CCTV khẳng định, đây là một chiến thắng mang tính bước ngoặt của quân đội Nga, đồng thời nó cũng cho thấy quân đội Nga cuối cùng đã tràn ngập Bakhmut, vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng sau hơn 8 tháng giao tranh khốc liệt.Sau khi quân đội Nga giành được vị trí chiến lược này, họ sẽ sử dụng nơi này làm căn cứ để liên kết các lực lượng tấn công khác nhau của quân đội Nga theo chuỗi, để tạo thành một lực lượng tổng thể mạnh mẽ hơn. Đồng thời biến đây thành bàn đạp để tràn ngập các khu vực còn lại của khu vực Donbass.Ngoài ra, sau khi quân đội Nga tràn ngập được Bakhmut, họ phải đối phó với tàn quân Ukraine bị mắc kẹt bên trong pháo đài ngầm và các đường hầm gần đó. Ngoài ra, quân đội Nga cũng sẽ chặn quân đội Ukraine đang chuẩn bị phản công.Mặc dù quân Nga đã chiếm toàn bộ quận trung tâm Bakhmut và nắm quyền kiểm soát các khu vực xung quanh, bao gồm cả tòa thị chính thành phố; nhưng giao tranh vẫn chưa kết thúc. Nhiệm vụ của quân đội Nga bây giờ là truy quét tàn quân Ukraine và ngăn chặn quân đội Ukraine phản công.Quân đội Nga cho biết, họ đã đánh bật hầu hết các đơn vị quân đội Ukraine trên mặt đất ở Bakhmut, tuy nhiên một số quân Ukraine vẫn bị mắc kẹt bên trong pháo đài ngầm của nhà máy luyện kim. Tất nhiên, đối với quân đội Nga, việc tràn ngập được Bakhmut không có nghĩa là trận chiến đã kết thúc.Hiện quyền kiểm soát Bakhmut của Ukraine đã không còn, nhưng họ vẫn còn một số lượng lớn binh lính trong các công sự ngầm và một số tòa nhà; nên bước tiếp theo để quân đội Nga giải tỏa tàn quân Ukraine vẫn còn nhiều gian nan. Và họ sẽ mất một thời gian để kết thúc hoàn toàn chiến dịch Bakhmut.Về phía Ukraine, hiện họ vẫn chưa thừa nhận mình đã mất quyền kiểm soát Bakhmut, điều đó có nghĩa là phía Ukraine vẫn chưa thừa nhận thất bại và khả năng sự kháng cự sẽ tiếp tục. Minh chứng là họ vẫn còn tập trung khoảng 80.000 quân xung quanh Bakhmut và đe dọa mở cuộc phản công; đây là điều mà quân đội Nga phải lo đối phó.Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều hướng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là hỏa lực. Xung đột Nga-Ukraine không phải là một cuộc chiến số hóa hiện đại điển hình, giống như cuộc chiến do Mỹ cầm đầu tiến hành từ đầu thập niên 1990 đến nay; mà giống một cuộc chiến tổng lực thông thường hơn.Cuộc xung đột Nga-Ukraine ban đầu đã phát triển thành cuộc chiến giữa Nga và toàn bộ phương Tây do Mỹ đứng đầu, trong đó hỏa lực đã trở thành yếu tố quyết định quan trọng nhất. Nga đã bắn hơn 4 triệu quả đạn pháo trong chiến dịch Bakhmut (đến thời điểm hiện tại); đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến quân đội Ukraine dù cố gắng nhưng không thể chống cự nổi.Vào thời kỳ đỉnh cao, quân đội Nga tiêu thụ 50.000 viên đạn pháo các loại mỗi ngày; trung bình là từ 20.000 đến 30.000 viên đạn pháo một ngày. Nên nhớ Bakhmut là một thành phố nhỏ, mặc dù có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng diện tịch không quá lớn. Ngay cả khi chiến dịch liên quan đến vùng ngoại ô Bakhmut nữa, thì hơn 4 triệu quả đạn pháo là một thống kê đáng kinh