Trong thời gian gần đây thông tin về những tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Rafale do Pháp sản xuất trong biên chế không quân Ấn Độ liên tục được nhắc tới.Giới chức quốc phòng đất nước Nam Á này rất kỳ vọng vào tiêm kích Rafale, xem nó là át chủ bài trong việc bảo vệ bầu trời khu vực biên giới trước những tiêm kích rất hiện đại và nhanh nhẹn của không quân Trung Quốc cũng như Pakistan.Thủ tướng Ấn Độ Modi thậm chí còn khẳng định nếu trong cuộc xung đột với Pakistan mà không quân Ấn Độ đã sở hữu Rafale thay vì chỉ có tiêm kích Su-30MKI thì kết cục sẽ khác, họ sẽ không mất máy bay nào.Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít phàn nàn về hợp đồng nêu trên, chủ yếu đến từ đơn giá quá cao của chiếc tiêm kích, cũng như tính năng chưa được chứng minh là vượt trội rõ ràng Su-30MKI cũng như J-20.Thậm chí mới đây trang Avia-pro còn cho biết, không quân Ấn Độ (IAF) đã cảm thấy thất vọng với các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và có ý định mua một lô tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 của Nga (phiên bản xuất khẩu Su-57E) trong tương lai gần.Nguyên nhân chủ yếu là bởi xét về giá thành thì Su-57 của Nga rẻ hơn tiêm kích do Pháp sản xuất, nhưng đồng thời chúng lại vượt trội hơn hẳn về chất lượng chiến đấu cũng như hiệu suất và cả độ tin cậy trong hoạt động đường dài.Đáng tiếc là cho đến nay tiêm kích Su-57 vẫn chưa thể được Nga cung cấp cho các đối tác nước ngoài do thiếu phiên bản xuất khẩu, liên quan đến việc này, Ấn Độ đã quyết định mua một lô tiêm kích Su-30 và MiG-29.Tuy nhiên theo đánh giá của chuyên gia quân sự Nga - ông Igor Korotchenko, ngay khi Ấn Độ có được quyền sở hữu Su-57, họ sẽ ngay lập tức tận dụng lợi thế này.Lý do là bởi vì cuộc xung đột biên giới giữa New Delhi và Bắc Kinh cho thấy sự thiếu chuẩn bị về cơ bản của không quân Ấn Độ đối với bất kỳ cuộc đụng độ nào, họ cần nhanh chóng có phương tiện đủ sức gây áp lực lên đối phương.“Đối với Ấn Độ, việc đổi mới phi đội máy bay chiến đấu đã trở thành một vấn đề quan trọng sau những xung đột gần đây với Trung Quốc tại khu vực biên giới. New Delhi có thể quay lại với FGFA - đây là phiên bản xuất khẩu của Su-57 ”, chuyên gia Igor Korotchenko nói.Trang Avia-pro chưa nói rõ Ấn Độ không thích ở các máy bay chiến đấu của Pháp ở điều gì, tuy nhiên giá thành của 2 tiêm kích Rafale mà New Delhi vừa nhận có thể so sánh tương đương với 3 tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga.Nhưng cũng phải lưu ý thêm rằng thông tin trên chỉ được một tờ báo Nga cũng như một bình luận viên quân sự đưa ra, bản thân Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa có bất cứ quan điểm nào như vậy.Ngoài ra cần lưu ý rằng đơn giá Su-57E dựa trên lời chào hàng của Nga cho Algeria được xác định là chẳng thua kém gì Rafale, trong khi nó mới chỉ được quân đội Nga chấp nhận, độ tin cậy chưa thể so sánh với Rafale đã phục vụ thời gian dài.Không loại trừ khả năng đây là biện pháp “tung hỏa mù” của báo chí Nga nhằm mục đích mang lại lợi thế cho mình trong những cuộc đấu thầu sắp tới tại Ấn Độ.
