Ấn Độ vừa ký một hợp đồng trị giá 3,12 tỷ USD cho việc tiếp tục sản xuất 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S tại các cơ sở công nghiệp quốc phòng trong nước, sau khi trả cho Nga 1,2 tỷ USD phí chuyển giao công nghệ.Theo phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, hợp đồng giữa các bên đã được ký kết vào đầu tháng này; thỏa thuận này quy định, Công ty nắm bản quyền sản xuất xe tăng T-90 của Nga là Uralvagonzavod và cơ quan xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport sẽ được trả 1,2 tỷ USD để chuyển giao công nghệ; công ty Ordnance Factory Board (OAB) thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ sẽ được trả 1,92 tỷ USD chi phí sản xuất 464 xe tăng T-90S tại các nhà máy của Ấn Độ.Tổng giá trị toàn bộ hợp đồng là 3,12 tỷ USD và Ấn Độ sẽ thanh toán cho các công ty quốc phòng Nga bằng đồng rúp, tiền tệ của Nga.Quan chức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ (MoD) cho rằng, mức giá chuyển giao công nghệ như vậy là quá cao, sẽ đẩy giá sản xuất xe tăng trong nước tăng lên 80%, so với mức 40% hiện tại.Một giám đốc điều hành cấp cao của công ty OFB cho biết, việc nội địa hóa hoàn toàn xe tăng T-90S ở Ấn Độ là không thể, vì một số lượng lớn các linh kiện Ấn Độ không sản xuất được, nên phải tiếp tục nhập khẩu.Các linh kiện được sản xuất trong nước bao gồm: Kính nhìn đêm toàn cảnh, hệ thống điều khiển hỏa lực, kính quan sát ảnh nhiệt và giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên, các động cơ và hệ thống truyền động, chiếm tới 45% giá thành một chiếc xe tăng T-90S sẽ vẫn phải nhập khẩu từ Nga.Một quan chức khác của MoD cho biết, các công ty quốc phòng Nga sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định về sản xuất và tiến trình nội địa hóa xe tăng T-90S. Ngoài ra, cả OFB và hai công ty Nga sẽ bị MoD xử phạt, nếu dự án bị chậm tiến độ hoặc vượt chi phí.OFB và Uralvagonzavod dự kiến sẽ sản xuất 120 xe tăng T-90S mỗi năm và hoàn thành dự án trong vòng bốn năm. Giám đốc điều hành công ty xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport tại Ấn Độ từ chối bình luận về hợp đồng này.Xe tăng T-90S sẽ được sản xuất tại Nhà máy chế tạo các phương tiện cơ giới hạng nặng của OFB ở thành phố Avadi, miền nam Ấn Độ; cùng với đó có hơn mười nhà máy sẽ tiến hành lắp ráp các hệ thống con, được nhập khẩu từ nhiều công ty quốc phòng Nga.Một quan chức cấp cao của Quân đội Ấn Độ cho biết, việc sản xuất xe tăng T-90S với tỷ lệ nội địa hóa lớn hơn cũng không giúp ích đáng kể, vì hợp đồng không bao gồm hỗ trợ dịch vụ trong việc bảo hành trong toàn bộ vòng đời; nếu sử dụng dịch vụ trọn đời thì số tiền phải trả gấp 3 lần so với chi phí ban đầu của xe.Xe tăng T-90S được coi là nắm đấm thép của lục quân Ấn Độ và là trụ cột của an ninh quốc gia của quốc gia này. Năm 2001, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng đầu tiên về việc cung cấp lô T-90S với số lượng lên tới 310 chiếc, tổng giá trị của hợp đồng là 1 tỷ USD; đến năm 2005, số xe tăng theo hợp đồng đầu tiên đã hoàn thành.Năm 2006, hợp đồng thứ hai được ký kết, theo đó quân đội Ấn Độ sẽ nhận 1.000 xe tăng T-90S với trị giá 2,5 tỷ USD. 100% số xe tăng mới này được lắp ráp tại Ấn Độ từ linh kiện được chế tạo tại Nga.Vào đầu tháng Tư năm nay, Ấn Độ tiếp tục muốn thực hiện một hợp đồng mới, và Nga sẵn sàng gia hạn giấy phép hiện có và hợp đồng trị giá 3,12 tỷ USD cho việc tiếp tục sản xuất 464 chiếc T-90; và hợp đồng được đã được ký kết vào đầu tháng này.Vào cuối thập kỷ trước, Ấn Độ đã có những kế hoạch rất táo bạo để sản xuất xe tăng T-90S, dự kiến đến năm 2020, Ấn Độ dự kiến sẽ có khoảng 2.000 chiếc T-90 trong biên chế.Nhưng vì nhiều lý do, hiện nay xe tăng T-90 vẫn chưa chiếm đa số trong Lục quân Ấn Độ, bởi vì Ấn Độ vẫn còn khoảng 2.000 chiếc T-72M1. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện như vậy, T-90S vẫn là thành phần quan trọng nhất trong lực lượng bọc thép của lục quân Ấn Độ.Theo những tài liệu được công khai, hiện nay lục quân Ấn Độ có 1.100 xe tăng T-90S, trong đó 300 chiếc được mua trực tiếp từ Nga, tạo thành thế áp đảo với lực lượng xe tăng của Pakistan.Lãnh đạo quân đội Ấn Độ rất hài lòng với xe tăng T-90, thậm chí có lúc chúng còn được gọi là nhân tố răn đe thứ hai với kình địch Pakistan, chỉ xếp sau vũ khí hạt nhân.Video Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có "Đôi mắt đỏ", còn Iraq, Ấn Độ lại không? - Nguồn: Tin Quân sự@Youtube
Ấn Độ vừa ký một hợp đồng trị giá 3,12 tỷ USD cho việc tiếp tục sản xuất 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S tại các cơ sở công nghiệp quốc phòng trong nước, sau khi trả cho Nga 1,2 tỷ USD phí chuyển giao công nghệ.
