Nhắc tới tàu chiến “made in Vietnam”, hiện nay đa số chắc chắn thường chỉ nhớ tới tàu tên lửa hiện đại Molniya hay tàu pháo TT-400TP. Và thậm chí nếu nhắc tới tàu chiến Việt Nam sản xuất đầu tiên thì người ta thường cho rằng đó là TT-400TP. Thế nhưng, đó là một cách nghĩ sai hoàn toàn. Ảnh: Báo Hải quânKhông phải tới TT-400TP, thậm chí ngay cả từ trước tàu tên lửa BSP-500 được đóng cuối những năm 1990 cũng không phải là tàu chiến đầu tiên do công nghiệp quốc phòng Việt Nam chế tạo. Ảnh: VOV“Danh hiệu đó” phải thuộc về các tàu chiến 251 và 253 hiện được biên chế trong đội hình Lữ đoàn 127, vùng 5 Hải quân. Trong ảnh, tàu 251 cập mạn tàu chiến Campuchia trong hoạt động tuần tra chung. Ảnh: Báo Hải quânTheo các nguồn tư liệu ít ỏi, giai đoạn 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP HCM đã triển khai đề tài nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công hai tàu chiến Việt Nam thuộc lớp TP-01 (một chiếc số hiệu 251) và TP-01M (một chiếc số hiệu 253). Ảnh tư liệuHình ảnh cực hiếm tàu pháo TP-01 số hiệu 251 chuẩn bị chạy thử đường dài trước khi ban giao cho đơn vị. Hiện cũng không có tham số kỹ thuật về lượng giãn nước, kích cỡ hay tính năng tác chiến của nó. Ảnh tư liệuNhưng căn cứ vào hình dạng tàu, thì TP-01 và TP-01M là các tàu pháo tuần tra thường được thiết kế cho vai trò bảo vệ bờ biển chống lại các tàu đổ bộ và tàu hộ tống của đối phương, bảo vệ căn cứ và bảo vệ tàu của lực lượng mình, rà quét thủy lôi, tuần tra bờ biển. Trong ảnh, tàu 251 khai hỏa pháo trong một cuộc diễn tập gần đây ở vùng 5 Hải quân. Ảnh: Truyền hình Hải quânCăn cứ vào các bức ảnh trên các cơ quan truyền thông quân đội về tàu 251 và 253 thì xem ra các tàu này có ít nhất 2-3 ụ pháo thao tác bắn thủ công và có lẽ là không có radar dẫn bắn. Ảnh: Báo Hải quânCận cảnh một ụ pháo trên tàu 251 dùng kiểu pháo phòng không hải quân trông khá giống pháo V-11 37mm 2 nòng – phiên bản trên tàu biển của pháo lục quân 37mm 61-K. Ảnh: Báo Hải quânNếu đúng là kiểu pháo này thì nó có tốc độ bắn khoảng 160-170 phát/phút tùy tốc độ nạp đạn, tầm bắn mục tiêu mặt nước 9.500m (hiệu quả chỉ ở mức 4.000m), tầm bắn mục tiêu đường không là 6.700m (hiệu quả chỉ ở mức 3.000m). Trong ảnh, pháo 37mm 2 nòng trên tàu 251 khai hỏa bắn bia bay M96 trong một cuộc diễn tập phòng không trên biển. Ảnh: Truyền hình Hải quânNgoài pháo 37mm, dường như trên tàu còn bố trí ít nhất một đến hai bệ phóng phòng không ZU-23-2. Ảnh: Báo Hải quânPháo ZU-23-2 dùng cặp pháo 23mm 2 nòng có tốc độ bắn lý thuyết 2.000 viên/phút, thực tế 400 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2-2,5km, độ cao tác xạ 1,5-2km. Ảnh: Báo Hải quânVideo tàu hải quân vùng 5 diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: Truyền hình Hải quân
Nhắc tới tàu chiến “made in Vietnam”, hiện nay đa số chắc chắn thường chỉ nhớ tới tàu tên lửa hiện đại Molniya hay tàu pháo TT-400TP. Và thậm chí nếu nhắc tới tàu chiến Việt Nam sản xuất đầu tiên thì người ta thường cho rằng đó là TT-400TP. Thế nhưng, đó là một cách nghĩ sai hoàn toàn. Ảnh: Báo Hải quân
Không phải tới TT-400TP, thậm chí ngay cả từ trước tàu tên lửa BSP-500 được đóng cuối những năm 1990 cũng không phải là tàu chiến đầu tiên do công nghiệp quốc phòng Việt Nam chế tạo. Ảnh: VOV
“Danh hiệu đó” phải thuộc về các tàu chiến 251 và 253 hiện được biên chế trong đội hình Lữ đoàn 127, vùng 5 Hải quân. Trong ảnh, tàu 251 cập mạn tàu chiến Campuchia trong hoạt động tuần tra chung. Ảnh: Báo Hải quân
Theo các nguồn tư liệu ít ỏi, giai đoạn 1977-1980, Nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP HCM đã triển khai đề tài nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công hai tàu chiến Việt Nam thuộc lớp TP-01 (một chiếc số hiệu 251) và TP-01M (một chiếc số hiệu 253). Ảnh tư liệu
Hình ảnh cực hiếm tàu pháo TP-01 số hiệu 251 chuẩn bị chạy thử đường dài trước khi ban giao cho đơn vị. Hiện cũng không có tham số kỹ thuật về lượng giãn nước, kích cỡ hay tính năng tác chiến của nó. Ảnh tư liệu
Nhưng căn cứ vào hình dạng tàu, thì TP-01 và TP-01M là các tàu pháo tuần tra thường được thiết kế cho vai trò bảo vệ bờ biển chống lại các tàu đổ bộ và tàu hộ tống của đối phương, bảo vệ căn cứ và bảo vệ tàu của lực lượng mình, rà quét thủy lôi, tuần tra bờ biển. Trong ảnh, tàu 251 khai hỏa pháo trong một cuộc diễn tập gần đây ở vùng 5 Hải quân. Ảnh: Truyền hình Hải quân
Căn cứ vào các bức ảnh trên các cơ quan truyền thông quân đội về tàu 251 và 253 thì xem ra các tàu này có ít nhất 2-3 ụ pháo thao tác bắn thủ công và có lẽ là không có radar dẫn bắn. Ảnh: Báo Hải quân
Cận cảnh một ụ pháo trên tàu 251 dùng kiểu pháo phòng không hải quân trông khá giống pháo V-11 37mm 2 nòng – phiên bản trên tàu biển của pháo lục quân 37mm 61-K. Ảnh: Báo Hải quân
Nếu đúng là kiểu pháo này thì nó có tốc độ bắn khoảng 160-170 phát/phút tùy tốc độ nạp đạn, tầm bắn mục tiêu mặt nước 9.500m (hiệu quả chỉ ở mức 4.000m), tầm bắn mục tiêu đường không là 6.700m (hiệu quả chỉ ở mức 3.000m). Trong ảnh, pháo 37mm 2 nòng trên tàu 251 khai hỏa bắn bia bay M96 trong một cuộc diễn tập phòng không trên biển. Ảnh: Truyền hình Hải quân
Ngoài pháo 37mm, dường như trên tàu còn bố trí ít nhất một đến hai bệ phóng phòng không ZU-23-2. Ảnh: Báo Hải quân
Pháo ZU-23-2 dùng cặp pháo 23mm 2 nòng có tốc độ bắn lý thuyết 2.000 viên/phút, thực tế 400 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2-2,5km, độ cao tác xạ 1,5-2km. Ảnh: Báo Hải quân
Video tàu hải quân vùng 5 diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: Truyền hình Hải quân