Theo TASS, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công bố việc sản xuất 12 mẫu vũ khí đầy triển vọng của Nga đã bị ngừng lại sau khi các cuộc thử nghiệm chúng trong chiến đấu tại Syria không thành công."Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc phân tích, không phải một cũng không phải 10. Tôi có thể nói rằng khoảng 300 loại vũ khí đã được sửa đổi có tính đến kinh nghiệm thực chiến ở Syria và chúng tôi đã ngưng sản xuất 12 mẫu vũ khí từng được coi là đầy triển vọng", ông Shoigu tuyên bố.Mặc dù số phận của 12 mẫu vũ khí thế hệ mới đã được Nga quyết định nhưng lãnh đạo Bộ Quốc phòng nước này không tiết lộ danh tính cụ thể nhưng chương trình bị "chết yểu" này. Tuy nhiên theo thông tin từ Viện nghiên cứu Trung ương 3 của Bộ Quốc phòng Nga, đứng đầu trong số này chính là robot chiến đấu Uran-9.Nguồn tin này cho biết, hiệu suất hoạt động của Uran-9 tại thực địa bị đánh giá là kém và không thể thay thế vai trò của người lính trên chiến trường, làm tăng chi phí, cồng kềnh và không làm thay đổi năng lực tác chiến của một đơn vị bộ binh cơ giới có trang bị nó.Tại Syria khoảng cách trung bình mà trạm điều khiển có thể kiểm soát robot chỉ là 300 - 500 m trong hoàn cảnh địa hình trống trải không có nhà cao tầng, nhưng vẫn xảy ra 17 trường hợp mất tín hiệu ngắn trong 1 phút và hai trường hợp mất tín hiệu dài trong gần 1 giờ 30 phút.Khung gầm của robot Uran-9 cũng có màn thể hiện rất kém, hay bị hỏng vặt và không vượt qua được các chướng ngại vật đơn giản. Về hỏa lực, pháo 2A72 cỡ 30 mm hoạt động không đảm bảo khi có tới 6 lần kẹt đạn, tên lửa chống tăng bắn không đúng lúc (chậm hoặc sớm, 8 trường hợp), kính ngắm ảnh nhiệt hỏng 2 lần.Nguy hiểm hơn, robot chỉ có thể bắn khi đứng yên vì vũ khí và khí tài quang học không có hệ thống ổn định. Hệ thống ngắm bắn tích hợp cho Uran-9 tỏ ra rất kém, tầm xác định mục tiêu chỉ là 2 km trong điều kiện lý tưởng, không có khả năng phát hiện khí tài trinh sát của địch, độ phân giải của màn hình hiển thị quá thấp.Tài liệu trên kết luận rằng các loại robot tự hành hiện tại của Nga chưa thể tham gia phối hợp hiệp đồng tác chiến quân binh chủng, lý do là bởi robot bị hạn chế khả năng nhận thức tình huống chiến thuật của người điều khiển, dẫn tới không theo kịp đội hình tác chiến.Tại thời điểm robot này đang tác chiến tại Syria, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng Uran-9 để tấn công mục tiêu cố định bao gồm hỏa điểm, công sự kiên cố và phòng thủ vị trí cố định. Ngoài ra, chỉ nên triển khai Uran-9 khi có sự hiện diện của các đơn trang bị tên lửa chống tăng, công binh, để tránh trường hợp robot bị vô hiệu hóa do mất tín hiệu hoặc trạm chỉ huy bị phá hủy, dẫn tới đơn vị mất khả năng hoàn thành nhiệm vụ.Và chính sự thất vọng mang tên Uran-9 đã khiến Nga nhanh chóng quyết định phát triển phiên bản robot chiến đấu của xe tăng hạng nặng T-72 với mã định danh là Storm. Ở thời điểm hiện tại, một mẫu thử nghiệm đã đã được hoàn thành, chứng minh tính khả thi của dự án vũ khí đầy tham vọng này.