Theo phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, hợp đồng giữa các bên đã được ký kết vào đầu tháng này; thỏa thuận này quy định, Công ty nắm bản quyền sản xuất xe tăng T-90 của Nga là Uralvagonzavod và cơ quan xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport sẽ được trả 1,2 tỷ USD để chuyển giao công nghệ; công ty Ordnance Factory Board (OAB) thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ sẽ được trả 1,92 tỷ USD chi phí sản xuất 464 xe tăng T-90S tại các nhà máy của Ấn Độ.
Tổng giá trị toàn bộ hợp đồng là 3,12 tỷ USD và Ấn Độ sẽ thanh toán cho các công ty quốc phòng Nga bằng đồng rúp, tiền tệ của Nga.
Quan chức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ (MoD) cho rằng, mức giá chuyển giao công nghệ như vậy là quá cao, sẽ đẩy giá sản xuất xe tăng trong nước tăng lên 80%, so với mức 40% hiện tại.
Một giám đốc điều hành cấp cao của công ty OFB cho biết, việc nội địa hóa hoàn toàn xe tăng T-90S ở Ấn Độ là không thể, vì một số lượng lớn các linh kiện Ấn Độ không sản xuất được, nên phải tiếp tục nhập khẩu.
Các linh kiện được sản xuất trong nước bao gồm: Kính nhìn đêm toàn cảnh, hệ thống điều khiển hỏa lực, kính quan sát ảnh nhiệt và giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên, các động cơ và hệ thống truyền động, chiếm tới 45% giá thành một chiếc xe tăng T-90S sẽ vẫn phải nhập khẩu từ Nga.
Một quan chức khác của MoD cho biết, các công ty quốc phòng Nga sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định về sản xuất và tiến trình nội địa hóa xe tăng T-90S. Ngoài ra, cả OFB và hai công ty Nga sẽ bị MoD xử phạt, nếu dự án bị chậm tiến độ hoặc vượt chi phí.
OFB và Uralvagonzavod dự kiến sẽ sản xuất 120 xe tăng T-90S mỗi năm và hoàn thành dự án trong vòng bốn năm. Giám đốc điều hành công ty xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport tại Ấn Độ từ chối bình luận về hợp đồng này.
Xe tăng T-90S sẽ được sản xuất tại Nhà máy chế tạo các phương tiện cơ giới hạng nặng của OFB ở thành phố Avadi, miền nam Ấn Độ; cùng với đó có hơn mười nhà máy sẽ tiến hành lắp ráp các hệ thống con, được nhập khẩu từ nhiều công ty quốc phòng Nga.
Một quan chức cấp cao của Quân đội Ấn Độ cho biết, việc sản xuất xe tăng T-90S với tỷ lệ nội địa hóa lớn hơn cũng không giúp ích đáng kể, vì hợp đồng không bao gồm hỗ trợ dịch vụ trong việc bảo hành trong toàn bộ vòng đời; nếu sử dụng dịch vụ trọn đời thì số tiền phải trả gấp 3 lần so với chi phí ban đầu của xe.
Xe tăng T-90S được coi là nắm đấm thép của lục quân Ấn Độ và là trụ cột của an ninh quốc gia của quốc gia này. Năm 2001, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng đầu tiên về việc cung cấp lô T-90S với số lượng lên tới 310 chiếc, tổng giá trị của hợp đồng là 1 tỷ USD; đến năm 2005, số xe tăng theo hợp đồng đầu tiên đã hoàn thành.
Năm 2006, hợp đồng thứ hai được ký kết, theo đó quân đội Ấn Độ sẽ nhận 1.000 xe tăng T-90S với trị giá 2,5 tỷ USD. 100% số xe tăng mới này được lắp ráp tại Ấn Độ từ linh kiện được chế tạo tại Nga.
Vào đầu tháng Tư năm nay, Ấn Độ tiếp tục muốn thực hiện một hợp đồng mới, và Nga sẵn sàng gia hạn giấy phép hiện có và hợp đồng trị giá 3,12 tỷ USD cho việc tiếp tục sản xuất 464 chiếc T-90; và hợp đồng được đã được ký kết vào đầu tháng này.
Vào cuối thập kỷ trước, Ấn Độ đã có những kế hoạch rất táo bạo để sản xuất xe tăng T-90S, dự kiến đến năm 2020, Ấn Độ dự kiến sẽ có khoảng 2.000 chiếc T-90 trong biên chế.
Nhưng vì nhiều lý do, hiện nay xe tăng T-90 vẫn chưa chiếm đa số trong Lục quân Ấn Độ, bởi vì Ấn Độ vẫn còn khoảng 2.000 chiếc T-72M1. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện như vậy, T-90S vẫn là thành phần quan trọng nhất trong lực lượng bọc thép của lục quân Ấn Độ.
Theo những tài liệu được công khai, hiện nay lục quân Ấn Độ có 1.100 xe tăng T-90S, trong đó 300 chiếc được mua trực tiếp từ Nga, tạo thành thế áp đảo với lực lượng xe tăng của Pakistan.
Lãnh đạo quân đội Ấn Độ rất hài lòng với xe tăng T-90, thậm chí có lúc chúng còn được gọi là nhân tố răn đe thứ hai với kình địch Pakistan, chỉ xếp sau vũ khí hạt nhân.
Video Vì sao xe tăng T-90S Việt Nam có "Đôi mắt đỏ", còn Iraq, Ấn Độ lại không? - Nguồn: Tin Quân sự@Youtube