Chiến dịch Linebacker II của Không quân Mỹ hay còn được phía ta gọi là "Điện Biên Phủ trên không" hay trận đánh " Hà Nội 12 ngày đêm" là chiến dịch quân sự được Mỹ mở ra với lời tuyên bố sẽ "Cho Hà Nội về thời kỳ đồ đá" bằng ném bom rải thảm. Nguồn ảnh: Wiki.Tham gia trận chiến này, Mỹ huy động tới 207 máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thời bấy giờ, được mệnh danh là "pháo đài bay" B-52. Đó là chưa kể hàng trăm máy bay chiến đấu chiến thuật, máy bay trinh sát, máy bay tiếp dầu...Nguồn ảnh: Wiki.Để chuẩn bị cho cuộc đọ sức, QĐND Việt Nam khi đó có khoảng 23 tiểu đoàn tên lửa SA-2, 50 máy bay MiG cùng hàng nghìn khẩu pháo cao xạ dàn trận xung quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận thời bấy giờ. Trong ảnh, trận địa tên lửa SA-3 - về vào những ngày cuối cùng của chiến dịch.Mặc dù chiến dịch diễn ra trên các khu vực Hà Nội và các tỉnh Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Giang. Thế nhưng, lực lượng của ta vẫn có đủ số lượng vũ khí dàn đều, duy trì có tiểu đoàn tên lửa SA-2 chỉ có thể bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số cơ sở đặc biệt quan trọng.Ngay trong ngày đầu tiên tham chiến, Mỹ đã mất liền một lúc tới 3 máy bay B-52 - "thần tượng của Không lực Hoa Kỳ".Do đã sử dụng rất nhiều biện pháp gây nhiễu để làm mù các hệ thống radar của ta, Không quân Mỹ đã rất sốc khi họ mất liền một lúc tới 3 chiếc B-52 và một chiếc F-111A ngay trong ngày đầu tiên ra quân. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, đây chưa phải là ngày thua đau nhất của Không quân và Không quân Hải quân Mỹ. Ngày 20/12/1972 mới thực sự là ngày mà người Mỹ phải nếm trái đắng nhiều nhất trong toàn bộ cuộc chiến trên bầu trời Hà Nội. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong ngày này, Không quân Mỹ đã mất tới 6 chiếc B-52 chỉ trong một đêm. Trong đó có 4 chiếc loại B-52G và 2 chiếc loại B-52D, tất cả đều bị bắn hạ bởi tên lửa SA-2. Không quân Mỹ lúc này đã thực sự sửng sốt với mất mát kinh hoàng đến vậy. Nguồn ảnh: Wiki.Sang tới ngày 21/12, lại thêm hai chiếc B-52D của Không quân Mỹ bị bắn hạ và vẫn là một chiếc A-6A của Không quân Hải quân Mỹ "góp mặt". Tất cả đều bị bắn hạ bởi tên lửa SA-2. Báo giới nước ngoài còn nhận định, cứ đà này, B-52 của Mỹ sẽ "sớm tuyệt chủng". Nguồn ảnh: Airforce.Quá nhiều kinh nghiệm sương máu nhưng Không quân Mỹ vẫn tiếp tục để mất thêm 2 chiếc B-52D vào đêm ngày 26/12. Ngoài ra, còn có một loạt các máy bay Mỹ khác bị bắn hạ bởi MiG-21 và pháo phòng không. Một vài trực thăng Mỹ có ý định cứu vớt các phi công Mỹ nhảy dù ở địa phận Vịnh Bắc Bộ cũng bị bộ đội ta "tiện thể" vít cổ. Nguồn ảnh: Wiki.Tổng cộng, trong chiến dịch 12 ngày đêm, quân dân ta đã bắt hạ 81 máy bay chiến đấu các loại của Mỹ, trong đó có 34 chiếc B-52. Nguồn ảnh: Wiki.Với chiến tích quá vẻ vang như vậy, lực lượng Phòng không Không quân của Việt Nam đã làm nên một chiến thắng "chấn động địa cầu" không kém gì so với chiến dịch Điện Biên Phủ cách đấy gần 20 năm. Sau thất bại cay đắng này, Mỹ đã tâm phục khẩu phục rút lui khỏi Việt Nam trong thế bại trận, "bàn danh dự" mà Mỹ muốn ghi vào phút chót không những không thành công. Nguồn ảnh: Wiki.Mời độc giả xem Video: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời miền Bắc. Nguồn: VTV.
