Thị trưởng thành phố Kharkov của Ukraine, ông Igor Terekhov, trên kênh Telegram cá nhân cho biết, vào ngày 31/8, Không quân Nga đã lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến sự, tấn công mục tiêu ở Kharkov bằng “bom tên lửa” Grom-E1, được phóng từ máy bay tiêm kích bom Su-34.Ông Terekhov giải thích rằng, loại bom Grom-E1 là sự kết hợp giữa một quả bom thường thả rơi tự do FAB-250 + mô-đun cánh lượn có điều khiển UMPC + động cơ phản lực, giúp bom có thể bay rất xa, giống như một tên lửa hành trình giá rẻ.Trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo truyền hình Ukraine, người đứng đầu văn phòng công tố khu vực Kharkov, ông Spartak Borisenko, đã làm rõ rằng, máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga đóng vai trò là bệ phóng bom Grom-E1.Theo ông Borisenko, chiếc máy bay Su-34 đã thả bom Grom-E1 khi đang bay trên lãnh thổ vùng Belgorod của Nga; quả bom đã đánh trúng vào một tòa nhà ở quận Slobodsky của Kharkov. Còn ông Igor Terekhov thì cho biết, sau một thời gian tạm dừng, người Nga lại tăng cường tấn công bom vào Kharkov.Ông Borisenko không nêu rõ chính xác nơi người Nga nhắm bom Grom-E1, nhưng nói rằng, cùng với những vấn đề khác, vụ nổ đã làm hư hại các tòa nhà hành chính và cơ sở sản xuất. Theo ông, Quân đội Nga trước đó đã từng sử dụng loại đạn này để tấn công các mục tiêu ở Kharkov.Ông Borisenko cho biết, trọng lượng của bom Grom-E1 là 315 kg, tầm bay tối đa là 120 km, loại bom này có sức công phá nhỏ hơn bom FAB-500, nhưng tầm bay và độ chính xác cao hơn bom lượn có điều khiển FAB-500 mà Nga hay sử dụng. Các chuyên gia Ukraine cũng đang thảo luận về việc các nguồn thông tin cho rằng, máy bay tiêm kích bom của Nga sẽ sớm được trang bị hàng loạt bom với các mô-đun UMPC cải tiến. Theo các chuyên gia Ukraine, mô-đun UMPC mới, do cấu hình và diện tích của cánh, có thể tăng thêm đáng kể tầm bay của bom.Ông Igor Terekhov là một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo, tuyên bố rằng “Người Nga là những người đầu tiên sử dụng bom tên lửa”, giúp họ có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn ít nhất 15% so với những loại bom trước đó của Nga.Với việc Không quân Nga sử dụng loại bom Grom-E1, lực lượng phòng không Ukraine sẽ giảm khả năng đánh chặn máy bay ném bom của Nga. Trong khi Ukraine không có đủ nguồn đạn tên lửa cho tất cả các hệ thống phòng không Patriot mà họ có.Do vậy, để tiêu diệt máy bay ném bom của Nga, Ukraine sẽ phải di chuyển các hệ thống phòng không khác đến gần biên giới Nga hơn và việc này đồng nghĩa với việc tăng rủi ro cho các hệ thống phòng không của họ. Bởi vì chúng có thể bị “tấn công” bằng các loại vũ khí thông thường, bao gồm cả pháo binh và tên lửa. Bom Grom-E1 của Nga có tầm bay tăng lên, có nghĩa là phạm vi tấn công không chỉ đến các mục tiêu ở tiền tuyến, mà còn tới các mục tiêu nằm sâu phía sau vài chục km. Đặc biệt là các kho hậu cần, cầu cống, điểm trú quân tạm thời ở sâu trong vùng Sumy, nơi là đầu cầu để quân Ukraine tiến vào vùng Kursk, mà Nga không phải sử dụng tên lửa đạn đạo. Hiện nay Quân đội Ukraine cho biết, họ không có vũ khí hay khí tài gì để có thể đánh chặn bom lượn có điều khiển của Nga. Tổng thống Zelensky kêu gọi Mỹ cho phép sử dụng tên lửa tầm xa, để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, chủ yếu là vào các sân bay, phá hủy số máy bay thả bom lượn của Nga.Hiện tại, Washington chưa chấp thuận việc Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo lục quân ATACMS mà họ viện trợ để tấn công vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Nhưng theo phán đoán của giới quan sát, Mỹ sớm hay muộn sẽ có thể đưa ra sự chấp thuận như vậy. Vì vậy, Nga cần sớm đưa ra các biện pháp đối phó.Cũng theo Bộ Quốc phòng Ukraine, trong vài tháng nay, Nga đã chuyển sang sử dụng loại bom FAB-500T, thay thế loại bom FAB-500M62. Loại bom mới FAB-500T trước đó trang bị cho máy bay siêu thanh MiG-25, có hình dáng khí động học tối ưu hơn FAB-500M62, do vậy quả bom có thể bay xa hơn.Có thể thấy, bom FAB-500T với hình dáng thon dài hơn, cánh bom nhỏ hơn. Ngoài ra, FAB-500T còn nổi bật nhờ khả năng chịu nhiệt cao, cùng với các đặc tính khí động học được cải thiện, giúp Không quân Nga thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu kiên cố của Ukraine, nhất là các tòa nhà cao tầng.Không quân Nga cũng tăng cường sử dụng bom hạng nặng FAB-3000 với UMPC, để phá hủy các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Theo truyền thông Ukraine, một quả bom tấn đã phá hủy tòa nhà tuyển quân (TCC) ở Kharkov, nơi được biến thành doanh trại ở tạm thời cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 31, khiến khoảng 60 binh sĩ Ukraine thiệt mạng. (Nguồn ảnh: TASS, Bộ Quốc phòng Nga, Ukrinform).
Thị trưởng thành phố Kharkov của Ukraine, ông Igor Terekhov, trên kênh Telegram cá nhân cho biết, vào ngày 31/8, Không quân Nga đã lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến sự, tấn công mục tiêu ở Kharkov bằng “bom tên lửa” Grom-E1, được phóng từ máy bay tiêm kích bom Su-34.
Ông Terekhov giải thích rằng, loại bom Grom-E1 là sự kết hợp giữa một quả bom thường thả rơi tự do FAB-250 + mô-đun cánh lượn có điều khiển UMPC + động cơ phản lực, giúp bom có thể bay rất xa, giống như một tên lửa hành trình giá rẻ.
Trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo truyền hình Ukraine, người đứng đầu văn phòng công tố khu vực Kharkov, ông Spartak Borisenko, đã làm rõ rằng, máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga đóng vai trò là bệ phóng bom Grom-E1.
Theo ông Borisenko, chiếc máy bay Su-34 đã thả bom Grom-E1 khi đang bay trên lãnh thổ vùng Belgorod của Nga; quả bom đã đánh trúng vào một tòa nhà ở quận Slobodsky của Kharkov. Còn ông Igor Terekhov thì cho biết, sau một thời gian tạm dừng, người Nga lại tăng cường tấn công bom vào Kharkov.
Ông Borisenko không nêu rõ chính xác nơi người Nga nhắm bom Grom-E1, nhưng nói rằng, cùng với những vấn đề khác, vụ nổ đã làm hư hại các tòa nhà hành chính và cơ sở sản xuất. Theo ông, Quân đội Nga trước đó đã từng sử dụng loại đạn này để tấn công các mục tiêu ở Kharkov.
Ông Borisenko cho biết, trọng lượng của bom Grom-E1 là 315 kg, tầm bay tối đa là 120 km, loại bom này có sức công phá nhỏ hơn bom FAB-500, nhưng tầm bay và độ chính xác cao hơn bom lượn có điều khiển FAB-500 mà Nga hay sử dụng.
