Trong chiến tranh Việt Nam, đã có 10.000 máy bay Mỹ các loại bị bắn rơi, con số trên không bao gồm các loại máy bay trực thăng. Ảnh: Một khoảnh khắc ngắn ngủi trước khi chiếc máy bay gẫy đôi của Không quân Mỹ rơi xuống, không rõ số phận của phi hành đoàn. Nguồn ảnh: Pinterest.Một chiếc máy bay trinh sát loại O-2 của Mỹ bị rơi ở khu vực Lào. Khi máy bay bị hạ, các phi công Mỹ sẽ có các lựa chọn hoặc là cố bay ra biển Đông rồi nhảy dù, hoặc bay sang Lào, nơi có lực lượng phỉ Vàng Pao do CIA hậu thuẫn để tìm sự trợ giúp. Rất nhiều phi công Mỹ đã thiệt mạng một cách oan uổng khi cố điều khiển chiếc máy bay đang rơi bay đến các "vùng an toàn" này. Nguồn ảnh: Pround.Một chiếc phi cơ F-4C của Không quân Mỹ rơi trên chiến trường Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, F-4 Phantom II là loại máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ và cũng là loại chiến đấu cơ phản lực cánh bằng bị ta bắn rơi nhiều nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong các loại trực thăng Mỹ mang sang Việt Nam, nhiều nhất là dòng Bell UH-1. Tổng cộng đã có 16.000 chiếc UH-1 được sản xuất, trong đó có tới 7.000 chiếc bị "vít cổ" và vĩnh viễn bỏ xác tại Việt Nam. Khác với các loại phản lực siêu thanh, UH-1 tỏ ra cực kỳ yếu đuối trước hỏa lực bộ binh của ta, một khẩu súng trường AK-47 với những phát bắn hiểm hóc cũng thừa sức hạ gục được những chiếc trực thăng UH-1 này. Nguồn ảnh: Fauer.CH-47 Chinook cũng là loại trực thăng vận tải đa dụng được Mỹ ưa chuộng trên chiến trường Việt Nam, tuy nhiên chiếc trực thăng này cũng có khá nhiều điểm yếu. Điểm yếu chí mạng nhất của chúng chính là quá cồng kềnh, đòi hỏi bãi đáp lớn. Giống với UH-1, CH-47 cũng có thể dễ dàng bị hạ bởi hỏa lực bộ binh, tuy nhiên để cho "chắc ăn", tốt nhất nên dùng súng 12,7 ly để bắn hạ CH-47. Nguồn ảnh: Boston.Một chiếc máy bay Mỹ rơi trên vùng trời phía Bắc Việt Nam, có thể thấy cánh dù của phi công đã bung ra. Phi công Mỹ thường cố gắng đến phút cuối cùng tìm cách điều khiển chiếc máy bay của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam rồi mới chịu nhảy dù. Nguồn ảnh: Taringa.Chiếc B-52 duy nhất của Không quân Mỹ rơi trong nội thành Thủ đô Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không đã rơi trúng hồ Hữu Tiệp. Hồ này sau đó đã được người dân Thủ đô gọi bằng cái tên rất "trừu mến" và không kém phần mỉa mai đó là "Hồ B-52". Nguồn ảnh: Framepool.Điều kiện địa hình xấu, các đường băng dã chiến được thiết kế tạm bợ, sơ qua với cả đống ổ gà, ổ trâu thậm chí là ổ voi ngay giữa đường băng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các máy bay Mỹ bị hạ gục khi vừa tiếp đất hoặc trong lúc chuẩn bị cất cánh. Nguồn ảnh: Bureau.Phần lớn những chiếc máy bay Mỹ rơi ở Việt Nam đều được quân Mỹ đưa đi nếu khi rơi chúng còn nguyên vẹn. Số còn lại thường sẽ bị tan xác khi chạm đất, hoặc bị bộ binh Mỹ tiếp cận tìm kiếm người bị thương và đặt thuốc nổ phá hủy hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.Rừng cây quá rậm rạp cũng có thể được coi là một nguyên nhân dẫn tới việc những chiếc trực thăng của Mỹ với các phi công "cao bồi" bị rơi vì lý do rất đơn giản đó là "vướng cành cây". Nguồn ảnh: Peter.Một chiếc F-105 của Không quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam đang phải hạ cánh khẩn cấp sau khi càng đáp của nó không chịu mở ra. Sự cố kỹ thuật đã cướp đi của Mỹ khoảng 15% số lượng máy bay họ bị mất tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Pround.Phi cơ phản lực F-8U của Không quân Hải quân Mỹ bị sự cố dẫn tới bốc cháy dữ dội khi chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.Một chiếc trực thăng vận tải của Mỹ bị hạ, lực lượng bộ binh Mỹ đã tiếp cận và giải cứu cho tất cả phi hành đoàn và binh lính trên máy bay. Chiếc thực thăng này sau đó hoặc sẽ được bốc đi, hoặc sẽ được đặt chi chít thuốc nổ để phá hủy. Nguồn ảnh: Peter.Hai binh lính Mỹ bầm dập sau cú rơi máy bay đang chờ được lực lượng mặt đất tiếp cận và giải cứu. Chiến thuật sử dụng máy Không quân của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều và với những "bài học xương máu" trên chiến trường Việt Nam, Mỹ đã thay đổi rất nhiều các chiến thuật không quân của mình sau nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong chiến tranh Việt Nam, đã có 10.000 máy bay Mỹ các loại bị bắn rơi, con số trên không bao gồm các loại máy bay trực thăng. Ảnh: Một khoảnh khắc ngắn ngủi trước khi chiếc máy bay gẫy đôi của Không quân Mỹ rơi xuống, không rõ số phận của phi hành đoàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một chiếc máy bay trinh sát loại O-2 của Mỹ bị rơi ở khu vực Lào. Khi máy bay bị hạ, các phi công Mỹ sẽ có các lựa chọn hoặc là cố bay ra biển Đông rồi nhảy dù, hoặc bay sang Lào, nơi có lực lượng phỉ Vàng Pao do CIA hậu thuẫn để tìm sự trợ giúp. Rất nhiều phi công Mỹ đã thiệt mạng một cách oan uổng khi cố điều khiển chiếc máy bay đang rơi bay đến các "vùng an toàn" này. Nguồn ảnh: Pround.
