Súng phun lửa trên chiến trường rất lợi hại, không chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu trực tiếp, mà còn có thể tiêu diệt mục tiêu ở các góc chiến hào, đường hầm; ngọn lửa sẽ cháy ở bất cứ nơi nào nó dính vào, khiến đối phương không có chỗ để trốn.Hơn nữa ngọn lửa khi cháy tiêu hao rất nhiều dưỡng khí, kẻ địch cho dù không bị ngọn lửa gây bỏng, cũng rất nhanh sẽ ngạt thở. Trong thế chiến hai, chiến tranh Triều Tiên và nhiều cuộc chiến khác, súng phun lửa đã đóng một vai trò to lớn trong chiến đấu.Đặc biệt trong chiến tranh Thái Bình Dương, súng phun lửa của Mỹ đã đốt cháy dữ dội các hang, hầm, chiến hào của quân Nhật. Đóng một vai trò quan trọng trong các trận chiến Okinawa, Saipan và Iwo Jima. Súng phun lửa rất mạnh trong chiến tranh cận chiến, đường phố và chiến hào.Tuy nhiên, trong xung đột Nga-Ukraine, cả Quân đội Nga và Ukraine đều hiếm khi sử dụng súng phun lửa. Bởi thực tế chiến đấu ở Nga và Ukraine đã chứng minh, súng phun lửa không còn phù hợp với bối cảnh hiện đại.Nhược điểm lớn nhất của súng phun lửa cổ điển là tầm bắn quá ngắn, thường chỉ 50-80 mét. Hơn nữa, binh lính phải tiếp cận gần mục tiêu trong tầm sát thương của quá nhiều hỏa lực bộ binh đối phương; nên chiến sĩ sử dụng súng phun lửa phải là người dũng cảm, có ý chí chiến đấu cao, sức khỏe tốt. Do tầm bắn của súng phun lửa ngắn, thời gian bắn ngắn, nhưng thời gian tiếp cận mục tiêu quá dài; nên đây là một bài kiểm tra nghiêm ngặt về ý chí của người bắn. Điểm yếu nữa là súng phun lửa khi bắn xong, lại phải lùi về tuyến sau nạp thêm nhiên liệu, nên không thể bắn liên tục.Do đó, Quân đội Nga tại chiến trường Ukraine được trang bị súng phóng lựu nhiệt áp RPO-A Shmel, làm súng phun lửa mới. Súng có tầm bắn tối đa lên đến 1.000 m và tối thiểu là 20m, tầm bắn hiệu quả 200m; xa hơn nhiều lần so với súng phun lửa truyền thống.Hơn nữa, thời gian phóng của RPO-A ngắn, súng có trọng lượng nhẹ và dễ mang vác; trên chiến trường, lính bộ binh có thể thực hiện nhiều hành động kỹ thuật và chiến thuật khác nhau với các ống phóng trên lưng. RPO-A là hỏa lực cấp tiểu đội bộ binh, được trang bị tới tất cả các chiến sĩ trong tiểu đội.Trong chiến đấu của bộ binh Nga ở chiến trường Ukraine, sau màn pháo hỏa chuẩn bị, xe bọc thép được xe tăng dẫn dắt, đưa lính bộ binh đến tuyến đầu; sau đó sử dụng súng máy cỡ nòng lớn gắn trên xe để chế áp hỏa lực của đối phương, che chở cho linh bộ binh sử dụng súng phun lửa RPO-A tiếp cận gần, khai hỏa trực tiếp vào mục tiêu. Sau khi phóng đạn RPO-A vào khu vực mục tiêu, đạn nổ có thể ngay lập tức tạo ra nhiệt độ cao 2.500 độ, đủ để phá hủy mọi thứ. Đầu đạn nhiệt áp khi cháy sẽ tạo ra một vùng lửa có bán kính 3m, đốt cháy mục tiêu và hút sạch không khí trong phạm vi tương đương.RPO-A Shmel là loại "súng phun lửa" thế hệ mới, được Liên Xô (sau này là Nga) phát triển và trong những năm 1980 và hiện được trang bị rộng rãi trong Quân đội