Một số phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin, Quân đội Ukraine ở mặt trận phía đông nước này đã bắt đầu sử dụng đạn pháo chùm M483A1 do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, hình ảnh và video được cung cấp không rõ ràng và vẫn chưa chắc chắn về tính xác thực của tin tức.Theo trang Topwar của Nga, Quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng loại đạn pháo này trên chiến trường chống quân Nga từ lâu, nhưng chúng được sản xuất bởi công ty MKE của Thổ Nhĩ Kỳ, theo giấy phép của Mỹ. Kiev và Ankara không tiết lộ liệu những quả đạn pháo chùm cỡ nòng 155 mm do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất này có phải do Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp cung cấp hay hoặc được bàn giao qua nước thứ ba? Trước việc Ukraine sử dụng đạn chùm do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, Chính phủ Nga chọn cách giữ “im lặng”.Các nhà phân tích cho rằng, nếu quả thực đạn pháo M483A1 do Mỹ sản xuất đã xuất hiện ở Ukraine, thì điều này có thể có nghĩa là Mỹ đã thay đổi một số chính sách nhất định, trong đó có việc cung cấp đạn chùm cho Quân đội Ukraine, nhưng là loại đạn chùm cũ, tỷ lệ lỗi là dưới 2,35%. Đạn pháo chùm M483A mới rõ ràng không nằm trong phạm vi này. Nếu Mỹ cung cấp đạn chùm M483A1 cho Ukraine, đó sẽ là một vấn đề “rắc rối lớn” cho Nga, khi kho đạn chùm này có số lượng được cho là lên tới 3 triệu viên. Tuy nhiên, đối với Ukraine, viện trợ như vậy vẫn chưa đủ, thậm chí có thể nói là sẽ không bao giờ đủ, và còn có những vấn đề không thể chấp nhận được trong việc giao hàng. Chính phủ Ukraine đã cáo buộc viện trợ của phương Tây quá chậm trễ. Tổng thống Romania Iohannis cũng nhấn mạnh vấn đề này: "Tôi nghĩ đã đến lúc phải đối mặt với thực tế một cách nghiêm túc: chúng tôi đã cung cấp khoảng một nửa cam kết của mình, và nếu các nước phương Tây muốn Ukraine giành chiến thắng, thì phải cung cấp nhiều hơn nữa".Mặt khác, Quân đội Nga cũng có những lợi thế riêng là có nhiều xe bọc thép hơn, nhiều đạn pháo hơn và đặc biệt là nhiều bom dẫn đường hơn. Số liệu thống kê cho thấy, Không quân Nga đã thả gần 2.500 quả bom dẫn đường trong tháng 6, tầm bay tối đa của loại bom này là 120 km, trong khi tầm bắn tối đa của hệ thống phòng không dã chiến của Quân đội Ukraine chỉ là 40 km.Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều hệ thống phòng không tầm xa như Patriot và SAMP/T, cũng như máy bay chiến đấu F-16, đặc biệt khi Chính phủ Mỹ có thể dỡ bỏ mọi hạn chế đối với vũ khí hỗ trợ Ukraine, lợi thế này của Không quân Nga có thể bị mất đi hoặc ít nhất là bị kiềm chế. Một trong những mục đích chính của Tổng thống Zelensky khi tới Washington dự Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa qua là thuyết phục Chính phủ Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đối với tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, đặc biệt là tấn công các căn cứ triển khai máy bay Su-34.Về cuộc tấn công tầm xa của Nga bằng tên lửa hành trình Kh-101 bắn trúng Bệnh viện Nhi ở Kiev, qua phân tích sơ bộ, người ta phát hiện tên lửa hành trình này có chứa một lượng lớn các linh kiện của phương Tây, như các mảng mạch do Công ty Texas Instruments và Intel của Mỹ sản xuất. "Những công nghệ này cho phép Nga chế tạo các tên lửa thông minh hơn, có thể vượt qua hệ thống phòng không của Ukraine", tờ Financial Times của Mỹ viết.Tờ Financial Times cũng chỉ ra số lượng tên lửa hành trình Kh-101 do Nga sản xuất đã tăng gần gấp 8 lần so với trước chiến tranh. Vào năm 2021, Nga chỉ sản xuất 