Chiến dịch Linebacker II của Không quân Mỹ hay còn được phía ta gọi là "Điện Biên Phủ trên không" hay trận đánh " Hà Nội 12 ngày đêm" là chiến dịch quân sự được Mỹ mở ra với lời tuyên bố sẽ "Cho Hà Nội về thời kỳ đồ đá" bằng ném bom rải thảm. Nguồn ảnh: Wiki.
Tham gia trận chiến này, Mỹ huy động tới 207 máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất thời bấy giờ, được mệnh danh là "pháo đài bay" B-52. Đó là chưa kể hàng trăm máy bay chiến đấu chiến thuật, máy bay trinh sát, máy bay tiếp dầu...Nguồn ảnh: Wiki.
Để chuẩn bị cho cuộc đọ sức, QĐND Việt Nam khi đó có khoảng 23 tiểu đoàn tên lửa SA-2, 50 máy bay MiG cùng hàng nghìn khẩu pháo cao xạ dàn trận xung quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận thời bấy giờ. Trong ảnh, trận địa tên lửa SA-3 - về vào những ngày cuối cùng của chiến dịch.
Mặc dù chiến dịch diễn ra trên các khu vực Hà Nội và các tỉnh Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Giang. Thế nhưng, lực lượng của ta vẫn có đủ số lượng vũ khí dàn đều, duy trì có tiểu đoàn tên lửa SA-2 chỉ có thể bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số cơ sở đặc biệt quan trọng.
Ngay trong ngày đầu tiên tham chiến, Mỹ đã mất liền một lúc tới 3 máy bay B-52 - "thần tượng của Không lực Hoa Kỳ".
Do đã sử dụng rất nhiều biện pháp gây nhiễu để làm mù các hệ thống radar của ta, Không quân Mỹ đã rất sốc khi họ mất liền một lúc tới 3 chiếc B-52 và một chiếc F-111A ngay trong ngày đầu tiên ra quân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, đây chưa phải là ngày thua đau nhất của Không quân và Không quân Hải quân Mỹ. Ngày 20/12/1972 mới thực sự là ngày mà người Mỹ phải nếm trái đắng nhiều nhất trong toàn bộ cuộc chiến trên bầu trời Hà Nội. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong ngày này, Không quân Mỹ đã mất tới 6 chiếc B-52 chỉ trong một đêm. Trong đó có 4 chiếc loại B-52G và 2 chiếc loại B-52D, tất cả đều bị bắn hạ bởi tên lửa SA-2. Không quân Mỹ lúc này đã thực sự sửng sốt với mất mát kinh hoàng đến vậy. Nguồn ảnh: Wiki.
Sang tới ngày 21/12, lại thêm hai chiếc B-52D của Không quân Mỹ bị bắn hạ và vẫn là một chiếc A-6A của Không quân Hải quân Mỹ "góp mặt". Tất cả đều bị bắn hạ bởi tên lửa SA-2. Báo giới nước ngoài còn nhận định, cứ đà này, B-52 của Mỹ sẽ "sớm tuyệt chủng". Nguồn ảnh: Airforce.
Quá nhiều kinh nghiệm sương máu nhưng Không quân Mỹ vẫn tiếp tục để mất thêm 2 chiếc B-52D vào đêm ngày 26/12. Ngoài ra, còn có một loạt các máy bay Mỹ khác bị bắn hạ bởi MiG-21 và pháo phòng không. Một vài trực thăng Mỹ có ý định cứu vớt các phi công Mỹ nhảy dù ở địa phận Vịnh Bắc Bộ cũng bị bộ đội ta "tiện thể" vít cổ. Nguồn ảnh: Wiki.
Tổng cộng, trong chiến dịch 12 ngày đêm, quân dân ta đã bắt hạ 81 máy bay chiến đấu các loại của Mỹ, trong đó có 34 chiếc B-52. Nguồn ảnh: Wiki.
Với chiến tích quá vẻ vang như vậy, lực lượng Phòng không Không quân của Việt Nam đã làm nên một chiến thắng "chấn động địa cầu" không kém gì so với chiến dịch Điện Biên Phủ cách đấy gần 20 năm. Sau thất bại cay đắng này, Mỹ đã tâm phục khẩu phục rút lui khỏi Việt Nam trong thế bại trận, "bàn danh dự" mà Mỹ muốn ghi vào phút chót không những không thành công. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời miền Bắc. Nguồn: VTV.