Robot chiến đấu Uran-9 ban đầu được Nga điều đến chiến trường Syria tham gia cuộc chiến chống khủng bố từ năm 2017. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, lực lượng Nga đã quyết định rút cỗ máy chiến đấu này về nước do khả năng tác chiến yếu kém.Chính hãng RIA dẫn nguồn tin quân sự Nga cũng từng thừa nhận, hiệu suất hoạt động của Uran-9 tại thực địa bị đánh giá là kém và không thể thay thế vai trò của người lính trên chiến trường, làm tăng chi phí, cồng kềnh và không làm thay đổi năng lực tác chiến của đơn vị bộ binh cơ giới trang bị nó.Trên chiến trường Syria khoảng cách trung bình mà trạm điều khiển có thể kiểm soát robot chỉ là 300 - 500 m trong hoàn cảnh địa hình trống trải không có nhà cao tầng nhưng vẫn xảy ra 17 trường hợp mất tín hiệu ngắn với robot trong 1 phút và 2 trường hợp mất tín hiệu dài trong gần 1 giờ 30 phút.Cùng với đó, khung gầm của robot Uran-9 hay bị hỏng vặt và không vượt qua được các chướng ngại vật đơn giản. Về hỏa lực, pháo 2A72 cỡ 30 mm hoạt động không đảm bảo khi có tới 6 lần kẹt đạn, tên lửa chống tăng bắn không đúng lúc (chậm hoặc sớm, 8 trường hợp), kính ngắm ảnh nhiệt hỏng 2 lần.Điểm khiến Uran-9 không thích hợp nhất trong môi trường tác chiến hiện đại là chúng chỉ có thể bắn khi đứng yên vì vũ khí và khí tài quang học không có hệ thống ổn định.Chính điều này khiến Uran-9 phải nhận không ít chỉ trích, có thời điểm Nga đã rút toàn bộ loại robot chiến đấu này khỏi chiến trường Syria.Việc tái triển khai dòng robot chiến đấu hạng nặng này sang chiến trường Syria được giới quan sát rất chú ý.Các ý kiến nhận định đều cho rằng, rất có thể Nga đã khắc phục được những yếu điểm trên loại robot chiến đấu này.Vì vậy việc tái triển khai chúng sang chiến trường Syria là nhằm kiểm tra thông số thực chiến sau nâng cấp.Cỗ máy chiến đấu Uran-9 không người lái được Nga kỳ vọng cho phép chiếm ưu thế hoàn toàn trên bộ đặc biệt là cuộc chiến trong đô thị.Hệ thống vũ khí của Robot Uran-9 rất đáng nể khi nó được trang bị pháo tự động 30 mm, tên lửa chống tăng và ống phóng đạn cháy đem lại sức mạnh tác chiến vượt trội trên chiến trường.Được tập đoàn vũ khí nhà nước Rosoboronexport phát triển, nguyên mẫu Uran-9 đã được giới thiệu vào đầu năm 2016 và được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào cuối năm 2017.Loại vũ khí này đã nhận được nhiều sự chú ý không chỉ từ phía Nga mà còn từ phương Tây và MỹChuyên gia phân tích quân sự Dave Majumdar của Tạp chí The National Interest gọi đây là "sứ giả của tương lai".Robot này có chiều dài 5,1 m; rộng 2,53 m; cao 2,5 m; trọng lượng chiến đấu 10 tấn. Kích thước này tương đương với một số xe thiết giáp chở quân hiện nay.Thân xe được bọc giáp có khả năng chống vũ khí cá nhân. Xe sử dụng khung gầm bánh xích cho phép di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau. Động cơ diesel đa nhiên liệu đạt tốc độ tối đa 35 km/h.Uran-9 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 6 km vào ban ngày và 3 km vào ban đêm nhờ được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi, trong đó có hệ thống báo động laser, thiết bị phát hiện, nhận dạng và bám mục tiêu.Uran-9 được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu, yểm trợ hỏa lực và chống khủng bố. Nó sẽ thay thế cho binh lính trong các nhiệm vụ có nguy cơ cao.Để tiêu diệt đối phương, robot Uran-9 được trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển 9M120 Ataka với hệ thống dẫn đường bằng sóng vô tuyến SACLOS, nó được thiết kế để tiêu diệt bất kỳ các xe tăng chiến đấu của các nước khác, bao gồm cả khi chúng được trang bị giáp phản ứng nổ.Tên lửa được dẫn hướng bằng sóng vô tuyến có thể tiêu diệt xe tăng trong phạm vi từ 400 đến 6.000 m.Bên cạnh đó, trên Uran-9 còn có 2 hệ thống tên lửa phòng không 9S846 Strelets MANPADS (mỗi hệ thống lắp 3 quả tên lửa 9K33 Igla).Ngoài tên lửa, Uran-9 còn được trang bị 6 ống phóng đạn nhiệt áp RPO Shmel với tầm bắn tối đa 1.700 m.Đây là vũ khí rất hiệu quả trong việc tiêu diệt bộ binh ẩn nấp trong hầm hào. Với dàn hỏa lực hiện đại như vậy, Uran-9 thậm chí còn mạnh hơn hẳn xe bọc thép Stryker của Mỹ vốn chỉ được trang bị đại liên M2 và súng phóng lựu MK19.Không những vậy Nga còn trang bị cho Uran-9 dàn hỏa lực cực mạnh với pháo tự động 2A72, cỡ nòng 30 mm có thể bắn đại cháy và đạn xuyên giáp và súng máy đồng trục 7,62mm. Với việc tinh chỉnh lại sau màn thực chiến tại Syria, giới chuyên gia cho rằng Uran-9 của Nga lúc này mới thực sự phô diễn khả năng sát thủ của mình.
