Trong khuôn khổ triển lãm an ninh – quốc phòng quốc tế 2019 (DSE 2019) diễn ra tại Hà Nội, Nga lần đầu tiên giới thiệu ở Việt Nam tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Iskander-E – phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Iskander-M rất nổi tiếng.Hiện nay, Iskander-E đã được xuất khẩu ít nhất tới một quốc gia bên ngoài nước Nga. Đó là Algeria, theo tạp chí Thương gia Nga, Algeria đã nhận ít nhất 4 trung đoàn tên lửa Iskander-E vào khoảng năm 2017-2018. Tuy doanh số còn thấp, nhưng với mặt hàng đặc biệt như Iskander-E thì việc này không tránh khỏi khi mà tên lửa đạn đạo là thứ vũ khí mà mỗi khi nhắc tới, quốc gia nào cũng phải cân nhắc và dè chừng các phản ứng của quốc tế.Về phần Việt Nam, sở dĩ Nga giới thiệu Iskander-E tại Hà Nội có lẽ tới từ lịch sử quan hệ quốc phòng hai nước. Và họ xem Việt Nam sẽ là khách hàng tiềm năng của hệ thống này để thay thế các hệ thống tên lửa đạn đạo cũ.Hiện nay, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia ở châu Á chính thức có trong trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch. Năm 1979, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam hàng chục bệ phóng kèm đạn tổ hợp tên lửa 9K72 Elbrus, hay nó còn được biết tới nhiều hơn với tên gọi là Scud (định danh của Mỹ và NATO). Ảnh: Tiền PhongSo với Iskander-E, Scud đã ở thế hệ già nua rất nhiều với cơ chế dẫn đường đơn giản, sai lệch cao và dễ bị đánh chặn. Thế giới vẫn còn một số nước sử dụng Scud như Syria, Iran, nhưng đa phần các nước này đang loại dần để thay thế bằng tên lửa mới hơn. Nếu Việt Nam có nhu cầu thì Iskander-E là hợp lý nhất!Theo catalogue của tập đoàn Rosoboronexport, Iskander-E được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu "diện và điểm" giá trị cao trong chiều sâu chiến thuật của quân địch. Chúng có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm, với xác suất hoàn thành nhiệm vụ cao trong điều kiện đối phương chủ động sử dụng hệ thống vũ khí phòng thủ. Ngoài ra, không cần chuẩn bị địa điểm phóng cũng như khảo sát thời tiết. Tức là tên lửa có khả năng sẵn sàng chiến đấu rất cao, “chuông reo là bắn”.Cấu hình tổ hợp tên lửa Iskander-E bao gồm: xe mang phóng tự hành 9P78E (2 quả đạn/xe); xe tiếp đạn 9T250E (2 quả/xe); xe chỉ huy; xe bảo đảm tham số phóng; xe bảo dưỡng kỹ thuật; xe hỗ trợ khác.Nhìn chung cấu hình tổ hợp tên lửa xuất khẩu không khác gì phiên bản nội địa Iskander-M. Điểm khác lớn nhất có lẽ nằm ở hệ thống điều khiển và nhất là đạn tên lửa của tổ hợp vũ khí.Theo tham số của nhà sản xuất, đạn tên lửa Iskander-M dùng trong Quân đội Nga đạt tầm bắn 500km, trang bị hệ thống dẫn đường phức tạp kết hợp quán tính, định vị toàn cầu GPS/GLONASS và hệ thống dẫn đường quang học pha cuối khiến độ chính xác của nó gần như tuyệt đối (5-7m lệch mục tiêu). Đặc biệt hơn, bản nội địa được cho là sẽ trang bị công nghệ tàng hình với lớp sơn phủ đặc biệt giảm tiết diện phản xạ sóng radar, có khả năng cơ động, thay đổi quỹ đạo bay, tránh né đạn đánh chặn...Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu sẽ bị cắt giảm gần hết tính năng độc đáo của Iskander. Theo đó, Iskander-E sẽ chỉ có tầm bắn tối đa 280km để tuân thủ hiệp ước MTCR không xuất khẩu các loại tên lửa có tầm bắn trên 300km.Hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ đơn giản hơn nhiều, nhưng nhà sản xuất tuyên bố vẫn đảm bảo độ chính xác tốt nhất (CEP = 30m). Quỹ đạo bay của tên lửa sẽ không quá phức tạp, thiếu hệ thống gẫy nhiễu đối phương độc đáo của riêng nước Nga.Bên cạnh đó, khối lượng đầu đạn của Iskander-E bị cắt giảm còn 480kg, trong khi phiên bản nội địa là 700kg. Tên lửa cũng không có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên vẫn có thể mang được các loại đầu đạn dạng bom chùm có sức sát thương khủng khiếp; đầu đạn nổ phá; đầu đạn chống tăng; đầu đạn xung điện từ... Video Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga - Nguồn: QPVN
Trong khuôn khổ triển lãm an ninh – quốc phòng quốc tế 2019 (DSE 2019) diễn ra tại Hà Nội, Nga lần đầu tiên giới thiệu ở Việt Nam tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Iskander-E – phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Iskander-M rất nổi tiếng.
