Tháng 12/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận lời đề nghị mua 12 máy bay chiến đấu F-35B Lightning II của quân đội Singapore, với mức giá ước tính khoảng 2,75 tỷ USD. Đây là bản hợp đồng mua bán máy bay giữa Mỹ và Singapore nằm trong khuôn khổ chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (Foreign Military Sales), của Chính phủ Mỹ.Dự kiến, Singapore sẽ nhận trước 4 chiếc F-35B để đánh giá toàn diện năng lực và độ tương thích, trước khi quyết định mua bổ sung 8 chiếc còn lại; hợp đồng hoàn thành vào năm 2026. Bên cạnh đó, hợp đồng còn bao gồm điều khoản cung cấp thêm động cơ F-135, các thiết bị điện tử hàng không, hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc, cùng gói bảo đảm hậu cần, huấn luyện bay…Phiên bản F-35 mà Singapore mua là F-35B, đây là biến thể cất, hạ cánh trên đường băng ngắn và có thể cất, hạ cánh thẳng đứng. F-35B thường được sử dụng bởi Hải quân và Thủy quân lục chiến, do khả năng triển khai linh hoạt từ các tàu đổ bộ, hay tàu sân bay cỡ nhỏ. Quân đội Singapore không sở hữu tàu sân bay, nhưng F-35B vẫn rất phù hợp, khi được triển khai từ các cơ sở quân sự nhỏ, bí mật của Singapore.Trong cuộc diễn tập Torrentvào năm 2016, Không quân Singapore (RSAF) đã triển khai máy bay chiến đấu F-15 và F-16, cất và hạ cánh từ đường Lim Chu Kang, một con đường dài bên ngoài thành phố, gần căn cứ không quân Tengah của nước này.Trong bài tập cất và hạ cánh trên đường giao thông của Không quân Singapore, các thiết bị đường bộ như trạm dừng xe buýt và đèn giao thông đã được gỡ bỏ; và tại vị trí đó, các đèn dẫn đường hàng không được khẩn trương lắp đặt; chỉ trong vòng 48 giờ, một đường băng quân sự dài 2,5 km đã ra đời, phục vụ cho mục đích của cuộc diễn tập.Với khả năng cất, hạ cánh đường băng ngắn (STOVL) của F-35B, có nghĩa là nó sẽ có thể sử dụng những con đường thậm chí ngắn hơn như đường băng tạm thời, có thể cất cánh từ khoảng cách ngắn tới 170 mét.Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo việc cất cánh thẳng đứng, thực sự là điều nên hạn chế, chỉ thực hiện trong điều kiện đặc biệt và khẩn cấp, vì nó tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu và hạn chế trọng lượng mà máy bay có thể mang theo khi cất cánh.Khi thực hiện cất cánh thẳng đứng (không cần dùng đường băng), F-35B chỉ có thể mang được 83% trọng lượng (hoặc giảm khoảng 1.400 kg vũ khí), so với phiên bản F-35A; hơn nữa, nếu lạm dụng cất và hạ cánh thẳng đứng, thì F-35B sẽ phải chịu một mức phí bảo trì cao; đây là điều cần cân nhắc để các nhà hoạch định RSAF suy ngẫm, khi đưa ra quy tắc sử dụng loại máy bay này.Một điểm nổi bật khác về hợp đồng mua F-35B của Singapore (một số lượng nhỏ trước), là cách tiếp cận thông minh của lãnh đạo Singapore, khi họ thực hiện phương châm "ném đá dò đường", mua ít để làm quen, nghiên cứu, huấn luyện; chỉ đến khi không quân Singapore thực sự làm chủ F-35B, thì mới hoàn thành giao dịch của hợp đồng.Hợp đồng mua F-35B lần này của Singapore, trái ngược với hợp đồng mua 20 máy bay F-15 vào năm 2005; nhưng có thể hiểu được tâm lý của các nhà lãnh đạo Singapore, thời điểm họ mua F-15, loại máy bay này đã đưa vào sử dụng 30 năm; trong khi hiện nay, chỉ có một số ít quốc gia, mới khai thác phiên bản F-35A, còn F-35B vẫn trong giai đoạn khai thác thử nghiệm; đây có thể là chìa khóa giải thích việc thận trọng của lãnh đạo Singapore.Trong tương lai, F-35B có thể vẫn là sự lựa chọn cho Không quân Singapore; nhưng rất có thể, phiên bản F-35A có giá rẻ hơn sẽ được xem xét, để thay thế phi đội F-16 đã dần hết niên hạn sử dụng.Với mức giá hiện tại của một chiếc F-35A là khoảng 90 triệu USD, còn phiên bản F-35B là 115 triệu USD, thì phiên bản A cũng có nhiều lợi thế; bên cạnh trọng tải chiến đấu lớn hơn như đã đề cập trước đó, với bán kính chiến đấu là 590 hải lý, F-35A cũng có thể tấn công các mục tiêu xa hơn so với biến thể F-35B, khi chỉ có 450 hải lý.Do vậy, khi hợp đồng giao F-35B cho Không quân nước này hoàn tất (năm 2026), sau năm 2030, không quân Singapore sẽ thay thế toàn bộ số F-16 (ba phi đội bằng 60 máy bay), bằng số lượng F-35A và một số lượng máy bay không người lái vũ trang (UCAV), theo mô hình của Không quân Australia.Như vậy Singapore sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sở hữu tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35. Đây là sự bổ sung chất lượng, nhất là trong bối cảnh trên khu vực Biển Đông, tình hình đang nóng lên, khi Trung Quốc đang đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông và có những đòi hỏi hết sức vô lý về chủ quyền lãnh hải với vùng biển quan trọng này. Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN
Tháng 12/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận lời đề nghị mua 12 máy bay chiến đấu F-35B Lightning II của quân đội Singapore, với mức giá ước tính khoảng 2,75 tỷ USD. Đây là bản hợp đồng mua bán máy bay giữa Mỹ và Singapore nằm trong khuôn khổ chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (Foreign Military Sales), của Chính phủ Mỹ.
