Thông tin được SAC đưa ra sau khi xuất hiện thông tin Nga có thể hồi sinh dự án Barguzin sau khi Hiệp ước INF đổ vỡ. SAC khẳng định, Mỹ cũng có đoàn tàu tương tự nhưng khủng khiếp hơn. Dự án khủng khiếp của Mỹ được biết đến với tên gọi Đoàn tàu tên lửa Peacekeeper. Chương trình được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội và Lầu Năm Góc từ thập niên 1980 nhằm tăng cường khả năng cơ động cho đòn tấn công hủy diệt vào đối thủ và nhằm đối trọng với dự án đoàn tàu tên lửa Barguzin của Nga bấy giờ.Cơ cấu của mỗi đoàn tàu tên lửa Mỹ sẽ được trang bị từ 2 bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-118A Peacekeepe trở lên. Hệ thống này được ngụy trang để hoạt động trong hệ thống đường sắt dân sự của Mỹ. Điểm khác biệt của hệ thống này so với sản phẩm tương tự của Nga là chúng được triển khai sẵn tại một số nhà ga đặc biệt và chỉ hoat động khi nhận lệnh chiến đấu. Tổng cộng, Mỹ đã lên kế hoạch triển khai 25 đoàn tàu như vậy với 10 nhà ga đặc biệt vào thời điểm tháng 2/1987.Nhưng theo yêu cầu bắt buộc của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược 2 (START-2), Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC) đã hủy dự án đoàn tàu Peacekeeper đặt trên tàu hỏa để tập trung triển khai và nâng cấp phiên bản giếng phóng. Trong khi đó, Nga đã gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật khi phát triển Dự án Barguzin. Vì vậy, SAC cho rằng việc hồi sinh dự án này là không thể với Nga.Tuy nhiên, SAC khẳng định, nếu Nga cố làm điều đó, Mỹ sẽ có hành động tương tự để đáp trả bởi với nền tảng kỹ thuật hiện nay, việc hồi sinh đoàn tàu tên lửa Peacekeeper với Mỹ không phải là chuyện khó. Và một khi tuyên bố của Mỹ được hiện thực hóa, Peacekeeper sẽ trở thành ác mộng với đối thủ bởi sức mạnh và khả năng tấn công với bán kính lệch mục tiêu (CEP) nhỏ nhất thế giới.Peacekeeper là dòng ICBM lớn nhất và tấn công mục tiêu chính xác nhất Mỹ từng chế tạo với chiều dài tên lửa nguyên khối đạt 21,4 m và nặng hơn 100 tấn. Trọng lượng của Peacekeeper chỉ thua ICBM Sa-tăng của Nga, nhưng lại có tính ổn định và thời gian triển khai tốt hơn do sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.ICBM Peacekeeper có kết cấu 4 tầng phóng hỗn hợp (3 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, tầng thứ 4 sử dụng nhiên liệu lỏng) để tăng khả năng cơ động của các đầu đạn và hiệu chỉnh chúng tấn công chính xác mục tiêu. Tầm bắn của dòng ICBM này đạt 9.600 km và sử dụng hệ thống dẫn đường thuần quán tính.Theo thiết kế ban đầu, Peacekeeper có thể mang được 11 đầu đạn dạng MIRV W87/Mk-21 có khả năng tự hiệu chỉnh quỹ đạo với sức công phá tương đương 300 kilotone/đầu đạn (sau này do quy định của START, mỗi ICBM Peacekeeper chỉ được mang tối đa 10 đầu đạn).Công nghệ MIRV của Mỹ khác biệt so với Nga ở việc khối đầu đạn được xác định quỹ đạo trước khi tiến vào bầu khí quyển nhờ các động cơ hiệu chỉnh đặc biệt. Khi chia tách khỏi tên lửa đẩy, đầu đạn kích hoạt động cơ tự thân tạo mô-men xoáy để ổn định hướng bay. Trong khi đó, MIRV của Nga, bản thân là các tên lửa con độc lập sẽ tự hiệu chỉnh quỹ đạo trong quá trình xâm nhập khí quyển để giảm thiểu khả năng bị đánh chặn.Ngoài ra, khả năng tự xác định quỹ đạo bay trước khi xâm nhập khí quyển của các đầu đạn trên ICBM Peacekeeper cũng giúp CEP chỉ 120m. Trong khi đó, đạn tên lửa RS-24 trên đoàn tàu tên lửa Barguzin có CEP lên tới trên 200m. Ảnh trong bài: Đoàn tàu tên lửa của Nga.