56 đạn tên lửa hành trình Kh-101, và sau khi ngành công nghiệp quốc phòng Nga bước vào thời kỳ chiến tranh, sản lượng đã đạt 420 đạn tên lửa vào năm 2023.Ukraine hy vọng sau vụ tên lửa Nga tấn công vào Bệnh viện Nhi ở Kiev, phương Tây sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với Nga và ngăn chặn các công ty công nghiệp quốc phòng của Nga mua được các linh kiện của phương Tây. Tuy nhiên điều này còn khó hơn là “mò kim đáy bể”, khi thị trường bán dẫn thế giới quá rộng lớn và phương Tây không thể nào bịt kín được lỗ hổng.Vừa qua có một thông tin, đó là Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tuyên bố rằng, họ đã ngăn chặn âm mưu phá hoại tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" của đặc vụ Ukraine và cho biết, các đặc vụ Ukraine đã bắt liên lạc với một công nhân ở xưởng sửa chữa tàu sân bay Kuznetsov, thông qua một công cụ trò chuyện trên internet. Sau đó các đặc vụ Ukraine cố gắng mua chuộc bằng những phần thưởng khổng lồ để người Nga phóng hỏa tàu Kuznetsov nhằm gây tiếng vang. Hiện Kiev vẫn chưa phản hồi trước thông tin này và không thể xác nhận đó là đúng hay sai.Tuy nhiên, trong trường hợp tàu sân bay Kuznetsov có bị phá hủy hay không, thì cũng không có gì khác biệt, vì sau chuyến đi đáng quên tới Syria năm 2016, tàu sân bay duy nhất của Nga đang tiến hành đại tu và thời gian đại tu liên tục bị trì hoãn. Ước tính lạc quan nhất hiện nay là việc đại tu sẽ không thể hoàn thành cho đến năm 2028. Trong trường hợp này, việc đốt cháy nó có ích lợi gì? (Nguồn ảnh: Wall Street Journal, New York Times, TASS).
Một số phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin, Quân đội Ukraine ở mặt trận phía đông nước này đã bắt đầu sử dụng đạn pháo chùm M483A1 do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, hình ảnh và video được cung cấp không rõ ràng và vẫn chưa chắc chắn về tính xác thực của tin tức.
Theo trang Topwar của Nga, Quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng loại đạn pháo này trên chiến trường chống quân Nga từ lâu, nhưng chúng được sản xuất bởi công ty MKE của Thổ Nhĩ Kỳ, theo giấy phép của Mỹ.
Kiev và Ankara không tiết lộ liệu những quả đạn pháo chùm cỡ nòng 155 mm do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất này có phải do Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp cung cấp hay hoặc được bàn giao qua nước thứ ba? Trước việc Ukraine sử dụng đạn chùm do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, Chính phủ Nga chọn cách giữ “im lặng”.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu quả thực đạn pháo M483A1 do Mỹ sản xuất đã xuất hiện ở Ukraine, thì điều này có thể có nghĩa là Mỹ đã thay đổi một số chính sách nhất định, trong đó có việc cung cấp đạn chùm cho Quân đội Ukraine, nhưng là loại đạn chùm cũ, tỷ lệ lỗi là dưới 2,35%. Đạn pháo chùm M483A mới rõ ràng không nằm trong phạm vi này.
Nếu Mỹ cung cấp đạn chùm M483A1 cho Ukraine, đó sẽ là một vấn đề “rắc rối lớn” cho Nga, khi kho đạn chùm này có số lượng được cho là lên tới 3 triệu viên. Tuy nhiên, đối với Ukraine, viện trợ như vậy vẫn chưa đủ, thậm chí có thể nói là sẽ không bao giờ đủ, và còn có những vấn đề không thể chấp nhận được trong việc giao hàng.
Chính phủ Ukraine đã cáo buộc viện trợ của phương Tây quá chậm trễ. Tổng thống Romania Iohannis cũng nhấn mạnh vấn đề này: "Tôi nghĩ đã đến lúc phải đối mặt với thực tế một cách nghiêm túc: chúng tôi đã cung cấp khoảng một nửa cam kết của mình, và nếu các nước phương Tây muốn Ukraine giành chiến thắng, thì phải cung cấp nhiều hơn nữa".
Mặt khác, Quân đội Nga cũng có những lợi thế riêng là có nhiều xe bọc thép hơn, nhiều đạn pháo hơn và đặc biệt là nhiều bom dẫn đường hơn. Số liệu thống kê cho thấy, Không quân Nga đã thả gần 2.500 quả bom dẫn đường trong tháng 6, tầm bay tối đa của loại bom này là 120 km, trong khi tầm bắn tối đa của hệ thống phòng không dã chiến của Quân đội Ukraine chỉ là 40 km.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều hệ thống phòng không tầm xa như Patriot và SAMP/T, cũng như máy bay chiến đấu F-16, đặc biệt khi Chính phủ Mỹ có thể dỡ bỏ mọi hạn chế đối với vũ khí hỗ trợ Ukraine, lợi thế này của Không quân Nga có thể bị mất đi hoặc ít nhất là bị kiềm chế.
Một trong những mục đích chính của Tổng thống Zelensky khi tới Washington dự Hội nghị thượng đỉnh NATO vừa qua là thuyết phục Chính phủ Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đối với tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, đặc biệt là tấn công các căn cứ triển khai máy bay Su-34.
Về cuộc tấn công tầm xa của Nga bằng tên lửa hành trình Kh-101 bắn trúng Bệnh viện Nhi ở Kiev, qua phân tích sơ bộ, người ta phát hiện tên lửa hành trình này có chứa một lượng lớn các linh kiện của phương Tây, như các mảng mạch do Công ty Texas Instruments và Intel của Mỹ sản xuất. "Những công nghệ này cho phép Nga chế tạo các tên lửa thông minh hơn, có thể vượt qua hệ thống phòng không của Ukraine", tờ Financial Times của Mỹ viết.
Tờ Financial Times cũng chỉ ra số lượng tên lửa hành trình Kh-101 do Nga sản xuất đã tăng gần gấp 8 lần so với trước chiến tranh. Vào năm 2021, Nga chỉ sản xuất 56 đạn tên lửa hành trình Kh-101, và sau khi ngành công nghiệp quốc phòng Nga bước vào thời kỳ chiến tranh, sản lượng đã đạt 420 đạn tên lửa vào năm 2023.
Ukraine hy vọng sau vụ tên lửa Nga tấn công vào Bệnh viện Nhi ở Kiev, phương Tây sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với Nga và ngăn chặn các công ty công nghiệp quốc phòng của Nga mua được các linh kiện của phương Tây. Tuy nhiên điều này còn khó hơn là “mò kim đáy bể”, khi thị trường bán dẫn thế giới quá rộng lớn và phương Tây không thể nào bịt kín được lỗ hổng.
Vừa qua có một thông tin, đó là Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tuyên bố rằng, họ đã ngăn chặn âm mưu phá hoại tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" của đặc vụ Ukraine và cho biết, các đặc vụ Ukraine đã bắt liên lạc với một công nhân ở xưởng sửa chữa tàu sân bay Kuznetsov, thông qua một công cụ trò chuyện trên internet.
Sau đó các đặc vụ Ukraine cố gắng mua chuộc bằng những phần thưởng khổng lồ để người Nga phóng hỏa tàu Kuznetsov nhằm gây tiếng vang. Hiện Kiev vẫn chưa phản hồi trước thông tin này và không thể xác nhận đó là đúng hay sai.
Tuy nhiên, trong trường hợp tàu sân bay Kuznetsov có bị phá hủy hay không, thì cũng không có gì khác biệt, vì sau chuyến đi đáng quên tới Syria năm 2016, tàu sân bay duy nhất của Nga đang tiến hành đại tu và thời gian đại tu liên tục bị trì hoãn. Ước tính lạc quan nhất hiện nay là việc đại tu sẽ không thể hoàn thành cho đến năm 2028. Trong trường hợp này, việc đốt cháy nó có ích lợi gì? (Nguồn ảnh: Wall Street Journal, New York Times, TASS).