Trong thời gian gần đây thông tin về những tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Rafale do Pháp sản xuất trong biên chế không quân Ấn Độ liên tục được nhắc tới.
Giới chức quốc phòng đất nước Nam Á này rất kỳ vọng vào tiêm kích Rafale, xem nó là át chủ bài trong việc bảo vệ bầu trời khu vực biên giới trước những tiêm kích rất hiện đại và nhanh nhẹn của không quân Trung Quốc cũng như Pakistan.
Thủ tướng Ấn Độ Modi thậm chí còn khẳng định nếu trong cuộc xung đột với Pakistan mà không quân Ấn Độ đã sở hữu Rafale thay vì chỉ có tiêm kích Su-30MKI thì kết cục sẽ khác, họ sẽ không mất máy bay nào.
Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít phàn nàn về hợp đồng nêu trên, chủ yếu đến từ đơn giá quá cao của chiếc tiêm kích, cũng như tính năng chưa được chứng minh là vượt trội rõ ràng Su-30MKI cũng như J-20.
Thậm chí mới đây trang Avia-pro còn cho biết, không quân Ấn Độ (IAF) đã cảm thấy thất vọng với các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và có ý định mua một lô tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 của Nga (phiên bản xuất khẩu Su-57E) trong tương lai gần.
Nguyên nhân chủ yếu là bởi xét về giá thành thì Su-57 của Nga rẻ hơn tiêm kích do Pháp sản xuất, nhưng đồng thời chúng lại vượt trội hơn hẳn về chất lượng chiến đấu cũng như hiệu suất và cả độ tin cậy trong hoạt động đường dài.
Đáng tiếc là cho đến nay tiêm kích Su-57 vẫn chưa thể được Nga cung cấp cho các đối tác nước ngoài do thiếu phiên bản xuất khẩu, liên quan đến việc này, Ấn Độ đã quyết định mua một lô tiêm kích Su-30 và MiG-29.
Tuy nhiên theo đánh giá của chuyên gia quân sự Nga - ông Igor Korotchenko, ngay khi Ấn Độ có được quyền sở hữu Su-57, họ sẽ ngay lập tức tận dụng lợi thế này.
Lý do là bởi vì cuộc xung đột biên giới giữa New Delhi và Bắc Kinh cho thấy sự thiếu chuẩn bị về cơ bản của không quân Ấn Độ đối với bất kỳ cuộc đụng độ nào, họ cần nhanh chóng có phương tiện đủ sức gây áp lực lên đối phương.
“Đối với Ấn Độ, việc đổi mới phi đội máy bay chiến đấu đã trở thành một vấn đề quan trọng sau những xung đột gần đây với Trung Quốc tại khu vực biên giới. New Delhi có thể quay lại với FGFA - đây là phiên bản xuất khẩu của Su-57 ”, chuyên gia Igor Korotchenko nói.
Trang Avia-pro chưa nói rõ Ấn Độ không thích ở các máy bay chiến đấu của Pháp ở điều gì, tuy nhiên giá thành của 2 tiêm kích Rafale mà New Delhi vừa nhận có thể so sánh tương đương với 3 tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga.
Nhưng cũng phải lưu ý thêm rằng thông tin trên chỉ được một tờ báo Nga cũng như một bình luận viên quân sự đưa ra, bản thân Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa có bất cứ quan điểm nào như vậy.
Ngoài ra cần lưu ý rằng đơn giá Su-57E dựa trên lời chào hàng của Nga cho Algeria được xác định là chẳng thua kém gì Rafale, trong khi nó mới chỉ được quân đội Nga chấp nhận, độ tin cậy chưa thể so sánh với Rafale đã phục vụ thời gian dài.
Không loại trừ khả năng đây là biện pháp “tung hỏa mù” của báo chí Nga nhằm mục đích mang lại lợi thế cho mình trong những cuộc đấu thầu sắp tới tại Ấn Độ.