Một chiếc phi cơ F-4C của Không quân Mỹ rơi trên chiến trường Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, F-4 Phantom II là loại máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ và cũng là loại chiến đấu cơ phản lực cánh bằng bị ta bắn rơi nhiều nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong các loại trực thăng Mỹ mang sang Việt Nam, nhiều nhất là dòng Bell UH-1. Tổng cộng đã có 16.000 chiếc UH-1 được sản xuất, trong đó có tới 7.000 chiếc bị "vít cổ" và vĩnh viễn bỏ xác tại Việt Nam. Khác với các loại phản lực siêu thanh, UH-1 tỏ ra cực kỳ yếu đuối trước hỏa lực bộ binh của ta, một khẩu súng trường AK-47 với những phát bắn hiểm hóc cũng thừa sức hạ gục được những chiếc trực thăng UH-1 này. Nguồn ảnh: Fauer.
CH-47 Chinook cũng là loại trực thăng vận tải đa dụng được Mỹ ưa chuộng trên chiến trường Việt Nam, tuy nhiên chiếc trực thăng này cũng có khá nhiều điểm yếu. Điểm yếu chí mạng nhất của chúng chính là quá cồng kềnh, đòi hỏi bãi đáp lớn. Giống với UH-1, CH-47 cũng có thể dễ dàng bị hạ bởi hỏa lực bộ binh, tuy nhiên để cho "chắc ăn", tốt nhất nên dùng súng 12,7 ly để bắn hạ CH-47. Nguồn ảnh: Boston.
Một chiếc máy bay Mỹ rơi trên vùng trời phía Bắc Việt Nam, có thể thấy cánh dù của phi công đã bung ra. Phi công Mỹ thường cố gắng đến phút cuối cùng tìm cách điều khiển chiếc máy bay của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam rồi mới chịu nhảy dù. Nguồn ảnh: Taringa.
Chiếc B-52 duy nhất của Không quân Mỹ rơi trong nội thành Thủ đô Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không đã rơi trúng hồ Hữu Tiệp. Hồ này sau đó đã được người dân Thủ đô gọi bằng cái tên rất "trừu mến" và không kém phần mỉa mai đó là "Hồ B-52". Nguồn ảnh: Framepool.
Điều kiện địa hình xấu, các đường băng dã chiến được thiết kế tạm bợ, sơ qua với cả đống ổ gà, ổ trâu thậm chí là ổ voi ngay giữa đường băng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các máy bay Mỹ bị hạ gục khi vừa tiếp đất hoặc trong lúc chuẩn bị cất cánh. Nguồn ảnh: Bureau.
Phần lớn những chiếc máy bay Mỹ rơi ở Việt Nam đều được quân Mỹ đưa đi nếu khi rơi chúng còn nguyên vẹn. Số còn lại thường sẽ bị tan xác khi chạm đất, hoặc bị bộ binh Mỹ tiếp cận tìm kiếm người bị thương và đặt thuốc nổ phá hủy hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Rừng cây quá rậm rạp cũng có thể được coi là một nguyên nhân dẫn tới việc những chiếc trực thăng của Mỹ với các phi công "cao bồi" bị rơi vì lý do rất đơn giản đó là "vướng cành cây". Nguồn ảnh: Peter.
Một chiếc F-105 của Không quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam đang phải hạ cánh khẩn cấp sau khi càng đáp của nó không chịu mở ra. Sự cố kỹ thuật đã cướp đi của Mỹ khoảng 15% số lượng máy bay họ bị mất tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Pround.
Phi cơ phản lực F-8U của Không quân Hải quân Mỹ bị sự cố dẫn tới bốc cháy dữ dội khi chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một chiếc trực thăng vận tải của Mỹ bị hạ, lực lượng bộ binh Mỹ đã tiếp cận và giải cứu cho tất cả phi hành đoàn và binh lính trên máy bay. Chiếc thực thăng này sau đó hoặc sẽ được bốc đi, hoặc sẽ được đặt chi chít thuốc nổ để phá hủy. Nguồn ảnh: Peter.
Hai binh lính Mỹ bầm dập sau cú rơi máy bay đang chờ được lực lượng mặt đất tiếp cận và giải cứu. Chiến thuật sử dụng máy Không quân của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều và với những "bài học xương máu" trên chiến trường Việt Nam, Mỹ đã thay đổi rất nhiều các chiến thuật không quân của mình sau nay. Nguồn ảnh: Pinterest.