Nếu Liên Xô/Nga tự hào với tên lửa vác vai SA-7, Igla gây ra những nổi kinh hoàng với máy bay chiến đấu Mỹ, đồng minh, thì người Mỹ cũng từng khiến Liên Xô “ôm hận” với Stinger. Đó là một trong những loại tên lửa vác vai nguy hiểm nhất trên thế giới từ khi nó ra đời và cho tới tận hôm nay.Từ giữa những năm 1980, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu cung cấp cho lực lượng phiến quân Mujahideen (lực lượng đối lập chống lại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Afghanistan với sự hậu thuẫn của Liên Xô) khoảng 1.500 đến 2.000 quả tên lửa vác vai Stinger – loại vũ khí đất đối không cá nhân hiện đại nhất của Mỹ thời bấy giờ. Và chúng ngay lập tức khiến người Nga rơi vào cơn ác mộng.Nếu như trước năm 1983, Liên Xô (Nga) chỉ phải chịu tổn thất từ 70 - 100 máy bay, thì đến năm 1986 khi Stinger xuất hiện, con số này tăng lên 150 - 200 máy bay. Trong 10 tháng đầu khai triển, 187 tên lửa Stinger được phóng ra, bắn rơi 140 máy bay (đạt hiệu suất khoảng 75%). Không chỉ là nỗi ám ảnh đối với trực thăng Mi-8/24, Stinger còn đe dọa cả máy bay chiến đấu Mig. Hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của Stinger đã mang đến những thay đổi đáng kể trên chiến trường, góp phần dẫn đến quyết định rút quân của Liên Xô vào cuối thập kỷ.Theo tài liệu của Mxy công bố năm 1993, các xạ thủ tên lửa Stinger của Mujahideen đã tiêu diệt được một nửa trong tổng số 451 chiếc máy bay Liên Xô mất ở Afghanistan. Còn tài liệu Liên Xô thì cho biết, chỉ trong hai năm 1978-1979, họ đã mất 35 máy bay và 63 trực thăng vì nhiều lý do, trong đó có cả "nguyên nhân" Stinger.Stinger có tên họ đầy đủ là FIM-92 Stinger - hệ thống tên lửa vác vai sử dụng đạn tên lửa đất đối không dẫn đường hồng ngoại do Tập đoàn General Dynamics thiết kế năm 1967, được Raytheon Missile Systems sản xuất từ năm 1978 tới nay.Tên lửa vác vai Stinger có khả năng tiêu diệt các loại trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, máy bay cánh bằng bất kể mục tiêu bay ở tốc độ nào, kể cả tốc độ siêu âm.Tên lửa vác vai Stinger dài 1,52m, đường kính ống phóng 70mm, nặng 15,19kg.Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.Về hệ thống dẫn đường, phiên bản đầu tiên FIM-92A sử dụng đầu dò hồng ngoại được làm lạnh thế hệ thứ 2 để nâng cao khả năng dò tìm và dẫn đường, nhanh chóng tiếp cận và tấn công mục tiêu. Từ FIM-92B trang bị đầu dò 2 kênh sử dụng bộ vi xử lý mới, có thể phân biệt đâu là mục tiêu thật – giả (nếu đối phương gây nhiễu bằng đạn pháo sáng). Phiên bản FIM-92C trang bị bộ vi xử lí có thể tái lập trình, tăng khả năng thích ứng với các mục tiêu khác nhau. Phiên bản hiện đại nhất là Stinger-RMP Block 2 trang bị đầu dò hồng ngoại cải tiến nhằm tăng độ chính xác và tầm bắn trong điều kiện bị gây nhiễu và áp dụng các biện pháp đối phó.Tuy thành công trong việc gây thiệt hại lớn với Liên Xô, nhưng “gậy ông đập lưng ông”, tên lửa vác vai Stinger sau đó được chính chiến binh Hồi giáo Afghanistan sử dụng để chống lại chính nước Mỹ. Có nguồn tin cho rằng, phiến quân đã bẻ khóa thành công hệ thống IFF phân biệt địch – ta của Stinger. Qua đó, các tên lửa Stinger có thể được sử dụng chống lại chính các máy bay chiến đấu Mỹ.
