Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/1 cho biết, VKS lần đầu tiên được trang bị trung đoàn tên lửa phòng không S-350 Vityaz. Những hệ thống này thay thế cho S-300PS tại vị trí trực chiến bằng tên lửa B55R, làm tăng hiệu quả tác chiến chống tên lửa hành trình khoảng 2-2,5 lần.Sức mạnh của tên lửa S-300PS nằm ở tên lửa đánh chặn B55R có tầm bắn 90km, vận tốc tối đa 1.700 m/s, độ cao hoạt động 0,025 - 25 km, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 75 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 25 km. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 133 kg, phóng theo lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.150 m/s cùng lúc, thời gian giãn cách giữa hai loạt phóng chỉ từ 3 - 5 giây và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu sang trạng thái cơ động, di dời khỏi trận địa là dưới 5 phút. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự nhận định, các hệ thống tên lửa S-300PS đã quá lỗi thời do đạn tên lửa tầm phóng ngắn, hệ dẫn đường, chỉ huy, điều khiển kém hiện đại so với các phiên bản S-350 và thua kém quá xa so với S-400.Đây chính là nguyên nhân khiến VKS sẽ thay thế vũ khí này bằng hệ thống S-350 trong năm 2021. Vityaz không phải để thay thế Buk, không dành cho cho Lục quân, mà dành cho lực lượng tên lửa phòng không của Quân chủng Hàng không-Vũ trụ Nga. S-350 Vityaz được thiết kế để chống lại các cuộc không tập tấn công mật độ cao và ở độ cao thấp.Hiện nay, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga chủ yếu có hai loại tên lửa phòng không tầm xa là S-400 Triumph và S-300PM với nhiều phiên bản khác nhau. Cả hai hệ thống này đều hoạt động ở tầm xa, điều này không phải lúc nào cũng hợp lý khi bảo vệ các công trình đặc biệt quan trọng.Theo chuyên gia quân sự Nga Mikhail Khodaryonok, tính năng quan trọng nhất của tổ hợp S-350 là khả năng phản ứng nhanh và hiệu suất đánh chặn các mục tiêu cực thấp cao hơn rất nhiều so với các hệ thống phòng không tầm xa kể trên và giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.Ông giải thích, dù hệ thống tên lửa tầm xa mạnh đến đâu, nhưng tầm phát hiện mục tiêu bay ở độ cao cực thấp không quá 25-30 km, mà đây lại là điểm mạnh của S-350 Vityaz. Không phải ngẫu nhiên mà Lực lượng phòng không Liên Xô trước đây trang bị ba hệ thống khác nhau: S200 (tầm xa), S-75 (tầm trung) và S-125 (tầm ngắn).Các công trình đặc biệt quan trọng của đất nước sẽ được bảo vệ bằng các tổ hợp hoạt động ở các dải tần số khác nhau, tầm cao diệt mục tiêu và phạm vi bao phủ khác nhau. Do đó, việc S-350 Vityaz được biên chế sẽ nâng cao rất nhiều sức mạnh của hệ thống phòng không thống nhất của quốc gia.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/1 cho biết, VKS lần đầu tiên được trang bị trung đoàn tên lửa phòng không S-350 Vityaz. Những hệ thống này thay thế cho S-300PS tại vị trí trực chiến bằng tên lửa B55R, làm tăng hiệu quả tác chiến chống tên lửa hành trình khoảng 2-2,5 lần.
Sức mạnh của tên lửa S-300PS nằm ở tên lửa đánh chặn B55R có tầm bắn 90km, vận tốc tối đa 1.700 m/s, độ cao hoạt động 0,025 - 25 km, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 75 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 25 km. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 133 kg, phóng theo lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.
Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.150 m/s cùng lúc, thời gian giãn cách giữa hai loạt phóng chỉ từ 3 - 5 giây và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu sang trạng thái cơ động, di dời khỏi trận địa là dưới 5 phút. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự nhận định, các hệ thống tên lửa S-300PS đã quá lỗi thời do đạn tên lửa tầm phóng ngắn, hệ dẫn đường, chỉ huy, điều khiển kém hiện đại so với các phiên bản S-350 và thua kém quá xa so với S-400.
Đây chính là nguyên nhân khiến VKS sẽ thay thế vũ khí này bằng hệ thống S-350 trong năm 2021. Vityaz không phải để thay thế Buk, không dành cho cho Lục quân, mà dành cho lực lượng tên lửa phòng không của Quân chủng Hàng không-Vũ trụ Nga. S-350 Vityaz được thiết kế để chống lại các cuộc không tập tấn công mật độ cao và ở độ cao thấp.
Hiện nay, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga chủ yếu có hai loại tên lửa phòng không tầm xa là S-400 Triumph và S-300PM với nhiều phiên bản khác nhau. Cả hai hệ thống này đều hoạt động ở tầm xa, điều này không phải lúc nào cũng hợp lý khi bảo vệ các công trình đặc biệt quan trọng.
Theo chuyên gia quân sự Nga Mikhail Khodaryonok, tính năng quan trọng nhất của tổ hợp S-350 là khả năng phản ứng nhanh và hiệu suất đánh chặn các mục tiêu cực thấp cao hơn rất nhiều so với các hệ thống phòng không tầm xa kể trên và giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Ông giải thích, dù hệ thống tên lửa tầm xa mạnh đến đâu, nhưng tầm phát hiện mục tiêu bay ở độ cao cực thấp không quá 25-30 km, mà đây lại là điểm mạnh của S-350 Vityaz. Không phải ngẫu nhiên mà Lực lượng phòng không Liên Xô trước đây trang bị ba hệ thống khác nhau: S200 (tầm xa), S-75 (tầm trung) và S-125 (tầm ngắn).
Các công trình đặc biệt quan trọng của đất nước sẽ được bảo vệ bằng các tổ hợp hoạt động ở các dải tần số khác nhau, tầm cao diệt mục tiêu và phạm vi bao phủ khác nhau. Do đó, việc S-350 Vityaz được biên chế sẽ nâng cao rất nhiều sức mạnh của hệ thống phòng không thống nhất của quốc gia.