Theo W-Syria, kể từ khi nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011 lực lượng tăng thiết giáp của Quân đội chính phủ (SAA) luôn trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chúng hoàn toàn không phù hợp với một cuộc chiến tranh đô thị. Và một trong số đó chính là khả năng tác chiến ban đêm điểm yếu lớn nhất của xe tăng SAA. Nguồn ảnh: Within Syria.Không nói đến các dòng xe tăng lỗi thời như T-55 hay T-62, hầu hết những chiếc xe tăng T-72 của SAA đều có khả năng tác chiến ban đêm hay ít nhất từng sở hữu khả năng như vậy. Tuy nhiên trong môi trường đô thị khả năng này không phát huy được mấy khi thước ngắm bắn đêm TPN-3-49 trên T-72 quá phụ thuộc vào đèn hồng ngoại, mà cụm đèn này lại là mục tiêu của các tay súng bắn tỉa. Nguồn ảnh: Within Syria.Trước hạn chế này một số trung tâm nghiên cứu công nghệ của Syria được giao nhiệm vụ cải thiện khả năng tác chiến ban đêm trên T-72 và đến năm 2013 họ đã cho ra một giải pháp khả thi nhất. Đó là thay thế TPN-3-49 bằng thiết bị ngắm ảnh nhiệt có tên là Viper-72. Trong ảnh là một chiếc T-72 của SAA với thiết bị ngắm ảnh nhiệt Viper-72 và hệ thống gây nhiễu chủ động Sarab-1. Nguồn ảnh: Within Syria.Về cơ bản Viper-72 hoạt động không cần phụ thuộc vào đèn hồng ngoại và có thể hoạt động độc lập, ngoài ra nó còn có thiết kế nhỏ gọn dễ dàng tích hợp trên mọi loại xe tăng. Do đó trước khi được trang bị cho T-72, Viper-72 từng được thử nghiệm trên những chiếc T-55MV. Nguồn ảnh: Within Syria.Thiết kế bên ngoài của Viper-72 tương tự như TPN-3-49 với một bộ vỏ bảo vệ bằng thép tương tự, thậm chí nó còn được chế tạo dựa trên các thành phần của TPN-3-49. Vị trí triển khai của chúng trên T-72 cũng tương tự. Nguồn ảnh: Within Syria.Phạm vi quan sát của Viper-72 có thể đến 4.000m đối với các mục tiêu lớn tuy nhiên phạm vi hoạt động hiệu quả của nó chỉ tầm 1.500-2.000m. Xạ thủ T-72 có thể quan sát mục tiêu thông qua kính ngắm như trên TPN-3-49 hoặc sử dụng màn hình LCD đi kèm. Nguồn ảnh: Within Syria.Trong ảnh là một chiếc T-72AV của SAA trước và sau khi được trang bị Viper-72 với thiết kế hầu như không thay đổi, nó còn được trang bị thêm hệ thống gây nhiễu chủ động chống tên lửa chống tăng Sarab-1. Nguồn ảnh: Within Syria.Với Viper-72 khả năng tác chiến của những chiếc T-72 được cải thiện rõ rệt, nó không chỉ có thể hoạt động vào ban đêm mà cả ban ngày và giúp xạ thủ dễ dàng nhận dạng mục tiêu ngay cả khi có vật cản. Nhìn chung việc trang bị Viper-72 giúp lực lượng tăng thiết giáp SAA dễ thở hơn trong tác chiến đô thị vốn là cơn ác mộng của mọi chiếc xe tăng. Nguồn ảnh: Within Syria.Hình ảnh một chiếc xe tăng T-72 của SAA tham gia chiến dịch tái chiếm Aleppo, nó không được trang bị giáp phản ứng nổ nhưng bù lại được tích hợp Sarab-1 và Viper-72. Nguồn ảnh: Within Syria.
Theo W-Syria, kể từ khi nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011 lực lượng tăng thiết giáp của Quân đội chính phủ (SAA) luôn trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chúng hoàn toàn không phù hợp với một cuộc chiến tranh đô thị. Và một trong số đó chính là khả năng tác chiến ban đêm điểm yếu lớn nhất của xe tăng SAA. Nguồn ảnh: Within Syria.
Không nói đến các dòng xe tăng lỗi thời như T-55 hay T-62, hầu hết những chiếc xe tăng T-72 của SAA đều có khả năng tác chiến ban đêm hay ít nhất từng sở hữu khả năng như vậy. Tuy nhiên trong môi trường đô thị khả năng này không phát huy được mấy khi thước ngắm bắn đêm TPN-3-49 trên T-72 quá phụ thuộc vào đèn hồng ngoại, mà cụm đèn này lại là mục tiêu của các tay súng bắn tỉa. Nguồn ảnh: Within Syria.
Trước hạn chế này một số trung tâm nghiên cứu công nghệ của Syria được giao nhiệm vụ cải thiện khả năng tác chiến ban đêm trên T-72 và đến năm 2013 họ đã cho ra một giải pháp khả thi nhất. Đó là thay thế TPN-3-49 bằng thiết bị ngắm ảnh nhiệt có tên là Viper-72. Trong ảnh là một chiếc T-72 của SAA với thiết bị ngắm ảnh nhiệt Viper-72 và hệ thống gây nhiễu chủ động Sarab-1. Nguồn ảnh: Within Syria.
Về cơ bản Viper-72 hoạt động không cần phụ thuộc vào đèn hồng ngoại và có thể hoạt động độc lập, ngoài ra nó còn có thiết kế nhỏ gọn dễ dàng tích hợp trên mọi loại xe tăng. Do đó trước khi được trang bị cho T-72, Viper-72 từng được thử nghiệm trên những chiếc T-55MV. Nguồn ảnh: Within Syria.
Thiết kế bên ngoài của Viper-72 tương tự như TPN-3-49 với một bộ vỏ bảo vệ bằng thép tương tự, thậm chí nó còn được chế tạo dựa trên các thành phần của TPN-3-49. Vị trí triển khai của chúng trên T-72 cũng tương tự. Nguồn ảnh: Within Syria.
Phạm vi quan sát của Viper-72 có thể đến 4.000m đối với các mục tiêu lớn tuy nhiên phạm vi hoạt động hiệu quả của nó chỉ tầm 1.500-2.000m. Xạ thủ T-72 có thể quan sát mục tiêu thông qua kính ngắm như trên TPN-3-49 hoặc sử dụng màn hình LCD đi kèm. Nguồn ảnh: Within Syria.
Trong ảnh là một chiếc T-72AV của SAA trước và sau khi được trang bị Viper-72 với thiết kế hầu như không thay đổi, nó còn được trang bị thêm hệ thống gây nhiễu chủ động chống tên lửa chống tăng Sarab-1. Nguồn ảnh: Within Syria.
Với Viper-72 khả năng tác chiến của những chiếc T-72 được cải thiện rõ rệt, nó không chỉ có thể hoạt động vào ban đêm mà cả ban ngày và giúp xạ thủ dễ dàng nhận dạng mục tiêu ngay cả khi có vật cản. Nhìn chung việc trang bị Viper-72 giúp lực lượng tăng thiết giáp SAA dễ thở hơn trong tác chiến đô thị vốn là cơn ác mộng của mọi chiếc xe tăng. Nguồn ảnh: Within Syria.
Hình ảnh một chiếc xe tăng T-72 của SAA tham gia chiến dịch tái chiếm Aleppo, nó không được trang bị giáp phản ứng nổ nhưng bù lại được tích hợp Sarab-1 và Viper-72. Nguồn ảnh: Within Syria.