Nếu Liên Xô/Nga tự hào với tên lửa vác vai SA-7, Igla gây ra những nổi kinh hoàng với máy bay chiến đấu Mỹ, đồng minh, thì người Mỹ cũng từng khiến Liên Xô “ôm hận” với Stinger. Đó là một trong những loại tên lửa vác vai nguy hiểm nhất trên thế giới từ khi nó ra đời và cho tới tận hôm nay.
Từ giữa những năm 1980, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bắt đầu cung cấp cho lực lượng phiến quân Mujahideen (lực lượng đối lập chống lại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Afghanistan với sự hậu thuẫn của Liên Xô) khoảng 1.500 đến 2.000 quả tên lửa vác vai Stinger – loại vũ khí đất đối không cá nhân hiện đại nhất của Mỹ thời bấy giờ. Và chúng ngay lập tức khiến người Nga rơi vào cơn ác mộng.
Nếu như trước năm 1983, Liên Xô (Nga) chỉ phải chịu tổn thất từ 70 - 100 máy bay, thì đến năm 1986 khi Stinger xuất hiện, con số này tăng lên 150 - 200 máy bay. Trong 10 tháng đầu khai triển, 187 tên lửa Stinger được phóng ra, bắn rơi 140 máy bay (đạt hiệu suất khoảng 75%). Không chỉ là nỗi ám ảnh đối với trực thăng Mi-8/24, Stinger còn đe dọa cả máy bay chiến đấu Mig. Hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của Stinger đã mang đến những thay đổi đáng kể trên chiến trường, góp phần dẫn đến quyết định rút quân của Liên Xô vào cuối thập kỷ.
Theo tài liệu của Mxy công bố năm 1993, các xạ thủ tên lửa Stinger của Mujahideen đã tiêu diệt được một nửa trong tổng số 451 chiếc máy bay Liên Xô mất ở Afghanistan. Còn tài liệu Liên Xô thì cho biết, chỉ trong hai năm 1978-1979, họ đã mất 35 máy bay và 63 trực thăng vì nhiều lý do, trong đó có cả "nguyên nhân" Stinger.
Stinger có tên họ đầy đủ là FIM-92 Stinger - hệ thống tên lửa vác vai sử dụng đạn tên lửa đất đối không dẫn đường hồng ngoại do Tập đoàn General Dynamics thiết kế năm 1967, được Raytheon Missile Systems sản xuất từ năm 1978 tới nay.
Tên lửa vác vai Stinger có khả năng tiêu diệt các loại trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, máy bay cánh bằng bất kể mục tiêu bay ở tốc độ nào, kể cả tốc độ siêu âm.
Tên lửa vác vai Stinger dài 1,52m, đường kính ống phóng 70mm, nặng 15,19kg.
Đạn tên lửa FIM-92 Stinger được đầy khỏi ống phóng bằng liều phóng nhỏ để tạo khoảng cách an toàn với xạ thủ trước khi hệ thống động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn được kích hoạt đưa tên lửa nhanh chóng đạt tốc độ Mach 2,2.
Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.
Về hệ thống dẫn đường, phiên bản đầu tiên FIM-92A sử dụng đầu dò hồng ngoại được làm lạnh thế hệ thứ 2 để nâng cao khả năng dò tìm và dẫn đường, nhanh chóng tiếp cận và tấn công mục tiêu. Từ FIM-92B trang bị đầu dò 2 kênh sử dụng bộ vi xử lý mới, có thể phân biệt đâu là mục tiêu thật – giả (nếu đối phương gây nhiễu bằng đạn pháo sáng). Phiên bản FIM-92C trang bị bộ vi xử lí có thể tái lập trình, tăng khả năng thích ứng với các mục tiêu khác nhau. Phiên bản hiện đại nhất là Stinger-RMP Block 2 trang bị đầu dò hồng ngoại cải tiến nhằm tăng độ chính xác và tầm bắn trong điều kiện bị gây nhiễu và áp dụng các biện pháp đối phó.
Tuy thành công trong việc gây thiệt hại lớn với Liên Xô, nhưng “gậy ông đập lưng ông”, tên lửa vác vai Stinger sau đó được chính chiến binh Hồi giáo Afghanistan sử dụng để chống lại chính nước Mỹ. Có nguồn tin cho rằng, phiến quân đã bẻ khóa thành công hệ thống IFF phân biệt địch – ta của Stinger. Qua đó, các tên lửa Stinger có thể được sử dụng chống lại chính các máy bay chiến đấu Mỹ.