger có trọng lượng tương đối nhẹ cân - 15,19kg, dài 1,52m, đường kính thân 72cm, chỉ cần một người sử dụng. Nguồn ảnh: Military-Today
Stinger được thiết kế để tấn công các máy bay cường kích tốc độ cao, có khả năng bay thấp cũng như trực thăng và máy bay vận tải. Theo thống kê của tình báo Mỹ, Stinger là tác giả bắn rơi 269 chiếc trong tổng số 451 máy bay chiến đấu, trực thăng Liên Xô rơi ở Afghanistan. Điều đó cho thấy rõ sự nguy hiểm của Stinger không hề thua kém tên lửa Strela của Liên Xô. Nguồn ảnh: Military-Today
Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy. Nguồn ảnh: Military-Today
Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2. Cũng như các thế hệ tên lửa vác vai Nga hay Trung Quốc, Stinger cũng sử dụng đầu dò hồng ngoại liên tục được cải tiến. Nguồn ảnh: Military-Today
Hệ thống tên lửa vác vai Stinger cũng bao gồm nhiều phiên bản triển khai kiểu mang vác hoặc lắp lên xe cơ giới thậm chí là cả máy bay trực thăng Apache. Trong ảnh, Stinger trên bệ phóng tích hợp với máy ngắm lớn hơn, phóng loạt nhanh hơn, xạ thủ thì đỡ mỏi vai hơn. Nguồn ảnh: Military-Today
Hệ thống phòng không tầm thấp Avenger trang bị tên lửa Stinger. Nguồn ảnh: Military-Today