Nga. Mặc dù gọi là “súng phun lửa”, nhưng RPO-A Shmel lại có cơ cấu hoạt động như một súng phóng lựu, sử dụng đầu đạn nhiệt áp có tính sát thương rất cao. Về thiết kế mẫu vũ khí nhiệt áp cầm tay này cấu tạo gồm ống phóng bằng nhựa tổng hợp sử dụng một lần, trên ống có gắn thiết bị ngắm quang học (sử dụng chung cho các ống phóng), hai tay nắm và cơ cấu khai hỏa, bên trong chứa đạn phản lực. Hai đầu ống có nắp đậy và có gắn quai đeo để tiện trong hành quân. Loại đạn cơ bản của súng RPO-A Shmel là đạn nhiệt áp. Đầu đạn là loại nổ lõm, cho phép xuyên qua một số chướng ngại vật. Sau khi nổ, phần cơ bản của quả đạn sẽ tạo ra đám mây bụi và nó sẽ ngay lập tức phát nổ. Như vậy, hiệu quả vượt xa chất nổ thông thường.Với mẫu đạn tiêu chuẩn RPO-A, mục tiêu của súng phóng lựu nhiệt áp này các công sự bộ binh bằng gỗ (đất), sinh lực ẩn (lộ), phương tiện bọc thép hạng nhẹ và đôi khi là cả xe tăng. RPO-A cũng được đánh giá khá tốt trong tác chiến đô thị, với sức công phá tương đương đạn pháo 152mm.Súng phun lửa RPO-A Shmel có cỡ nòng 93mm, chiều dài 700mm; trọng lượng từ 2,1-2,3kg. Thông thường trong chiến đấu tiến công, mỗi lính bộ binh Nga được trang bị từ 3-5 ống phóng. Súng phun lửa RPO-A Shmel là loại vũ khí sở hữu sức mạnh hỏa lực đặc biệt, Ukraine và NATO không hề có loại vũ khí tương đương.
Súng phun lửa trên chiến trường rất lợi hại, không chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu trực tiếp, mà còn có thể tiêu diệt mục tiêu ở các góc chiến hào, đường hầm; ngọn lửa sẽ cháy ở bất cứ nơi nào nó dính vào, khiến đối phương không có chỗ để trốn.
Hơn nữa ngọn lửa khi cháy tiêu hao rất nhiều dưỡng khí, kẻ địch cho dù không bị ngọn lửa gây bỏng, cũng rất nhanh sẽ ngạt thở. Trong thế chiến hai, chiến tranh Triều Tiên và nhiều cuộc chiến khác, súng phun lửa đã đóng một vai trò to lớn trong chiến đấu.
Đặc biệt trong chiến tranh Thái Bình Dương, súng phun lửa của Mỹ đã đốt cháy dữ dội các hang, hầm, chiến hào của quân Nhật. Đóng một vai trò quan trọng trong các trận chiến Okinawa, Saipan và Iwo Jima. Súng phun lửa rất mạnh trong chiến tranh cận chiến, đường phố và chiến hào.
Tuy nhiên, trong xung đột Nga-Ukraine, cả Quân đội Nga và Ukraine đều hiếm khi sử dụng súng phun lửa. Bởi thực tế chiến đấu ở Nga và Ukraine đã chứng minh, súng phun lửa không còn phù hợp với bối cảnh hiện đại.
Nhược điểm lớn nhất của súng phun lửa cổ điển là tầm bắn quá ngắn, thường chỉ 50-80 mét. Hơn nữa, binh lính phải tiếp cận gần mục tiêu trong tầm sát thương của quá nhiều hỏa lực bộ binh đối phương; nên chiến sĩ sử dụng súng phun lửa phải là người dũng cảm, có ý chí chiến đấu cao, sức khỏe tốt.
Do tầm bắn của súng phun lửa ngắn, thời gian bắn ngắn, nhưng thời gian tiếp cận mục tiêu quá dài; nên đây là một bài kiểm tra nghiêm ngặt về ý chí của người bắn. Điểm yếu nữa là súng phun lửa khi bắn xong, lại phải lùi về tuyến sau nạp thêm nhiên liệu, nên không thể bắn liên tục.