Theo TASS, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công bố việc sản xuất 12 mẫu vũ khí đầy triển vọng của Nga đã bị ngừng lại sau khi các cuộc thử nghiệm chúng trong chiến đấu tại Syria không thành công.
"Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc phân tích, không phải một cũng không phải 10. Tôi có thể nói rằng khoảng 300 loại vũ khí đã được sửa đổi có tính đến kinh nghiệm thực chiến ở Syria và chúng tôi đã ngưng sản xuất 12 mẫu vũ khí từng được coi là đầy triển vọng", ông Shoigu tuyên bố.
Mặc dù số phận của 12 mẫu vũ khí thế hệ mới đã được Nga quyết định nhưng lãnh đạo Bộ Quốc phòng nước này không tiết lộ danh tính cụ thể nhưng chương trình bị "chết yểu" này. Tuy nhiên theo thông tin từ Viện nghiên cứu Trung ương 3 của Bộ Quốc phòng Nga, đứng đầu trong số này chính là robot chiến đấu Uran-9.
Nguồn tin này cho biết, hiệu suất hoạt động của Uran-9 tại thực địa bị đánh giá là kém và không thể thay thế vai trò của người lính trên chiến trường, làm tăng chi phí, cồng kềnh và không làm thay đổi năng lực tác chiến của một đơn vị bộ binh cơ giới có trang bị nó.
Tại Syria khoảng cách trung bình mà trạm điều khiển có thể kiểm soát robot chỉ là 300 - 500 m trong hoàn cảnh địa hình trống trải không có nhà cao tầng, nhưng vẫn xảy ra 17 trường hợp mất tín hiệu ngắn trong 1 phút và hai trường hợp mất tín hiệu dài trong gần 1 giờ 30 phút.
Khung gầm của robot Uran-9 cũng có màn thể hiện rất kém, hay bị hỏng vặt và không vượt qua được các chướng ngại vật đơn giản. Về hỏa lực, pháo 2A72 cỡ 30 mm hoạt động không đảm bảo khi có tới 6 lần kẹt đạn, tên lửa chống tăng bắn không đúng lúc (chậm hoặc sớm, 8 trường hợp), kính ngắm ảnh nhiệt hỏng 2 lần.
Nguy hiểm hơn, robot chỉ có thể bắn khi đứng yên vì vũ khí và khí tài quang học không có hệ thống ổn định. Hệ thống ngắm bắn tích hợp cho Uran-9 tỏ ra rất kém, tầm xác định mục tiêu chỉ là 2 km trong điều kiện lý tưởng, không có khả năng phát hiện khí tài trinh sát của địch, độ phân giải của màn hình hiển thị quá thấp.
Tài liệu trên kết luận rằng các loại robot tự hành hiện tại của Nga chưa thể tham gia phối hợp hiệp đồng tác chiến quân binh chủng, lý do là bởi robot bị hạn chế khả năng nhận thức tình huống chiến thuật của người điều khiển, dẫn tới không theo kịp đội hình tác chiến.
Tại thời điểm robot này đang tác chiến tại Syria, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng Uran-9 để tấn công mục tiêu cố định bao gồm hỏa điểm, công sự kiên cố và phòng thủ vị trí cố định. Ngoài ra, chỉ nên triển khai Uran-9 khi có sự hiện diện của các đơn trang bị tên lửa chống tăng, công binh, để tránh trường hợp robot bị vô hiệu hóa do mất tín hiệu hoặc trạm chỉ huy bị phá hủy, dẫn tới đơn vị mất khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Và chính sự thất vọng mang tên Uran-9 đã khiến Nga nhanh chóng quyết định phát triển phiên bản robot chiến đấu của xe tăng hạng nặng T-72 với mã định danh là Storm. Ở thời điểm hiện tại, một mẫu thử nghiệm đã đã được hoàn thành, chứng minh tính khả thi của dự án vũ khí đầy tham vọng này.