Các chuyên gia Ukraine cũng đang thảo luận về việc các nguồn thông tin cho rằng, máy bay tiêm kích bom của Nga sẽ sớm được trang bị hàng loạt bom với các mô-đun UMPC cải tiến. Theo các chuyên gia Ukraine, mô-đun UMPC mới, do cấu hình và diện tích của cánh, có thể tăng thêm đáng kể tầm bay của bom.
Ông Igor Terekhov là một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo, tuyên bố rằng “Người Nga là những người đầu tiên sử dụng bom tên lửa”, giúp họ có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách lớn hơn ít nhất 15% so với những loại bom trước đó của Nga.
Với việc Không quân Nga sử dụng loại bom Grom-E1, lực lượng phòng không Ukraine sẽ giảm khả năng đánh chặn máy bay ném bom của Nga. Trong khi Ukraine không có đủ nguồn đạn tên lửa cho tất cả các hệ thống phòng không Patriot mà họ có.
Do vậy, để tiêu diệt máy bay ném bom của Nga, Ukraine sẽ phải di chuyển các hệ thống phòng không khác đến gần biên giới Nga hơn và việc này đồng nghĩa với việc tăng rủi ro cho các hệ thống phòng không của họ. Bởi vì chúng có thể bị “tấn công” bằng các loại vũ khí thông thường, bao gồm cả pháo binh và tên lửa.
Bom Grom-E1 của Nga có tầm bay tăng lên, có nghĩa là phạm vi tấn công không chỉ đến các mục tiêu ở tiền tuyến, mà còn tới các mục tiêu nằm sâu phía sau vài chục km. Đặc biệt là các kho hậu cần, cầu cống, điểm trú quân tạm thời ở sâu trong vùng Sumy, nơi là đầu cầu để quân Ukraine tiến vào vùng Kursk, mà Nga không phải sử dụng tên lửa đạn đạo.
Hiện nay Quân đội Ukraine cho biết, họ không có vũ khí hay khí tài gì để có thể đánh chặn bom lượn có điều khiển của Nga. Tổng thống Zelensky kêu gọi Mỹ cho phép sử dụng tên lửa tầm xa, để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, chủ yếu là vào các sân bay, phá hủy số máy bay thả bom lượn của Nga.
Hiện tại, Washington chưa chấp thuận việc Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo lục quân ATACMS mà họ viện trợ để tấn công vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Nhưng theo phán đoán của giới quan sát, Mỹ sớm hay muộn sẽ có thể đưa ra sự chấp thuận như vậy. Vì vậy, Nga cần sớm đưa ra các biện pháp đối phó.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Ukraine, trong vài tháng nay, Nga đã chuyển sang sử dụng loại bom FAB-500T, thay thế loại bom FAB-500M62. Loại bom mới FAB-500T trước đó trang bị cho máy bay siêu thanh MiG-25, có hình dáng khí động học tối ưu hơn FAB-500M62, do vậy quả bom có thể bay xa hơn.
Có thể thấy, bom FAB-500T với hình dáng thon dài hơn, cánh bom nhỏ hơn. Ngoài ra, FAB-500T còn nổi bật nhờ khả năng chịu nhiệt cao, cùng với các đặc tính khí động học được cải thiện, giúp Không quân Nga thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu kiên cố của Ukraine, nhất là các tòa nhà cao tầng.
Không quân Nga cũng tăng cường sử dụng bom hạng nặng FAB-3000 với UMPC, để phá hủy các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Theo truyền thông Ukraine, một quả bom tấn đã phá hủy tòa nhà tuyển quân (TCC) ở Kharkov, nơi được biến thành doanh trại ở tạm thời cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 31, khiến khoảng 60 binh sĩ Ukraine thiệt mạng. (Nguồn ảnh: TASS, Bộ Quốc phòng Nga, Ukrinform).