Lịch sử ghi nhận các đoàn tàu hoả bọc thép có vũ trang lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu từ cuộc Nội Chiến Mỹ từ thế kỷ 19. Nguồn ảnh: Frig.Các đoàn tàu này chủ yếu được sử dụng với nhiệm vụ vận tải và có vũ trang để chống bị phục kích hoặc tự vệ trước lực lượng không quân đối phương. Nguồn ảnh: Liners.Tuy nhiên không ít lần, các đoàn tàu hoả bọc thép được sử dụng để cung cấp hoả lực yểm trợ bộ binh làm nhiệm vụ tấn công. Nguồn ảnh: Conscrip.Mặc dù vậy, do giới hạn của đường ray nên các đoàn tàu bọc thép này rất khó có thể được sử dụng rộng rãi trong giao tranh. Nguồn ảnh:WWII.Lần cuối cùng tàu hoả bọc thép được sử dụng là trong cuộc chiến tranh Chechen. Cùng với sự tiến bộ của vũ khí chống tăng, các đoàn tàu hoả bọc thép dần mất ưu thế và được cho về hưu kể từ những năm cuối của thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Warhistory.Bên cạnh việc được vũ trang bằng các loại vũ khí thông thường tàu hỏa còn được gắn thêm cả tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công hạt nhân, và nổi tiếng nhất trong số đó có thể kể tới đoàn tàu bọc thép RT-23 Molodets nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Sina.Dù bị Quân đội Nga loại biên từ lâu nhưng thời gian gần đây, Moscow đang có ý định "hồi sinh" RT-23 Molodets và trang bị cho nó mẫu tên lửa tấn công tiên tiến nhất. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên RT-23 Molodets không phải là đoàn tàu nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại mà là đoàn tàu bọc thép của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đoàn tàu hoả này cũng đã phục vụ các đời lãnh đạo trước đây của Triều Tiên bao gồm Chủ tịch Kim Nhật Thành và nhà lãnh đạo Kim Jong-il - ông nội và cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nguồn ảnh: ERC.Và theo truyền thông Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong-un rời Bình Nhưỡng bằng tàu bọc thép vào chiều 23/2 đi Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội vào ngày 27/2 tới đây. Đây cũng được xem là chuyến công du hành trình dài nhất bằng tàu hỏa của ông Kim kể từ khi lên nắm quyền. Nguồn ảnh: KCNA.Do mỗi toa tàu đều được bọc thép chống đạn nên trọng lượng của chúng sẽ nặng hơn các tòa tàu bình thường, khiến tàu di chuyển chậm hơn. Đoàn tàu chở nhà lãnh đạo Triều Tiên ước tính có tốc độ tối đa khoảng 60km/giờ. Ảnh: Reuters.Bên trong toa Khánh tiết của đoàn tàu đặc biệt này được bài trí với những chiếc ghế sofa bọc da màu hồng, đủ chỗ cho khoảng 20 người. Ảnh: Reuters.Hà Nội cách Bình Nhưỡng khoảng 4.000km đường bộ, do đó nếu sử dụng tàu hỏa trong chuyến đi đến Việt Nam, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ mất khoảng 60 giờ di chuyển trên đoàn tàu đặc biệt của mình. Ảnh: Yonhap.Được biết, cả ông Kim Jong-il và cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, cha và ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đều từng sử dụng những con tàu bọc thép trong các chuyến thăm đến Trung Quốc và Nga. Trong cả hai chuyến tới thăm Việt Nam vào các năm 1958 và 1964, Chủ tịch Kim Nhật Thành, đều dùng tàu lửa cho chuyến đi. Ảnh: Youtube. Mời độc giả xem Video: Ông Kim Jong-un sử dụng tàu hoả để tới Việt Nam.
Lịch sử ghi nhận các đoàn tàu hoả bọc thép có vũ trang lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu từ cuộc Nội Chiến Mỹ từ thế kỷ 19. Nguồn ảnh: Frig.
Các đoàn tàu này chủ yếu được sử dụng với nhiệm vụ vận tải và có vũ trang để chống bị phục kích hoặc tự vệ trước lực lượng không quân đối phương. Nguồn ảnh: Liners.
Tuy nhiên không ít lần, các đoàn tàu hoả bọc thép được sử dụng để cung cấp hoả lực yểm trợ bộ binh làm nhiệm vụ tấn công. Nguồn ảnh: Conscrip.
Mặc dù vậy, do giới hạn của đường ray nên các đoàn tàu bọc thép này rất khó có thể được sử dụng rộng rãi trong giao tranh. Nguồn ảnh:WWII.
Lần cuối cùng tàu hoả bọc thép được sử dụng là trong cuộc chiến tranh Chechen. Cùng với sự tiến bộ của vũ khí chống tăng, các đoàn tàu hoả bọc thép dần mất ưu thế và được cho về hưu kể từ những năm cuối của thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bên cạnh việc được vũ trang bằng các loại vũ khí thông thường tàu hỏa còn được gắn thêm cả tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công hạt nhân, và nổi tiếng nhất trong số đó có thể kể tới đoàn tàu bọc thép RT-23 Molodets nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Sina.
Dù bị Quân đội Nga loại biên từ lâu nhưng thời gian gần đây, Moscow đang có ý định "hồi sinh" RT-23 Molodets và trang bị cho nó mẫu tên lửa tấn công tiên tiến nhất. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên RT-23 Molodets không phải là đoàn tàu nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại mà là đoàn tàu bọc thép của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đoàn tàu hoả này cũng đã phục vụ các đời lãnh đạo trước đây của Triều Tiên bao gồm Chủ tịch Kim Nhật Thành và nhà lãnh đạo Kim Jong-il - ông nội và cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nguồn ảnh: ERC.
Và theo truyền thông Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong-un rời Bình Nhưỡng bằng tàu bọc thép vào chiều 23/2 đi Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội vào ngày 27/2 tới đây. Đây cũng được xem là chuyến công du hành trình dài nhất bằng tàu hỏa của ông Kim kể từ khi lên nắm quyền. Nguồn ảnh: KCNA.
Do mỗi toa tàu đều được bọc thép chống đạn nên trọng lượng của chúng sẽ nặng hơn các tòa tàu bình thường, khiến tàu di chuyển chậm hơn. Đoàn tàu chở nhà lãnh đạo Triều Tiên ước tính có tốc độ tối đa khoảng 60km/giờ. Ảnh: Reuters.
Bên trong toa Khánh tiết của đoàn tàu đặc biệt này được bài trí với những chiếc ghế sofa bọc da màu hồng, đủ chỗ cho khoảng 20 người. Ảnh: Reuters.
Hà Nội cách Bình Nhưỡng khoảng 4.000km đường bộ, do đó nếu sử dụng tàu hỏa trong chuyến đi đến Việt Nam, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ mất khoảng 60 giờ di chuyển trên đoàn tàu đặc biệt của mình. Ảnh: Yonhap.
Được biết, cả ông Kim Jong-il và cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, cha và ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đều từng sử dụng những con tàu bọc thép trong các chuyến thăm đến Trung Quốc và Nga. Trong cả hai chuyến tới thăm Việt Nam vào các năm 1958 và 1964, Chủ tịch Kim Nhật Thành, đều dùng tàu lửa cho chuyến đi. Ảnh: Youtube.
Mời độc giả xem Video: Ông Kim Jong-un sử dụng tàu hoả để tới Việt Nam.