Một trong những thành tựu lớn phát triển vũ khí, khí tài phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là việc phát triển, sản xuất được nhiều hệ thống mô phỏng vận hành các loại vũ khí có trong trang bị. Việc dùng hệ thống mô phỏng cho phép tiết kiệm đáng kể chi phí bắn đạn thật, trong khi đảm bảo việc thực hành bắn tốt cho học viên. Ảnh: Hệ thống mô phỏng bắn tên lửa chống tăng B-72 do Viện Khoa học và Công nghệ quân sự thiết kế chế tạo. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamCác hình ảnh rõ nét về hệ thống mô phỏng bắn tên lửa B-72 vừa được kênh Quốc phòng Việt Nam công bố trong chương trình về công tác huấn luyện sĩ quan tại trường Sĩ quan Pháo binh. Trong ảnh: Giảng viên ngồi ở bên trái thiết lập các bài tập, trong khi học viên ngồi bên phải thực hành với sự hướng dẫn của thầy giáo. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTheo báo QĐND Online, B-72 là loại tên lửa chống tăng có điều khiển đang được biên chế rộng rãi trong quân đội ta. Tên lửa được trắc thủ bắn điều khiển bằng tay, thông qua hệ thống dây hữu tuyến. Độ chính xác bắn của tên lửa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của trắc thủ cũng như các điều kiện khách quan như thời tiết, địa hình… Chính vì vậy, công tác huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72 có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện trong quân đội ta vẫn chưa có hệ thống trang thiết bị phù hợp để phục vụ huấn luyện bắn loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTừ thực tế trên, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM đã triển khai dự án nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72. Trong đó, kinh phí triển khai dự án gần 10 tỷ đồng do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM tài trợ. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamHệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72 được xây dựng trên cơ sở dữ liệu bản đồ số và mô hình địa hình đa lớp, có tính đến các yếu tố tác động bên ngoài sát với điều kiện thực tế. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamSản phẩm có khả năng mô phỏng gần như thật quá trình điều khiển tên lửa từ khi bắt đầu phóng đến khi chạm mục tiêu, có đánh giá kết quả và có thể dùng để huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72 trong nhiều điều kiện như địa hình phức tạp, địa hình thành phố, địa hình đồi núi, bắn trên biển… Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamBàn tay học viên rất “cẩn thận” với cần lái đạn tên lửa B-72. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamMàn hình hiển thị vùng mục tiêu thực hiện bài bắn tên lửa B-72 trên máy mô phỏng. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamB72 là định danh riêng của Việt Nam dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka do Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1963. Đây được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) mang vác cá nhân đầu tiên của Liên Xô, và là một trong những mẫu ATGM phổ biến nhất trong lịch sử với 25.000 quả đạn sản xuất trong giai đoạn 1960-1970. Trên thế giới, nó thường được gọi là AT-3 – định danh của khối quân sự NATO dành cho Malyutka. Nguồn ảnh: GlobalsecurityTổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka có ba thành phần chính: Bệ phóng 9P111; đạn tên lửa 9M14 và bộ điều khiển 9S415. Trong đó, đạn 9M14 nặng khoảng 10,9kg, dài 860m (hoặc 1,005m với phiên bản cải tiến), đường kính 125mm, sải cánh 393mm, có thể đạt tầm bắn hiệu quả từ 500-3.000m, mang đầu nổ lõm nặng 2,6kg được đánh giá đủ sức xuyên phá mọi xe tăng thời điểm bấy giờ. Sau này, tổ hợp Malyutka còn được trang bị thêm các loại đạn liều nổ tandem cho phép công phá giáp tăng ERA. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTên lửa chống tăng 9M14 của Liên Xô sử dụng hệ dẫn đường theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS). Khi bắn tên lửa, pháo thủ sẽ sử dụng cần lái tay nhỏ trên bộ 9S415 để lái đạn, việc điều chỉnh hướng bay của người điều khiển được truyền đến tên lửa theo 3 sợi dây nhỏ nối ở phía đuôi của tên lửa. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Một trong những thành tựu lớn phát triển vũ khí, khí tài phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là việc phát triển, sản xuất được nhiều hệ thống mô phỏng vận hành các loại vũ khí có trong trang bị. Việc dùng hệ thống mô phỏng cho phép tiết kiệm đáng kể chi phí bắn đạn thật, trong khi đảm bảo việc thực hành bắn tốt cho học viên. Ảnh: Hệ thống mô phỏng bắn tên lửa chống tăng B-72 do Viện Khoa học và Công nghệ quân sự thiết kế chế tạo. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Các hình ảnh rõ nét về hệ thống mô phỏng bắn tên lửa B-72 vừa được kênh Quốc phòng Việt Nam công bố trong chương trình về công tác huấn luyện sĩ quan tại trường Sĩ quan Pháo binh. Trong ảnh: Giảng viên ngồi ở bên trái thiết lập các bài tập, trong khi học viên ngồi bên phải thực hành với sự hướng dẫn của thầy giáo. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Theo báo QĐND Online, B-72 là loại tên lửa chống tăng có điều khiển đang được biên chế rộng rãi trong quân đội ta. Tên lửa được trắc thủ bắn điều khiển bằng tay, thông qua hệ thống dây hữu tuyến. Độ chính xác bắn của tên lửa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của trắc thủ cũng như các điều kiện khách quan như thời tiết, địa hình… Chính vì vậy, công tác huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72 có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện trong quân đội ta vẫn chưa có hệ thống trang thiết bị phù hợp để phục vụ huấn luyện bắn loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Từ thực tế trên, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM đã triển khai dự án nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72. Trong đó, kinh phí triển khai dự án gần 10 tỷ đồng do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM tài trợ. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72 được xây dựng trên cơ sở dữ liệu bản đồ số và mô hình địa hình đa lớp, có tính đến các yếu tố tác động bên ngoài sát với điều kiện thực tế. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Sản phẩm có khả năng mô phỏng gần như thật quá trình điều khiển tên lửa từ khi bắt đầu phóng đến khi chạm mục tiêu, có đánh giá kết quả và có thể dùng để huấn luyện bắn tên lửa chống tăng B-72 trong nhiều điều kiện như địa hình phức tạp, địa hình thành phố, địa hình đồi núi, bắn trên biển… Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Bàn tay học viên rất “cẩn thận” với cần lái đạn tên lửa B-72. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Màn hình hiển thị vùng mục tiêu thực hiện bài bắn tên lửa B-72 trên máy mô phỏng. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
B72 là định danh riêng của Việt Nam dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka do Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1963. Đây được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) mang vác cá nhân đầu tiên của Liên Xô, và là một trong những mẫu ATGM phổ biến nhất trong lịch sử với 25.000 quả đạn sản xuất trong giai đoạn 1960-1970. Trên thế giới, nó thường được gọi là AT-3 – định danh của khối quân sự NATO dành cho Malyutka. Nguồn ảnh: Globalsecurity
Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka có ba thành phần chính: Bệ phóng 9P111; đạn tên lửa 9M14 và bộ điều khiển 9S415. Trong đó, đạn 9M14 nặng khoảng 10,9kg, dài 860m (hoặc 1,005m với phiên bản cải tiến), đường kính 125mm, sải cánh 393mm, có thể đạt tầm bắn hiệu quả từ 500-3.000m, mang đầu nổ lõm nặng 2,6kg được đánh giá đủ sức xuyên phá mọi xe tăng thời điểm bấy giờ. Sau này, tổ hợp Malyutka còn được trang bị thêm các loại đạn liều nổ tandem cho phép công phá giáp tăng ERA. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Tên lửa chống tăng 9M14 của Liên Xô sử dụng hệ dẫn đường theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS). Khi bắn tên lửa, pháo thủ sẽ sử dụng cần lái tay nhỏ trên bộ 9S415 để lái đạn, việc điều chỉnh hướng bay của người điều khiển được truyền đến tên lửa theo 3 sợi dây nhỏ nối ở phía đuôi của tên lửa. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam