Gần đây, việc Mỹ rút khỏi hiệp ước rút khỏi Hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF) và tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan. Hành động đó của Mỹ không khác gì kề thanh kiếm vào cổ Nga; trong khi đó, Nga không thể triển khai các loại vũ khí tương tự sát lãnh thổ Mỹ; vậy Nga đã làm gì để tự vệ?Trong hoàn cảnh như vậy, nước Nga vẫn có những có con bài chiến lược để đối phó hiệu quả với Mỹ, theo chiến lược bất đối xứng, đó là các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Borei của Nga.Với số lượng dự kiến 8 chiếc (hiện 4 chiếc đã đưa vào biên chế, 4 chiếc còn lại sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2021 đến năm 2024), mỗi chiếc mang từ 16 đến 20 tên lửa đạn đạo Bulava, luôn phục kích sẵn dưới đáy biển xung quanh nước Mỹ; đây là câu trả lời của Nga.Nếu trận chiến hạt nhân được khai hỏa, với những trận địa tên lửa của Mỹ vây quanh nước Nga, có thể nước Nga sẽ bị tê liệt chỉ sau 15 phút; nhưng chỉ một chiếc tàu ngầm Borei với 16 tên lửa Bulava, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn phân hướng có sức công phá 500 kiloton, Nga đang ở thế bất lợi, sẽ nhanh chóng đảo ngược tình thế và Mỹ ngay lập tức phải xuống thang ngay lập tức.Là lực lượng răn đe hạt nhân quan trọng nhất ở Nga hiện nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, chắc chắn là con bài thương lượng có giá trị nhất của phía Nga trong chiến lược hạt nhân giữa hai nước; kể cả trong trường hợp, Mỹ bố trí nhiều căn cứ hạt nhân vây quanh Nga thế nào đi chăng nữa.Mặc dù Nga đang sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và họ đang có ý định xây dựng các căn cứ tên lửa ở vùng Siberia; tên lửa từ đây có thể rút ngắn thời gian bay đến lãnh thổ Mỹ, nhưng đó là phương án không hợp lý. Ảnh: Tên lửa đạn đạo RT-2PM2 Topol-М của Nga.Lý do là giao thông tại khu vực này của Nga còn khó khăn, hạn chế việc cơ động của tên lửa; bên cạnh đó, với các công cụ trinh sát hiện đại từ vũ trụ, Mỹ có thể phát hiện Nga triển khai các lực lượng tại đây, để đánh đòn phủ đầu hiệu quả. Ảnh: Tên lửa đạn đạo RT-2PM2 Topol-М của Nga.Ngược lại, lợi thế của tàu ngầm tấn công hạt nhân trong việc giữ bí mật lực lượng là ưu thế lớn; thực tế dù kỹ thuật trinh sát có phát triển bao nhiêu, thì việc phát hiện các tàu ngầm dưới đáy biển vẫn là thách thức lớn với tất cả các quốc gia, kể cả là Mỹ.Đối với Nga, họ còn có một lợi thế nữa là tàu ngầm ẩn nấp dưới các lớp băng dày của Bắc Băng Dương; tên lửa được phóng từ dưới mặt băng, nên việc phát hiện và đánh chặn rất khó khăn. Cùng với đó là Bắc Cực có khoảng cách rất gần Mỹ, nên thời gian phản ứng của các phương tiện đánh chặn, ngắn hơn nhiều so với tên lửa phóng từ phần lãnh thổ Nga.So với tàu ngầm hạt nhân cũ, ưu điểm lớn nhất của tàu ngầm hạt nhân lớp Borei là tiếng ồn rất nhỏ, đây có thể coi là công nghệ vượt trội của Nga trong thời gian qua; với tính năng chạy êm, những chiếc tàu ngầm lớp Borei sẽ độc lập tác chiến, do vậy sự linh hoạt và bất ngờ chiến lược của nó đã được nâng lên rất nhiều. Sự lựa chọn vị trí phóng cũng đa dạng hơn, thậm chí có thể áp sát bờ biển Mỹ.Về vũ khí, mặc dù tàu ngầm lớp Borei chỉ có 16 tên lửa đạn đạo (lớp Borei II trang bị 20 tên lửa), chỉ bằng 2/3 tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ, nhưng nhờ Nga có kinh nghiệm và công nghệ trong chế tạo tên lửa đa đầu đạn, mỗi tên lửa mang theo 10 đầu đạn phân hướng và có khả năng thâm nhập vượt trội hơn nhiều so với tên lửa của Mỹ.Nếu một tàu ngầm lớp Borei áp sát gần bờ biển Mỹ, thì chỉ mất 15 phút để nó phá hủy 160 thành phố lớn và vừa; với sức công phá như vậy, cùng với các loại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hành trình phóng từ trên không, đủ sức "răn đe" bất kỳ một cái đầu nóng nào muốn gây chiến với Nga.Hiện tại, bốn tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Borei đã gia nhập Hải quân Nga. Các tàu ngầm này sẽ thay thế các lớp Delta và Typhoon cũ và trở thành xương sống của thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới của quân đội Nga. Nhiệm vụ của chúng là mang tên lửa răn đe chiến lược, kết hợp với các tàu mặt nước, sẽ tăng sức mạnh của Hải quân Nga. Video Tìm hiểu tàu ngầm hiện đại nhất Hải quân Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN
Gần đây, việc Mỹ rút khỏi hiệp ước rút khỏi Hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF) và tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan. Hành động đó của Mỹ không khác gì kề thanh kiếm vào cổ Nga; trong khi đó, Nga không thể triển khai các loại vũ khí tương tự sát lãnh thổ Mỹ; vậy Nga đã làm gì để tự vệ?
Trong hoàn cảnh như vậy, nước Nga vẫn có những có con bài chiến lược để đối phó hiệu quả với Mỹ, theo chiến lược bất đối xứng, đó là các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Borei của Nga.
Với số lượng dự kiến 8 chiếc (hiện 4 chiếc đã đưa vào biên chế, 4 chiếc còn lại sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2021 đến năm 2024), mỗi chiếc mang từ 16 đến 20 tên lửa đạn đạo Bulava, luôn phục kích sẵn dưới đáy biển xung quanh nước Mỹ; đây là câu trả lời của Nga.
Nếu trận chiến hạt nhân được khai hỏa, với những trận địa tên lửa của Mỹ vây quanh nước Nga, có thể nước Nga sẽ bị tê liệt chỉ sau 15 phút; nhưng chỉ một chiếc tàu ngầm Borei với 16 tên lửa Bulava, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn phân hướng có sức công phá 500 kiloton, Nga đang ở thế bất lợi, sẽ nhanh chóng đảo ngược tình thế và Mỹ ngay lập tức phải xuống thang ngay lập tức.
Là lực lượng răn đe hạt nhân quan trọng nhất ở Nga hiện nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, chắc chắn là con bài thương lượng có giá trị nhất của phía Nga trong chiến lược hạt nhân giữa hai nước; kể cả trong trường hợp, Mỹ bố trí nhiều căn cứ hạt nhân vây quanh Nga thế nào đi chăng nữa.
Mặc dù Nga đang sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và họ đang có ý định xây dựng các căn cứ tên lửa ở vùng Siberia; tên lửa từ đây có thể rút ngắn thời gian bay đến lãnh thổ Mỹ, nhưng đó là phương án không hợp lý. Ảnh: Tên lửa đạn đạo RT-2PM2 Topol-М của Nga.
Lý do là giao thông tại khu vực này của Nga còn khó khăn, hạn chế việc cơ động của tên lửa; bên cạnh đó, với các công cụ trinh sát hiện đại từ vũ trụ, Mỹ có thể phát hiện Nga triển khai các lực lượng tại đây, để đánh đòn phủ đầu hiệu quả. Ảnh: Tên lửa đạn đạo RT-2PM2 Topol-М của Nga.
Ngược lại, lợi thế của tàu ngầm tấn công hạt nhân trong việc giữ bí mật lực lượng là ưu thế lớn; thực tế dù kỹ thuật trinh sát có phát triển bao nhiêu, thì việc phát hiện các tàu ngầm dưới đáy biển vẫn là thách thức lớn với tất cả các quốc gia, kể cả là Mỹ.
Đối với Nga, họ còn có một lợi thế nữa là tàu ngầm ẩn nấp dưới các lớp băng dày của Bắc Băng Dương; tên lửa được phóng từ dưới mặt băng, nên việc phát hiện và đánh chặn rất khó khăn. Cùng với đó là Bắc Cực có khoảng cách rất gần Mỹ, nên thời gian phản ứng của các phương tiện đánh chặn, ngắn hơn nhiều so với tên lửa phóng từ phần lãnh thổ Nga.
So với tàu ngầm hạt nhân cũ, ưu điểm lớn nhất của tàu ngầm hạt nhân lớp Borei là tiếng ồn rất nhỏ, đây có thể coi là công nghệ vượt trội của Nga trong thời gian qua; với tính năng chạy êm, những chiếc tàu ngầm lớp Borei sẽ độc lập tác chiến, do vậy sự linh hoạt và bất ngờ chiến lược của nó đã được nâng lên rất nhiều. Sự lựa chọn vị trí phóng cũng đa dạng hơn, thậm chí có thể áp sát bờ biển Mỹ.
Về vũ khí, mặc dù tàu ngầm lớp Borei chỉ có 16 tên lửa đạn đạo (lớp Borei II trang bị 20 tên lửa), chỉ bằng 2/3 tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ, nhưng nhờ Nga có kinh nghiệm và công nghệ trong chế tạo tên lửa đa đầu đạn, mỗi tên lửa mang theo 10 đầu đạn phân hướng và có khả năng thâm nhập vượt trội hơn nhiều so với tên lửa của Mỹ.
Nếu một tàu ngầm lớp Borei áp sát gần bờ biển Mỹ, thì chỉ mất 15 phút để nó phá hủy 160 thành phố lớn và vừa; với sức công phá như vậy, cùng với các loại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hành trình phóng từ trên không, đủ sức "răn đe" bất kỳ một cái đầu nóng nào muốn gây chiến với Nga.
Hiện tại, bốn tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Borei đã gia nhập Hải quân Nga. Các tàu ngầm này sẽ thay thế các lớp Delta và Typhoon cũ và trở thành xương sống của thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới của quân đội Nga. Nhiệm vụ của chúng là mang tên lửa răn đe chiến lược, kết hợp với các tàu mặt nước, sẽ tăng sức mạnh của Hải quân Nga.
Video Tìm hiểu tàu ngầm hiện đại nhất Hải quân Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN