Mới đây trong loạt ảnh phóng sự về công tác huấn luyện phi công mới của Học viện không quân Thạch Gia Trang thuộc Không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã cho người ta thấy những hình ảnh về loại máy bay J-7 Chengdu, đây chính là một phiên bản của tiêm kích MiG-21 huyền thoại được Trung Quốc chế tạo theo giấy phép. Ảnh: Kỹ thuật viên kiểm tra máy bay trước giờ cất cánh. Nguồn: SinaCó thể nói đây là loại máy bay tiêm kích đã quá lạc hậu khi rất nhiều nước đã loại biên MiG-21 cùng các biến thể của nó. Việt Nam đã từng vận hành cả MiG-21 và những chiếc tiêm kích J-7 Chengdu của Trung Quốc viện trợ tuy nhiên đã cho những máy bay này nghỉ hưu từ lâu. Ảnh: Chuyên viên kiểm tra kỹ càng các thông số và chi tiết của tiêm kích trước giờ bay. Nguồn: SinaJ-7 Chengdu là một loại tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ một động cơ, có chiều dài 14.88m, sải cánh 8.32m, trọng lượng cất cánh tối đa 9.100kg. Máy bay sử dụng động cơ Liyang Wopen-13F là phiên bản Trung Quốc chế tạo của động cơ R-13-300 Liên Xô, cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 2.120km/h, phạm vi chiến đấu 850km và trần bay tối đa 17.800m. Ảnh: Binh sĩ quan sát và theo dõi quá trình máy bay cất cánh. Nguồn: Sina.Cuộc thực hành huấn luyện lần này được tổ chức tại phía bắc Giang Tô (một tỉnh ở phía Đông Trung Quốc), với nhiệm vụ không kích mặt đất mục tiêu giả định trên biển. Đây là cuộc huấn luyện kiểm tra khả năng của những phi công mới được đào tạo. Ảnh: Kỹ thuật viên mặt đất bàn bạc về một chi tiết của máy bay J-7 Chengdu.Máy bay J-7 Chengdu này mặc dù là phiên bản của MiG-21 tuy nhiên nó được sản xuất khá muộn, dây chuyền bắt đầu từ những năm 1980 và dừng lại năm 2006 nên những chiếc máy bay này của không quân Trung Quốc không hẳn là quá cũ. Chỉ có điều năng lực nó rất hạn chế và huấn luyện rõ ràng là một công tác thích hợp của loại tiêm kích này. Ảnh: Phi công chuyển bị thực hiện bài bay huấn luyện. Nguồn: SinaẢnh: Phi công ra ám hiệu sẵn sàng cất cánhLoại J-7 này chỉ có hai giá treo vũ khí có thể mang bom thông thường từ 50-500kg hoặc các pod rocket. Đặc biệt, nó có ngoại hình rất giống phiên bản MiG-21 F13 của Liên Xô nhưng lại không sử dụng kính buồng lái mở về phía trước hay mở sang bên như MiG-21 mà sử dụng cơ cấu mở kính lái ra phía sau. Ảnh: J-7 Chengdu cất cánh không mang vũ khí, có thể đây là chuyến bay trinh sát khí tượng. Nguồn: SinaMáy bay J-7 Chengdu đã được Trung Quốc xuất khẩu đến nhiều nước như Pakistan, Bangladesh, Triều Tiên, Iran,... Ảnh: J-7 phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi phóng tên lửa tấn công mặt đất. Nguồn: SinaĐây cũng là loại máy bay vô cùng thành công của Trung Quốc, với số lượng chế tạo hơn 2.400 chiếc và đến nay Không quân giải phóng Trung Quốc được cho là vẫn còn trong biên chế hơn 30 chiếc loại này. Ảnh: Tên lửa không kích chính xác mục tiêu. Nguồn: SinaMặc dù hiện nay trong biên chế không quân Trung Quốc vẫn còn nhiều loại tiêm kích hiện đại tuy nhiên họ vẫn chưa có thể thay thế hoàn toàn được những chiếc J-7 cổ lỗ. Tuy nhiên việc sử dụng những chiếc máy bay này trong công tác huấn luyện cũng là một phương án hay vừa đỡ tốn kém vừa có thể tiếp tục sử dụng loại máy bay vẫn còn có thể khai thác. Video Phạm Tuân và MiFG-21 tiêu diệt B52 - Nguồn: VTV4
Mới đây trong loạt ảnh phóng sự về công tác huấn luyện phi công mới của Học viện không quân Thạch Gia Trang thuộc Không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã cho người ta thấy những hình ảnh về loại máy bay J-7 Chengdu, đây chính là một phiên bản của tiêm kích MiG-21 huyền thoại được Trung Quốc chế tạo theo giấy phép. Ảnh: Kỹ thuật viên kiểm tra máy bay trước giờ cất cánh. Nguồn: Sina
Có thể nói đây là loại máy bay tiêm kích đã quá lạc hậu khi rất nhiều nước đã loại biên MiG-21 cùng các biến thể của nó. Việt Nam đã từng vận hành cả MiG-21 và những chiếc tiêm kích J-7 Chengdu của Trung Quốc viện trợ tuy nhiên đã cho những máy bay này nghỉ hưu từ lâu. Ảnh: Chuyên viên kiểm tra kỹ càng các thông số và chi tiết của tiêm kích trước giờ bay. Nguồn: Sina
J-7 Chengdu là một loại tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ một động cơ, có chiều dài 14.88m, sải cánh 8.32m, trọng lượng cất cánh tối đa 9.100kg. Máy bay sử dụng động cơ Liyang Wopen-13F là phiên bản Trung Quốc chế tạo của động cơ R-13-300 Liên Xô, cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 2.120km/h, phạm vi chiến đấu 850km và trần bay tối đa 17.800m. Ảnh: Binh sĩ quan sát và theo dõi quá trình máy bay cất cánh. Nguồn: Sina.
Cuộc thực hành huấn luyện lần này được tổ chức tại phía bắc Giang Tô (một tỉnh ở phía Đông Trung Quốc), với nhiệm vụ không kích mặt đất mục tiêu giả định trên biển. Đây là cuộc huấn luyện kiểm tra khả năng của những phi công mới được đào tạo. Ảnh: Kỹ thuật viên mặt đất bàn bạc về một chi tiết của máy bay J-7 Chengdu.
Máy bay J-7 Chengdu này mặc dù là phiên bản của MiG-21 tuy nhiên nó được sản xuất khá muộn, dây chuyền bắt đầu từ những năm 1980 và dừng lại năm 2006 nên những chiếc máy bay này của không quân Trung Quốc không hẳn là quá cũ. Chỉ có điều năng lực nó rất hạn chế và huấn luyện rõ ràng là một công tác thích hợp của loại tiêm kích này. Ảnh: Phi công chuyển bị thực hiện bài bay huấn luyện. Nguồn: Sina
Ảnh: Phi công ra ám hiệu sẵn sàng cất cánh
Loại J-7 này chỉ có hai giá treo vũ khí có thể mang bom thông thường từ 50-500kg hoặc các pod rocket. Đặc biệt, nó có ngoại hình rất giống phiên bản MiG-21 F13 của Liên Xô nhưng lại không sử dụng kính buồng lái mở về phía trước hay mở sang bên như MiG-21 mà sử dụng cơ cấu mở kính lái ra phía sau. Ảnh: J-7 Chengdu cất cánh không mang vũ khí, có thể đây là chuyến bay trinh sát khí tượng. Nguồn: Sina
Máy bay J-7 Chengdu đã được Trung Quốc xuất khẩu đến nhiều nước như Pakistan, Bangladesh, Triều Tiên, Iran,... Ảnh: J-7 phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi phóng tên lửa tấn công mặt đất. Nguồn: Sina
Đây cũng là loại máy bay vô cùng thành công của Trung Quốc, với số lượng chế tạo hơn 2.400 chiếc và đến nay Không quân giải phóng Trung Quốc được cho là vẫn còn trong biên chế hơn 30 chiếc loại này. Ảnh: Tên lửa không kích chính xác mục tiêu. Nguồn: Sina
Mặc dù hiện nay trong biên chế không quân Trung Quốc vẫn còn nhiều loại tiêm kích hiện đại tuy nhiên họ vẫn chưa có thể thay thế hoàn toàn được những chiếc J-7 cổ lỗ. Tuy nhiên việc sử dụng những chiếc máy bay này trong công tác huấn luyện cũng là một phương án hay vừa đỡ tốn kém vừa có thể tiếp tục sử dụng loại máy bay vẫn còn có thể khai thác.
Video Phạm Tuân và MiFG-21 tiêu diệt B52 - Nguồn: VTV4