Trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng Nga vẫn liên tục tăng cường sức mạnh cho căn cứ quân sự số 201 trên đất Tajikistan thông qua nhiều loại vũ khí hạng nặng hiện đại, mục đích của hành động trên dĩ nhiên là nhằm đề phòng các các tay súng của tổ chức Taliban.Ngoài việc điều động 30 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M tới điểm nóng, dự kiến vào cuối năm nay, Nga sẽ bổ sung hơn 100 xe bọc thép nhằm tạo ra cụm tác chiến bộ binh cơ giới hoàn chỉnh cho đơn vị đóng tại đây.Việc chuyển giao thiết bị quân sự sang nước láng giềng Tajikistan là để sẵn sàng đối phó một cuộc tấn công có thể xảy ra vào quốc gia này, bởi phong trào Taliban hiện vẫn bị Moskva xem như một tổ chức khủng bố."Nga sẽ trợ giúp Tajikistan đầy đủ theo nghĩa vụ thành viên Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể - CSTO trong trường hợp xảy ra chiến sự ở biên giới", tuyên bố của người đứng đầu Cục thiết giáp Quân khu Trung tâm - ông Hanif Beglov nói rõ.Bất chấp những tuyên bố của Taliban rằng phong trào Hồi giáo này không có ý định leo thang xung đột với các nước láng giềng, nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công hay yếu tố gây bất ổn nhằm vào những đồng minh của Nga là rất cao.Đặc biệt cần lưu ý đến những lời cảnh báo trước đó của Taliban đối với Tajikistan và Uzbekistan, khi một bên ủng hộ quân kháng chiến tại Thung lũng Panjshir, còn bên kia dứt khoát không trả lại số máy bay được các phi công Afghanistan sử dụng để lánh nạn.Mới đây xuất hiện thông tin cho biết trong tương lai gần, các nước CSTO có ý định tiến hành một cuộc tập trận ở biên giới Tajikistan và Afghanistan, kịch bản chính là thực hiện nhiệm vụ đẩy lùi cuộc tấn công của quân khủng bố.Trong diễn biến mới nhất, Taliban đã đưa ra thống kê chi tiết về con số máy bay bị các cựu phi công Không quân Afghanistan đánh cắp nhằm di tản sang nước ngoài ngay trước khi lực lượng này chiếm thủ đô Kabul.Theo nguồn tin từ Taliban, ít nhất 26 trực thăng và 35 máy bay "cánh cứng" đã đào thoát sang hai quốc gia lân cận, qua đó tước đi một phần đáng kể số thiết bị quân sự có thể sử dụng được của Taliban.Báo cáo chi tiết cho hay chủng loại máy bay đã di tản như sau: 19 trực thăng Mi-17; 7 trực thăng UH-60;
7 máy bay cường kích A-29 Tucano (1 chiếc bị phòng không Uzbekistan bắn rơi); 17 máy bay trinh sát hạng nhẹ Cessna 209B và 11 chiếc Pilatus-12NG.Hiện nay phần lớn trang thiết bị của Không quân Afghanistan đang nằm trên lãnh thổ Tajikistan và Uzbekistan. Phía Taliban yêu cầu được nhận lại toàn bộ các phương tiện nói trên nhưng mong muốn của họ khó thành hiện thực.Gần đây xuất hiện nhận định trong thời gian tới, số phi cơ nói trên sẽ được đưa đến những căn cứ quân sự của Mỹ, trong khuôn khổ thỏa thuận đã đạt được giữa các quốc gia.Trước đó có thông tin cho rằng số máy bay từng thuộc về Không quân Afghanistan hiện đóng ở Tajikistan và Uzbekistan đã tấn công các tay súng Taliban quanh Thung lũng Panjshir.Tuy nhiên cáo buộc này chưa được bất cứ bên liên quan nào xác nhận, bất chấp thực tế là đã diễn ra những trận oanh kích nhằm vào Taliban do máy bay bí ẩn, chưa rõ thuộc về lực lượng nào tiến hành.
Trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng Nga vẫn liên tục tăng cường sức mạnh cho căn cứ quân sự số 201 trên đất Tajikistan thông qua nhiều loại vũ khí hạng nặng hiện đại, mục đích của hành động trên dĩ nhiên là nhằm đề phòng các các tay súng của tổ chức Taliban.
Ngoài việc điều động 30 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M tới điểm nóng, dự kiến vào cuối năm nay, Nga sẽ bổ sung hơn 100 xe bọc thép nhằm tạo ra cụm tác chiến bộ binh cơ giới hoàn chỉnh cho đơn vị đóng tại đây.
Việc chuyển giao thiết bị quân sự sang nước láng giềng Tajikistan là để sẵn sàng đối phó một cuộc tấn công có thể xảy ra vào quốc gia này, bởi phong trào Taliban hiện vẫn bị Moskva xem như một tổ chức khủng bố.
"Nga sẽ trợ giúp Tajikistan đầy đủ theo nghĩa vụ thành viên Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể - CSTO trong trường hợp xảy ra chiến sự ở biên giới", tuyên bố của người đứng đầu Cục thiết giáp Quân khu Trung tâm - ông Hanif Beglov nói rõ.
Bất chấp những tuyên bố của Taliban rằng phong trào Hồi giáo này không có ý định leo thang xung đột với các nước láng giềng, nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công hay yếu tố gây bất ổn nhằm vào những đồng minh của Nga là rất cao.
Đặc biệt cần lưu ý đến những lời cảnh báo trước đó của Taliban đối với Tajikistan và Uzbekistan, khi một bên ủng hộ quân kháng chiến tại Thung lũng Panjshir, còn bên kia dứt khoát không trả lại số máy bay được các phi công Afghanistan sử dụng để lánh nạn.
Mới đây xuất hiện thông tin cho biết trong tương lai gần, các nước CSTO có ý định tiến hành một cuộc tập trận ở biên giới Tajikistan và Afghanistan, kịch bản chính là thực hiện nhiệm vụ đẩy lùi cuộc tấn công của quân khủng bố.
Trong diễn biến mới nhất, Taliban đã đưa ra thống kê chi tiết về con số máy bay bị các cựu phi công Không quân Afghanistan đánh cắp nhằm di tản sang nước ngoài ngay trước khi lực lượng này chiếm thủ đô Kabul.
Theo nguồn tin từ Taliban, ít nhất 26 trực thăng và 35 máy bay "cánh cứng" đã đào thoát sang hai quốc gia lân cận, qua đó tước đi một phần đáng kể số thiết bị quân sự có thể sử dụng được của Taliban.
Báo cáo chi tiết cho hay chủng loại máy bay đã di tản như sau: 19 trực thăng Mi-17; 7 trực thăng UH-60;
7 máy bay cường kích A-29 Tucano (1 chiếc bị phòng không Uzbekistan bắn rơi); 17 máy bay trinh sát hạng nhẹ Cessna 209B và 11 chiếc Pilatus-12NG.
Hiện nay phần lớn trang thiết bị của Không quân Afghanistan đang nằm trên lãnh thổ Tajikistan và Uzbekistan. Phía Taliban yêu cầu được nhận lại toàn bộ các phương tiện nói trên nhưng mong muốn của họ khó thành hiện thực.
Gần đây xuất hiện nhận định trong thời gian tới, số phi cơ nói trên sẽ được đưa đến những căn cứ quân sự của Mỹ, trong khuôn khổ thỏa thuận đã đạt được giữa các quốc gia.
Trước đó có thông tin cho rằng số máy bay từng thuộc về Không quân Afghanistan hiện đóng ở Tajikistan và Uzbekistan đã tấn công các tay súng Taliban quanh Thung lũng Panjshir.
Tuy nhiên cáo buộc này chưa được bất cứ bên liên quan nào xác nhận, bất chấp thực tế là đã diễn ra những trận oanh kích nhằm vào Taliban do máy bay bí ẩn, chưa rõ thuộc về lực lượng nào tiến hành.