ngạc.Hỏa lực ác liệt của quân đội Nga đã phủ bóng đen tâm lý lên quân đội Ukraine. Các loại pháo hạng nặng của quân đội Nga đã có mặt tại mặt trận Bakhmut; cùng với đó là các loại đạn dược như pháo nhiệt áp, bom cháy của quân đội Nga cũng được đưa vào thực chiến. Chiến thuật tác chiến của quân đội Nga đơn giản và thiên về sức mạnh hỏa lực, đôi khi có vẻ thiếu linh hoạt; nhưng chiến thuật này vẫn hiệu quả nhất trên chiến trường Ukraine. Ngay cả khi Ukraine nhận được rất nhiều hỗ trợ tình báo từ Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác trong chiến đấu, thì hỏa lực ác liệt của quân đội Nga vẫn chiếm ưu thế hơn tất cả.Sau khi Liên Xô tan rã, Nga giữ lại khoảng 18.497 khẩu pháo và tiếp tục sản xuất thêm khoảng 4.700 khẩu. Tất cả các loại pháo binh của Nga đều tạo thành ưu thế đè bẹp quân đội Ukraine về số lượng. Phía Ukraine cho rằng, hỏa lực của quân đội Nga quá khốc liệt, điều này đã tạo ra một bóng đen tâm lý đối với quân đội Ukraine.Với việc Quân đội Nga sử dụng hỏa lực một cách tàn khốc, thì những điểm yếu của quân đội Ukraine ở chiến trường Bakhmut cũng đã được bộc lộ hoàn toàn. Ngoài việc sử dụng pháo binh, Nga còn sử dụng một số lượng lớn vũ khí có độ chính xác cao như tên lửa hành trình Kalibr 3M14, tên lửa chống bức xạ Kh-31P, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander…Quân đội Nga đã sử dụng sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt sinh lực và phá hủy các công sự phòng ngự kiên cố của quân đội Ukraine, thông qua sức mạnh hỏa lực tập trung theo kiểu bắn “mưa đạn”; do đó tránh được cận chiến không cần thiết và giảm thương vong cho phe mình.Ngoài ra, hỏa lực của Quân đội Nga thường tung ra những đòn chí mạng có chủ đích. Trong chiến dịch Bakhmut, quân đội Ukraine lần lượt mất các vị trí trọng yếu do quân đội Nga liên tục tung đòn quyết tử và không cho quân đội Ukraine cơ hội để thở.Việc để quân Nga liên tiếp đột phá thành công vào các trận địa phòng ngự tại Bakhmut, và từ đó những điểm yếu của Ukraine bắt đầu lộ ra và cuộc tấn công tiếp theo của quân đội Nga sẽ có mục tiêu hơn. Chuyên gia quân sự Glen Grant của Tổ chức An ninh Baltic, đã xác định một số điểm yếu mà quân đội Ukraine đã bộc lộ trong chiến dịch Bakhmut: Một là, khả năng trinh sát, tình báo, giám sát, chỉ huy, thông tin còn lạc hậu, quan liêu còn trầm trọng. Một khi chỉ huy Ukraine mất đi sự hỗ trợ của tình báo phương Tây, họ sẽ rơi vào sai lầm chỉ huy hỗn loạn, không có khả năng thích ứng với những thay đổi.Thứ hai là khả năng phối hợp kém và khả năng tổng thể yếu. Các đơn vị khác nhau của quân đội Ukraine thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công nhầm lẫn, chủ yếu là do sự phối hợp nội bộ của quân đội Ukraine kém, các liên kết thông tin liên lạc và tình báo có vấn đề.Thứ ba là trình độ huấn luyện kém, ý chí chiến đấu không đủ. Trình độ huấn luyện của Quân đội Ukraine còn yếu, nhiều người trong số họ là tân binh mới được huy động, chưa được huấn luyện đầy đủ nhưng đã cho ra chiến trường. Ngoài ra, việc thiếu ý chí chiến đấu cũng khiến quân đội Ukraine thường xuyên xảy ra binh biến.