Robot chiến đấu Uran-9 ban đầu được Nga điều đến chiến trường Syria tham gia cuộc chiến chống khủng bố từ năm 2017. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, lực lượng Nga đã quyết định rút cỗ máy chiến đấu này về nước do khả năng tác chiến yếu kém.
Chính hãng RIA dẫn nguồn tin quân sự Nga cũng từng thừa nhận, hiệu suất hoạt động của Uran-9 tại thực địa bị đánh giá là kém và không thể thay thế vai trò của người lính trên chiến trường, làm tăng chi phí, cồng kềnh và không làm thay đổi năng lực tác chiến của đơn vị bộ binh cơ giới trang bị nó.
Trên chiến trường Syria khoảng cách trung bình mà trạm điều khiển có thể kiểm soát robot chỉ là 300 - 500 m trong hoàn cảnh địa hình trống trải không có nhà cao tầng nhưng vẫn xảy ra 17 trường hợp mất tín hiệu ngắn với robot trong 1 phút và 2 trường hợp mất tín hiệu dài trong gần 1 giờ 30 phút.
Cùng với đó, khung gầm của robot Uran-9 hay bị hỏng vặt và không vượt qua được các chướng ngại vật đơn giản. Về hỏa lực, pháo 2A72 cỡ 30 mm hoạt động không đảm bảo khi có tới 6 lần kẹt đạn, tên lửa chống tăng bắn không đúng lúc (chậm hoặc sớm, 8 trường hợp), kính ngắm ảnh nhiệt hỏng 2 lần.
Điểm khiến Uran-9 không thích hợp nhất trong môi trường tác chiến hiện đại là chúng chỉ có thể bắn khi đứng yên vì vũ khí và khí tài quang học không có hệ thống ổn định.
Chính điều này khiến Uran-9 phải nhận không ít chỉ trích, có thời điểm Nga đã rút toàn bộ loại robot chiến đấu này khỏi chiến trường Syria.
Việc tái triển khai dòng robot chiến đấu hạng nặng này sang chiến trường Syria được giới quan sát rất chú ý.
Các ý kiến nhận định đều cho rằng, rất có thể Nga đã khắc phục được những yếu điểm trên loại robot chiến đấu này.
Vì vậy việc tái triển khai chúng sang chiến trường Syria là nhằm kiểm tra thông số thực chiến sau nâng cấp.
Cỗ máy chiến đấu Uran-9 không người lái được Nga kỳ vọng cho phép chiếm ưu thế hoàn toàn trên bộ đặc biệt là cuộc chiến trong đô thị.
Hệ thống vũ khí của Robot Uran-9 rất đáng nể khi nó được trang bị pháo tự động 30 mm, tên lửa chống tăng và ống phóng đạn cháy đem lại sức mạnh tác chiến vượt trội trên chiến trường.
Được tập đoàn vũ khí nhà nước Rosoboronexport phát triển, nguyên mẫu Uran-9 đã được giới thiệu vào đầu năm 2016 và được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào cuối năm 2017.
Loại vũ khí này đã nhận được nhiều sự chú ý không chỉ từ phía Nga mà còn từ phương Tây và Mỹ
Chuyên gia phân tích quân sự Dave Majumdar của Tạp chí The National Interest gọi đây là "sứ giả của tương lai".
Robot này có chiều dài 5,1 m; rộng 2,53 m; cao 2,5 m; trọng lượng chiến đấu 10 tấn. Kích thước này tương đương với một số xe thiết giáp chở quân hiện nay.
Thân xe được bọc giáp có khả năng chống vũ khí cá nhân. Xe sử dụng khung gầm bánh xích cho phép di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau. Động cơ diesel đa nhiên liệu đạt tốc độ tối đa 35 km/h.
Uran-9 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 6 km vào ban ngày và 3 km vào ban đêm nhờ được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi, trong đó có hệ thống báo động laser, thiết bị phát hiện, nhận dạng và bám mục tiêu.
Uran-9 được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu, yểm trợ hỏa lực và chống khủng bố. Nó sẽ thay thế cho binh lính trong các nhiệm vụ có nguy cơ cao.
Để tiêu diệt đối phương, robot Uran-9 được trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển 9M120 Ataka với hệ thống dẫn đường bằng sóng vô tuyến SACLOS, nó được thiết kế để tiêu diệt bất kỳ các xe tăng chiến đấu của các nước khác, bao gồm cả khi chúng được trang bị giáp phản ứng nổ.
Tên lửa được dẫn hướng bằng sóng vô tuyến có thể tiêu diệt xe tăng trong phạm vi từ 400 đến 6.000 m.
Bên cạnh đó, trên Uran-9 còn có 2 hệ thống tên lửa phòng không 9S846 Strelets MANPADS (mỗi hệ thống lắp 3 quả tên lửa 9K33 Igla).
Ngoài tên lửa, Uran-9 còn được trang bị 6 ống phóng đạn nhiệt áp RPO Shmel với tầm bắn tối đa 1.700 m.
Đây là vũ khí rất hiệu quả trong việc tiêu diệt bộ binh ẩn nấp trong hầm hào. Với dàn hỏa lực hiện đại như vậy, Uran-9 thậm chí còn mạnh hơn hẳn xe bọc thép Stryker của Mỹ vốn chỉ được trang bị đại liên M2 và súng phóng lựu MK19.
Không những vậy Nga còn trang bị cho Uran-9 dàn hỏa lực cực mạnh với pháo tự động 2A72, cỡ nòng 30 mm có thể bắn đại cháy và đạn xuyên giáp và súng máy đồng trục 7,62mm. Với việc tinh chỉnh lại sau màn thực chiến tại Syria, giới chuyên gia cho rằng Uran-9 của Nga lúc này mới thực sự phô diễn khả năng sát thủ của mình.