Do đó, Quân đội Nga tại chiến trường Ukraine được trang bị súng phóng lựu nhiệt áp RPO-A Shmel, làm súng phun lửa mới. Súng có tầm bắn tối đa lên đến 1.000 m và tối thiểu là 20m, tầm bắn hiệu quả 200m; xa hơn nhiều lần so với súng phun lửa truyền thống.
Hơn nữa, thời gian phóng của RPO-A ngắn, súng có trọng lượng nhẹ và dễ mang vác; trên chiến trường, lính bộ binh có thể thực hiện nhiều hành động kỹ thuật và chiến thuật khác nhau với các ống phóng trên lưng. RPO-A là hỏa lực cấp tiểu đội bộ binh, được trang bị tới tất cả các chiến sĩ trong tiểu đội.
Trong chiến đấu của bộ binh Nga ở chiến trường Ukraine, sau màn pháo hỏa chuẩn bị, xe bọc thép được xe tăng dẫn dắt, đưa lính bộ binh đến tuyến đầu; sau đó sử dụng súng máy cỡ nòng lớn gắn trên xe để chế áp hỏa lực của đối phương, che chở cho linh bộ binh sử dụng súng phun lửa RPO-A tiếp cận gần, khai hỏa trực tiếp vào mục tiêu.
Sau khi phóng đạn RPO-A vào khu vực mục tiêu, đạn nổ có thể ngay lập tức tạo ra nhiệt độ cao 2.500 độ, đủ để phá hủy mọi thứ. Đầu đạn nhiệt áp khi cháy sẽ tạo ra một vùng lửa có bán kính 3m, đốt cháy mục tiêu và hút sạch không khí trong phạm vi tương đương.
RPO-A Shmel là loại "súng phun lửa" thế hệ mới, được Liên Xô (sau này là Nga) phát triển và trong những năm 1980 và hiện được trang bị rộng rãi trong Quân đội Nga. Mặc dù gọi là “súng phun lửa”, nhưng RPO-A Shmel lại có cơ cấu hoạt động như một súng phóng lựu, sử dụng đầu đạn nhiệt áp có tính sát thương rất cao.
Về thiết kế mẫu vũ khí nhiệt áp cầm tay này cấu tạo gồm ống phóng bằng nhựa tổng hợp sử dụng một lần, trên ống có gắn thiết bị ngắm quang học (sử dụng chung cho các ống phóng), hai tay nắm và cơ cấu khai hỏa, bên trong chứa đạn phản lực. Hai đầu ống có nắp đậy và có gắn quai đeo để tiện trong hành quân.
Loại đạn cơ bản của súng RPO-A Shmel là đạn nhiệt áp. Đầu đạn là loại nổ lõm, cho phép xuyên qua một số chướng ngại vật. Sau khi nổ, phần cơ bản của quả đạn sẽ tạo ra đám mây bụi và nó sẽ ngay lập tức phát nổ. Như vậy, hiệu quả vượt xa chất nổ thông thường.
Với mẫu đạn tiêu chuẩn RPO-A, mục tiêu của súng phóng lựu nhiệt áp này các công sự bộ binh bằng gỗ (đất), sinh lực ẩn (lộ), phương tiện bọc thép hạng nhẹ và đôi khi là cả xe tăng. RPO-A cũng được đánh giá khá tốt trong tác chiến đô thị, với sức công phá tương đương đạn pháo 152mm.
Súng phun lửa RPO-A Shmel có cỡ nòng 93mm, chiều dài 700mm; trọng lượng từ 2,1-2,3kg. Thông thường trong chiến đấu tiến công, mỗi lính bộ binh Nga được trang bị từ 3-5 ống phóng. Súng phun lửa RPO-A Shmel là loại vũ khí sở hữu sức mạnh hỏa lực đặc biệt, Ukraine và NATO không hề có loại vũ khí tương đương.