CCTV khẳng định, đây là một chiến thắng mang tính bước ngoặt của quân đội Nga, đồng thời nó cũng cho thấy quân đội Nga cuối cùng đã tràn ngập Bakhmut, vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng sau hơn 8 tháng giao tranh khốc liệt.
Sau khi quân đội Nga giành được vị trí chiến lược này, họ sẽ sử dụng nơi này làm căn cứ để liên kết các lực lượng tấn công khác nhau của quân đội Nga theo chuỗi, để tạo thành một lực lượng tổng thể mạnh mẽ hơn. Đồng thời biến đây thành bàn đạp để tràn ngập các khu vực còn lại của khu vực Donbass.
Ngoài ra, sau khi quân đội Nga tràn ngập được Bakhmut, họ phải đối phó với tàn quân Ukraine bị mắc kẹt bên trong pháo đài ngầm và các đường hầm gần đó. Ngoài ra, quân đội Nga cũng sẽ chặn quân đội Ukraine đang chuẩn bị phản công.
Mặc dù quân Nga đã chiếm toàn bộ quận trung tâm Bakhmut và nắm quyền kiểm soát các khu vực xung quanh, bao gồm cả tòa thị chính thành phố; nhưng giao tranh vẫn chưa kết thúc. Nhiệm vụ của quân đội Nga bây giờ là truy quét tàn quân Ukraine và ngăn chặn quân đội Ukraine phản công.
Quân đội Nga cho biết, họ đã đánh bật hầu hết các đơn vị quân đội Ukraine trên mặt đất ở Bakhmut, tuy nhiên một số quân Ukraine vẫn bị mắc kẹt bên trong pháo đài ngầm của nhà máy luyện kim. Tất nhiên, đối với quân đội Nga, việc tràn ngập được Bakhmut không có nghĩa là trận chiến đã kết thúc.
Hiện quyền kiểm soát Bakhmut của Ukraine đã không còn, nhưng họ vẫn còn một số lượng lớn binh lính trong các công sự ngầm và một số tòa nhà; nên bước tiếp theo để quân đội Nga giải tỏa tàn quân Ukraine vẫn còn nhiều gian nan. Và họ sẽ mất một thời gian để kết thúc hoàn toàn chiến dịch Bakhmut.
Về phía Ukraine, hiện họ vẫn chưa thừa nhận mình đã mất quyền kiểm soát Bakhmut, điều đó có nghĩa là phía Ukraine vẫn chưa thừa nhận thất bại và khả năng sự kháng cự sẽ tiếp tục. Minh chứng là họ vẫn còn tập trung khoảng 80.000 quân xung quanh Bakhmut và đe dọa mở cuộc phản công; đây là điều mà quân đội Nga phải lo đối phó.
Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều hướng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là hỏa lực. Xung đột Nga-Ukraine không phải là một cuộc chiến số hóa hiện đại điển hình, giống như cuộc chiến do Mỹ cầm đầu tiến hành từ đầu thập niên 1990 đến nay; mà giống một cuộc chiến tổng lực thông thường hơn.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine ban đầu đã phát triển thành cuộc chiến giữa Nga và toàn bộ phương Tây do Mỹ đứng đầu, trong đó hỏa lực đã trở thành yếu tố quyết định quan trọng nhất. Nga đã bắn hơn 4 triệu quả đạn pháo trong chiến dịch Bakhmut (đến thời điểm hiện tại); đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến quân đội Ukraine dù cố gắng nhưng không thể chống cự nổi.
Vào thời kỳ đỉnh cao, quân đội Nga tiêu thụ 50.000 viên đạn pháo các loại mỗi ngày; trung bình là từ 20.000 đến 30.000 viên đạn pháo một ngày. Nên nhớ Bakhmut là một thành phố nhỏ, mặc dù có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng diện tịch không quá lớn. Ngay cả khi chiến dịch liên quan đến vùng ngoại ô Bakhmut nữa, thì hơn 4 triệu quả đạn pháo là một thống kê đáng kinh ngạc.