Hiện nay, Iskander-E đã được xuất khẩu ít nhất tới một quốc gia bên ngoài nước Nga. Đó là Algeria, theo tạp chí Thương gia Nga, Algeria đã nhận ít nhất 4 trung đoàn tên lửa Iskander-E vào khoảng năm 2017-2018. Tuy doanh số còn thấp, nhưng với mặt hàng đặc biệt như Iskander-E thì việc này không tránh khỏi khi mà tên lửa đạn đạo là thứ vũ khí mà mỗi khi nhắc tới, quốc gia nào cũng phải cân nhắc và dè chừng các phản ứng của quốc tế.
Về phần Việt Nam, sở dĩ Nga giới thiệu Iskander-E tại Hà Nội có lẽ tới từ lịch sử quan hệ quốc phòng hai nước. Và họ xem Việt Nam sẽ là khách hàng tiềm năng của hệ thống này để thay thế các hệ thống tên lửa đạn đạo cũ.
Hiện nay, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia ở châu Á chính thức có trong trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch. Năm 1979, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam hàng chục bệ phóng kèm đạn tổ hợp tên lửa 9K72 Elbrus, hay nó còn được biết tới nhiều hơn với tên gọi là Scud (định danh của Mỹ và NATO). Ảnh: Tiền Phong
So với Iskander-E, Scud đã ở thế hệ già nua rất nhiều với cơ chế dẫn đường đơn giản, sai lệch cao và dễ bị đánh chặn. Thế giới vẫn còn một số nước sử dụng Scud như Syria, Iran, nhưng đa phần các nước này đang loại dần để thay thế bằng tên lửa mới hơn. Nếu Việt Nam có nhu cầu thì Iskander-E là hợp lý nhất!
Theo catalogue của tập đoàn Rosoboronexport, Iskander-E được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu "diện và điểm" giá trị cao trong chiều sâu chiến thuật của quân địch. Chúng có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm, với xác suất hoàn thành nhiệm vụ cao trong điều kiện đối phương chủ động sử dụng hệ thống vũ khí phòng thủ. Ngoài ra, không cần chuẩn bị địa điểm phóng cũng như khảo sát thời tiết. Tức là tên lửa có khả năng sẵn sàng chiến đấu rất cao, “chuông reo là bắn”.
Cấu hình tổ hợp tên lửa Iskander-E bao gồm: xe mang phóng tự hành 9P78E (2 quả đạn/xe); xe tiếp đạn 9T250E (2 quả/xe); xe chỉ huy; xe bảo đảm tham số phóng; xe bảo dưỡng kỹ thuật; xe hỗ trợ khác.
Nhìn chung cấu hình tổ hợp tên lửa xuất khẩu không khác gì phiên bản nội địa Iskander-M. Điểm khác lớn nhất có lẽ nằm ở hệ thống điều khiển và nhất là đạn tên lửa của tổ hợp vũ khí.
Theo tham số của nhà sản xuất, đạn tên lửa Iskander-M dùng trong Quân đội Nga đạt tầm bắn 500km, trang bị hệ thống dẫn đường phức tạp kết hợp quán tính, định vị toàn cầu GPS/GLONASS và hệ thống dẫn đường quang học pha cuối khiến độ chính xác của nó gần như tuyệt đối (5-7m lệch mục tiêu). Đặc biệt hơn, bản nội địa được cho là sẽ trang bị công nghệ tàng hình với lớp sơn phủ đặc biệt giảm tiết diện phản xạ sóng radar, có khả năng cơ động, thay đổi quỹ đạo bay, tránh né đạn đánh chặn...
Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu sẽ bị cắt giảm gần hết tính năng độc đáo của Iskander. Theo đó, Iskander-E sẽ chỉ có tầm bắn tối đa 280km để tuân thủ hiệp ước MTCR không xuất khẩu các loại tên lửa có tầm bắn trên 300km.
Hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ đơn giản hơn nhiều, nhưng nhà sản xuất tuyên bố vẫn đảm bảo độ chính xác tốt nhất (CEP = 30m). Quỹ đạo bay của tên lửa sẽ không quá phức tạp, thiếu hệ thống gẫy nhiễu đối phương độc đáo của riêng nước Nga.
Bên cạnh đó, khối lượng đầu đạn của Iskander-E bị cắt giảm còn 480kg, trong khi phiên bản nội địa là 700kg. Tên lửa cũng không có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên vẫn có thể mang được các loại đầu đạn dạng bom chùm có sức sát thương khủng khiếp; đầu đạn nổ phá; đầu đạn chống tăng; đầu đạn xung điện từ...
Video Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga - Nguồn: QPVN