Thông tin được SAC đưa ra sau khi xuất hiện thông tin Nga có thể hồi sinh dự án Barguzin sau khi Hiệp ước INF đổ vỡ. SAC khẳng định, Mỹ cũng có đoàn tàu tương tự nhưng khủng khiếp hơn. Dự án khủng khiếp của Mỹ được biết đến với tên gọi Đoàn tàu tên lửa Peacekeeper. Chương trình được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội và Lầu Năm Góc từ thập niên 1980 nhằm tăng cường khả năng cơ động cho đòn tấn công hủy diệt vào đối thủ và nhằm đối trọng với dự án đoàn tàu tên lửa Barguzin của Nga bấy giờ.
Cơ cấu của mỗi đoàn tàu tên lửa Mỹ sẽ được trang bị từ 2 bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-118A Peacekeepe trở lên. Hệ thống này được ngụy trang để hoạt động trong hệ thống đường sắt dân sự của Mỹ. Điểm khác biệt của hệ thống này so với sản phẩm tương tự của Nga là chúng được triển khai sẵn tại một số nhà ga đặc biệt và chỉ hoat động khi nhận lệnh chiến đấu. Tổng cộng, Mỹ đã lên kế hoạch triển khai 25 đoàn tàu như vậy với 10 nhà ga đặc biệt vào thời điểm tháng 2/1987.
Nhưng theo yêu cầu bắt buộc của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược 2 (START-2), Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC) đã hủy dự án đoàn tàu Peacekeeper đặt trên tàu hỏa để tập trung triển khai và nâng cấp phiên bản giếng phóng. Trong khi đó, Nga đã gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật khi phát triển Dự án Barguzin. Vì vậy, SAC cho rằng việc hồi sinh dự án này là không thể với Nga.
Tuy nhiên, SAC khẳng định, nếu Nga cố làm điều đó, Mỹ sẽ có hành động tương tự để đáp trả bởi với nền tảng kỹ thuật hiện nay, việc hồi sinh đoàn tàu tên lửa Peacekeeper với Mỹ không phải là chuyện khó. Và một khi tuyên bố của Mỹ được hiện thực hóa, Peacekeeper sẽ trở thành ác mộng với đối thủ bởi sức mạnh và khả năng tấn công với bán kính lệch mục tiêu (CEP) nhỏ nhất thế giới.
Peacekeeper là dòng ICBM lớn nhất và tấn công mục tiêu chính xác nhất Mỹ từng chế tạo với chiều dài tên lửa nguyên khối đạt 21,4 m và nặng hơn 100 tấn. Trọng lượng của Peacekeeper chỉ thua ICBM Sa-tăng của Nga, nhưng lại có tính ổn định và thời gian triển khai tốt hơn do sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
ICBM Peacekeeper có kết cấu 4 tầng phóng hỗn hợp (3 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, tầng thứ 4 sử dụng nhiên liệu lỏng) để tăng khả năng cơ động của các đầu đạn và hiệu chỉnh chúng tấn công chính xác mục tiêu. Tầm bắn của dòng ICBM này đạt 9.600 km và sử dụng hệ thống dẫn đường thuần quán tính.
Theo thiết kế ban đầu, Peacekeeper có thể mang được 11 đầu đạn dạng MIRV W87/Mk-21 có khả năng tự hiệu chỉnh quỹ đạo với sức công phá tương đương 300 kilotone/đầu đạn (sau này do quy định của START, mỗi ICBM Peacekeeper chỉ được mang tối đa 10 đầu đạn).
Công nghệ MIRV của Mỹ khác biệt so với Nga ở việc khối đầu đạn được xác định quỹ đạo trước khi tiến vào bầu khí quyển nhờ các động cơ hiệu chỉnh đặc biệt. Khi chia tách khỏi tên lửa đẩy, đầu đạn kích hoạt động cơ tự thân tạo mô-men xoáy để ổn định hướng bay. Trong khi đó, MIRV của Nga, bản thân là các tên lửa con độc lập sẽ tự hiệu chỉnh quỹ đạo trong quá trình xâm nhập khí quyển để giảm thiểu khả năng bị đánh chặn.
Ngoài ra, khả năng tự xác định quỹ đạo bay trước khi xâm nhập khí quyển của các đầu đạn trên ICBM Peacekeeper cũng giúp CEP chỉ 120m. Trong khi đó, đạn tên lửa RS-24 trên đoàn tàu tên lửa Barguzin có CEP lên tới trên 200m. Ảnh trong bài: Đoàn tàu tên lửa của Nga.