Hỏa lực ác liệt của quân đội Nga đã phủ bóng đen tâm lý lên quân đội Ukraine. Các loại pháo hạng nặng của quân đội Nga đã có mặt tại mặt trận Bakhmut; cùng với đó là các loại đạn dược như pháo nhiệt áp, bom cháy của quân đội Nga cũng được đưa vào thực chiến.
Chiến thuật tác chiến của quân đội Nga đơn giản và thiên về sức mạnh hỏa lực, đôi khi có vẻ thiếu linh hoạt; nhưng chiến thuật này vẫn hiệu quả nhất trên chiến trường Ukraine. Ngay cả khi Ukraine nhận được rất nhiều hỗ trợ tình báo từ Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác trong chiến đấu, thì hỏa lực ác liệt của quân đội Nga vẫn chiếm ưu thế hơn tất cả.
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga giữ lại khoảng 18.497 khẩu pháo và tiếp tục sản xuất thêm khoảng 4.700 khẩu. Tất cả các loại pháo binh của Nga đều tạo thành ưu thế đè bẹp quân đội Ukraine về số lượng. Phía Ukraine cho rằng, hỏa lực của quân đội Nga quá khốc liệt, điều này đã tạo ra một bóng đen tâm lý đối với quân đội Ukraine.
Với việc Quân đội Nga sử dụng hỏa lực một cách tàn khốc, thì những điểm yếu của quân đội Ukraine ở chiến trường Bakhmut cũng đã được bộc lộ hoàn toàn. Ngoài việc sử dụng pháo binh, Nga còn sử dụng một số lượng lớn vũ khí có độ chính xác cao như tên lửa hành trình Kalibr 3M14, tên lửa chống bức xạ Kh-31P, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander…
Quân đội Nga đã sử dụng sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt sinh lực và phá hủy các công sự phòng ngự kiên cố của quân đội Ukraine, thông qua sức mạnh hỏa lực tập trung theo kiểu bắn “mưa đạn”; do đó tránh được cận chiến không cần thiết và giảm thương vong cho phe mình.
Ngoài ra, hỏa lực của Quân đội Nga thường tung ra những đòn chí mạng có chủ đích. Trong chiến dịch Bakhmut, quân đội Ukraine lần lượt mất các vị trí trọng yếu do quân đội Nga liên tục tung đòn quyết tử và không cho quân đội Ukraine cơ hội để thở.
Việc để quân Nga liên tiếp đột phá thành công vào các trận địa phòng ngự tại Bakhmut, và từ đó những điểm yếu của Ukraine bắt đầu lộ ra và cuộc tấn công tiếp theo của quân đội Nga sẽ có mục tiêu hơn. Chuyên gia quân sự Glen Grant của Tổ chức An ninh Baltic, đã xác định một số điểm yếu mà quân đội Ukraine đã bộc lộ trong chiến dịch Bakhmut:
Một là, khả năng trinh sát, tình báo, giám sát, chỉ huy, thông tin còn lạc hậu, quan liêu còn trầm trọng. Một khi chỉ huy Ukraine mất đi sự hỗ trợ của tình báo phương Tây, họ sẽ rơi vào sai lầm chỉ huy hỗn loạn, không có khả năng thích ứng với những thay đổi.
Thứ hai là khả năng phối hợp kém và khả năng tổng thể yếu. Các đơn vị khác nhau của quân đội Ukraine thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công nhầm lẫn, chủ yếu là do sự phối hợp nội bộ của quân đội Ukraine kém, các liên kết thông tin liên lạc và tình báo có vấn đề.
Thứ ba là trình độ huấn luyện kém, ý chí chiến đấu không đủ. Trình độ huấn luyện của Quân đội Ukraine còn yếu, nhiều người trong số họ là tân binh mới được huy động, chưa được huấn luyện đầy đủ nhưng đã cho ra chiến trường. Ngoài ra, việc thiếu ý chí chiến đấu cũng khiến quân đội Ukraine thường xuyên xảy ra binh biến.