Dự kiến, Singapore sẽ nhận trước 4 chiếc F-35B để đánh giá toàn diện năng lực và độ tương thích, trước khi quyết định mua bổ sung 8 chiếc còn lại; hợp đồng hoàn thành vào năm 2026. Bên cạnh đó, hợp đồng còn bao gồm điều khoản cung cấp thêm động cơ F-135, các thiết bị điện tử hàng không, hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc, cùng gói bảo đảm hậu cần, huấn luyện bay…
Phiên bản F-35 mà Singapore mua là F-35B, đây là biến thể cất, hạ cánh trên đường băng ngắn và có thể cất, hạ cánh thẳng đứng. F-35B thường được sử dụng bởi Hải quân và Thủy quân lục chiến, do khả năng triển khai linh hoạt từ các tàu đổ bộ, hay tàu sân bay cỡ nhỏ. Quân đội Singapore không sở hữu tàu sân bay, nhưng F-35B vẫn rất phù hợp, khi được triển khai từ các cơ sở quân sự nhỏ, bí mật của Singapore.
Trong cuộc diễn tập Torrentvào năm 2016, Không quân Singapore (RSAF) đã triển khai máy bay chiến đấu F-15 và F-16, cất và hạ cánh từ đường Lim Chu Kang, một con đường dài bên ngoài thành phố, gần căn cứ không quân Tengah của nước này.
Trong bài tập cất và hạ cánh trên đường giao thông của Không quân Singapore, các thiết bị đường bộ như trạm dừng xe buýt và đèn giao thông đã được gỡ bỏ; và tại vị trí đó, các đèn dẫn đường hàng không được khẩn trương lắp đặt; chỉ trong vòng 48 giờ, một đường băng quân sự dài 2,5 km đã ra đời, phục vụ cho mục đích của cuộc diễn tập.
Với khả năng cất, hạ cánh đường băng ngắn (STOVL) của F-35B, có nghĩa là nó sẽ có thể sử dụng những con đường thậm chí ngắn hơn như đường băng tạm thời, có thể cất cánh từ khoảng cách ngắn tới 170 mét.
Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo việc cất cánh thẳng đứng, thực sự là điều nên hạn chế, chỉ thực hiện trong điều kiện đặc biệt và khẩn cấp, vì nó tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu và hạn chế trọng lượng mà máy bay có thể mang theo khi cất cánh.
Khi thực hiện cất cánh thẳng đứng (không cần dùng đường băng), F-35B chỉ có thể mang được 83% trọng lượng (hoặc giảm khoảng 1.400 kg vũ khí), so với phiên bản F-35A; hơn nữa, nếu lạm dụng cất và hạ cánh thẳng đứng, thì F-35B sẽ phải chịu một mức phí bảo trì cao; đây là điều cần cân nhắc để các nhà hoạch định RSAF suy ngẫm, khi đưa ra quy tắc sử dụng loại máy bay này.
Một điểm nổi bật khác về hợp đồng mua F-35B của Singapore (một số lượng nhỏ trước), là cách tiếp cận thông minh của lãnh đạo Singapore, khi họ thực hiện phương châm "ném đá dò đường", mua ít để làm quen, nghiên cứu, huấn luyện; chỉ đến khi không quân Singapore thực sự làm chủ F-35B, thì mới hoàn thành giao dịch của hợp đồng.
Hợp đồng mua F-35B lần này của Singapore, trái ngược với hợp đồng mua 20 máy bay F-15 vào năm 2005; nhưng có thể hiểu được tâm lý của các nhà lãnh đạo Singapore, thời điểm họ mua F-15, loại máy bay này đã đưa vào sử dụng 30 năm; trong khi hiện nay, chỉ có một số ít quốc gia, mới khai thác phiên bản F-35A, còn F-35B vẫn trong giai đoạn khai thác thử nghiệm; đây có thể là chìa khóa giải thích việc thận trọng của lãnh đạo Singapore.
Trong tương lai, F-35B có thể vẫn là sự lựa chọn cho Không quân Singapore; nhưng rất có thể, phiên bản F-35A có giá rẻ hơn sẽ được xem xét, để thay thế phi đội F-16 đã dần hết niên hạn sử dụng.
Với mức giá hiện tại của một chiếc F-35A là khoảng 90 triệu USD, còn phiên bản F-35B là 115 triệu USD, thì phiên bản A cũng có nhiều lợi thế; bên cạnh trọng tải chiến đấu lớn hơn như đã đề cập trước đó, với bán kính chiến đấu là 590 hải lý, F-35A cũng có thể tấn công các mục tiêu xa hơn so với biến thể F-35B, khi chỉ có 450 hải lý.
Do vậy, khi hợp đồng giao F-35B cho Không quân nước này hoàn tất (năm 2026), sau năm 2030, không quân Singapore sẽ thay thế toàn bộ số F-16 (ba phi đội bằng 60 máy bay), bằng số lượng F-35A và một số lượng máy bay không người lái vũ trang (UCAV), theo mô hình của Không quân Australia.
Như vậy Singapore sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sở hữu tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35. Đây là sự bổ sung chất lượng, nhất là trong bối cảnh trên khu vực Biển Đông, tình hình đang nóng lên, khi Trung Quốc đang đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông và có những đòi hỏi hết sức vô lý về chủ quyền lãnh hải với vùng biển quan trọng này.
Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN