Trang RG viết, một chiếc ca-nô điều khiển từ xa đã được tạo ra ở Việt Nam. Cơ sở cho sự phát triển này chính là ca-nô BMK-T từ thời Liên Xô, phương tiện vốn được sử dụng trong các đơn vị công binh.Được biết ca-nô điện từ BMK-T là một thành phần rất quan trọng của bộ cầu phao PMP do Nga sản xuất và được Binh chủng Công binh Việt Nam khai thác, sử dụng trong một thời gian khá dài.Phương tiện này có vai trò để kéo các liên kết của cầu phao PMP, cũng như thực hiện những nhiệm vụ khác trong quá trình đảm bảo vượt qua các chướng ngại vật dạng nước.Bên cạnh chức năng chính thì chiếc ca-nô nói trên còn được sử dụng để tiến hành tuần tra và trinh sát. Nó cũng có khả năng tiếp nhận tối đa 25 quân nhân với trang bị vũ khí đầy đủ.Trọng lượng cơ bản của chiếc MBK-T là 6.000 kg. Công suất động cơ diesel lên tới 180 mã lực, cho tốc độ lớn nhất đạt 17 km/h. Nguồn nhiên liệu có sẵn cung cấp 20 giờ hoạt động liên tục.Thông thường thì ca nô BMK-T sẽ được vận chuyển bằng đường bộ thông qua một phương tiện vận tải việt dã trang bị đặc biệt để đưa tới địa điểm cần triển khai hoạt động.Theo báo chí Nga, những chiếc ca-nô như vậy vẫn tiếp tục hoạt động ở nhiều địa điểm trên khắp hành tinh, trong đó có Việt Nam - nơi chúng được cung cấp từ thời kỳ Liên Xô.Mới đây trang thông tin quân sự RG của Nga đã bị thu hút sự chú ý vào một chiếc BMK-T được sửa đổi bởi các kỹ sư quân sự của Việt Nam.Bình luận của RG cho rằng phương tiện trên hiện có một máy quay video và thiết bị đặc biệt trên khoang. Việc quản lý được thực hiện thông qua một tổ hợp thiết bị điều khiển từ xa di động khá nhỏ gọn.RG nhận xét thêm rằng cũng trong thành phần lực lượng vũ trang Việt Nam, các máy bay không người lái đang được chú ý nhiều. Hiện tại việc sản xuất hàng loạt UAV đã được tổ chức một cách khá quy củ.Đồng thời theo nhận định từ tờ báo Nga, công việc nghiên cứu cũng đang được Việt Nam thực hiện trên các UAV với kích cỡ lớn hơn, chúng sẽ được điều chỉnh cho chức năng tấn công mục tiêu mặt đất thông qua việc mang vũ khí.Hiện tại các máy bay không người lái của Việt Nam chủ yếu do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel nghiên cứu chế tạo và chủ yếu là loại nhỏ dùng cho chức năng trinh sát, thành phần cấu tạo có nhiều chi tiết nguồn gốc nước ngoài.Việc hợp tác với những đối tác có tiếng tăm trên thế giới đã giúp Việt Nam đi tắt đón đầu, bỏ qua được một vài giai đoạn và tiếp cận với những công nghệ tương đối tân tiến, tương lai sẽ từng bước nội địa hóa những thành phần quan trọng.Thông qua những ví dụ như tự hành hóa ca nô điện từ BMK-T hay phát triển máy bay không người lái hạng nhẹ, có thể thấy rằng Việt Nam đang tiến từng bước trong quá trình làm chủ vũ khí tự động hóa công nghệ cao.
Trang RG viết, một chiếc ca-nô điều khiển từ xa đã được tạo ra ở Việt Nam. Cơ sở cho sự phát triển này chính là ca-nô BMK-T từ thời Liên Xô, phương tiện vốn được sử dụng trong các đơn vị công binh.
Được biết ca-nô điện từ BMK-T là một thành phần rất quan trọng của bộ cầu phao PMP do Nga sản xuất và được Binh chủng Công binh Việt Nam khai thác, sử dụng trong một thời gian khá dài.
Phương tiện này có vai trò để kéo các liên kết của cầu phao PMP, cũng như thực hiện những nhiệm vụ khác trong quá trình đảm bảo vượt qua các chướng ngại vật dạng nước.
Bên cạnh chức năng chính thì chiếc ca-nô nói trên còn được sử dụng để tiến hành tuần tra và trinh sát. Nó cũng có khả năng tiếp nhận tối đa 25 quân nhân với trang bị vũ khí đầy đủ.
Trọng lượng cơ bản của chiếc MBK-T là 6.000 kg. Công suất động cơ diesel lên tới 180 mã lực, cho tốc độ lớn nhất đạt 17 km/h. Nguồn nhiên liệu có sẵn cung cấp 20 giờ hoạt động liên tục.
Thông thường thì ca nô BMK-T sẽ được vận chuyển bằng đường bộ thông qua một phương tiện vận tải việt dã trang bị đặc biệt để đưa tới địa điểm cần triển khai hoạt động.
Theo báo chí Nga, những chiếc ca-nô như vậy vẫn tiếp tục hoạt động ở nhiều địa điểm trên khắp hành tinh, trong đó có Việt Nam - nơi chúng được cung cấp từ thời kỳ Liên Xô.
Mới đây trang thông tin quân sự RG của Nga đã bị thu hút sự chú ý vào một chiếc BMK-T được sửa đổi bởi các kỹ sư quân sự của Việt Nam.
Bình luận của RG cho rằng phương tiện trên hiện có một máy quay video và thiết bị đặc biệt trên khoang. Việc quản lý được thực hiện thông qua một tổ hợp thiết bị điều khiển từ xa di động khá nhỏ gọn.
RG nhận xét thêm rằng cũng trong thành phần lực lượng vũ trang Việt Nam, các máy bay không người lái đang được chú ý nhiều. Hiện tại việc sản xuất hàng loạt UAV đã được tổ chức một cách khá quy củ.
Đồng thời theo nhận định từ tờ báo Nga, công việc nghiên cứu cũng đang được Việt Nam thực hiện trên các UAV với kích cỡ lớn hơn, chúng sẽ được điều chỉnh cho chức năng tấn công mục tiêu mặt đất thông qua việc mang vũ khí.
Hiện tại các máy bay không người lái của Việt Nam chủ yếu do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel nghiên cứu chế tạo và chủ yếu là loại nhỏ dùng cho chức năng trinh sát, thành phần cấu tạo có nhiều chi tiết nguồn gốc nước ngoài.
Việc hợp tác với những đối tác có tiếng tăm trên thế giới đã giúp Việt Nam đi tắt đón đầu, bỏ qua được một vài giai đoạn và tiếp cận với những công nghệ tương đối tân tiến, tương lai sẽ từng bước nội địa hóa những thành phần quan trọng.
Thông qua những ví dụ như tự hành hóa ca nô điện từ BMK-T hay phát triển máy bay không người lái hạng nhẹ, có thể thấy rằng Việt Nam đang tiến từng bước trong quá trình làm chủ vũ khí tự động hóa công nghệ cao.