Cho đến nay, tình hình chung ở Ukraine vẫn bình lặng. Tổng thống Volodymyr Zelensky trước đó đã đặt ngày 16/2 là “Ngày đoàn kết” và yêu cầu người dân Ukraine treo quốc kỳ và hát quốc ca để “củng cố khả năng của xã hội Ukraine, trong việc đối phó với mối đe dọa tương lai ngày càng tăng”.Nga đang rút một phần quân khỏi biên giới - rõ ràng là Tổng thống Putin đã nắm được điều đó, và tình hình sẽ không diễn ra theo cách, mà một số nước mong đợi, đó là Nga “nổ súng trước”.Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/2 thông báo rằng, với việc hoàn thành theo từng giai đoạn các cuộc tập trận với Belarus; một số binh sĩ ở miền nam và miền tây nước Nga, đang rút khỏi biên giới Nga-Ukraine.Theo báo chí Nga, cuộc tập trận chung Nga-Belarus không đe dọa bất kỳ ai và nhằm đáp trả các hành động “gây hấn và tấn công khủng bố từ bên ngoài”. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video, ghi lại cảnh rút xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành bằng đường sắt.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova đã chế giễu gay gắt: Ngày 15/2, “ngày mà hệ thống tuyên truyền chiến tranh của phương Tây thất bại sẽ đi vào lịch sử”. Truyền thông phương Tây từng “chỉ định ngày 16/2 là ngày Nga tấn công Ukraine” và hành động của Nga đã xóa tan tin đồn chiến tranh của Mỹ.Tuy nhiên phát biểu của Tổng thống Biden lại gây tò mò, khi ông nói rằng, việc Nga rút quân là “tốt”; nhưng Mỹ “vẫn cần xác minh” rằng, một cuộc “xâm lược” của Nga vào Ukraine, vẫn có thể xảy ra. Mặc dù đang có những động thái sau hậu trường, nhưng Mỹ vẫn luôn áp dụng một loạt biện pháp “can thiệp hạn chế”. Trong nhiều tháng liên tiếp, Mỹ và NATO đã thổi phồng việc Nga triển khai 100.000, 150.000 quân để chuẩn bị “xâm lược” Ukraine và người ta dễ nhận ra, “cuộc chiến” của Mỹ chống lại Nga không có gì mới.Mặc dù Mỹ tuyên bố rõ ràng sẽ không trực tiếp đưa quân vào Ukraine, nhưng Mỹ đã viện trợ hơn 1.000 tấn vũ khí, đạn dược cho Ukraine; đồng thời triển khai gần 3.000 binh sĩ, trong đó có Sư đoàn Dù số 82 của “Lực lượng Át chủ bài” đến Ba Lan, quốc gia có biên giới với Ukraine. Ngoài việc kêu gọi công dân Mỹ ở Ukraine rời đi, Mỹ cũng đi đầu trong việc đóng cửa đại sứ quán ở Ukraine cách đây vài ngày, với hy vọng các nước khác cũng làm như vậy.Một số quốc gia chọn đi theo bước chân của Mỹ: Vương quốc Anh và Canada, một bên tài trợ tên lửa chống tăng cho Ukraine, và bên kia cử lực lượng đặc biệt nhỏ; Lithuania cũng hỗ trợ một lô vũ khí, nhưng họ đã bị thu hồi vì hết hạn...Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 15/2 cho biết, sẽ cung cấp cho Ukraine khoản vay ít nhất 100 triệu USD. Nếu Nga “xâm lược” Ukraine, Nhật Bản sẽ cùng với khối G7 “trừng phạt Nga”.Tất cả kịch bản đã được dựng lên, đèn được bật lên, khán giả đã có mặt, thậm chí cả “cây gậy” trừng phạt cũng được “giơ cao”, chỉ chờ vở kịch lớn bắt đầu. Tuy nhiên, nhân vật chính đã “di chuyển chậm”.Khi gặp Thủ tướng Đức Scholz vào ngày 15/2, tuyên bố của Tổng thống Nga Putin một lần nữa tái khẳng định, kịch bản không thể bị chi phối bởi một số quốc gia nhất định, và cốt truyện sẽ được viết lại.Không ai sẵn sàng dám bắn “phát súng đầu tiên”, hoặc dám bắn nó. Dù là Nga hay châu Âu, con đường ưu tiên vẫn là giải pháp ngoại giao. Tổng thống Putin nói thêm: “Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục làm việc cùng nhau và tiếp tục đàm phán”. (Ảnh: Thủ tướng Đức Scholz).Trước đó, để dập tắt cuộc nội chiến giữa chính quyền trung ương Ukraine và lực lượng ly khai tại Miền Đông nước này vào năm 2014; Nga, Ukraine cùng với hai quốc gia hàng đầu châu Âu là Pháp và Đức, đã thành lập Cuộc đàm phán bộ tứ “Mô hình Normandy”.Chính thỏa thuận này đã thúc đẩy các bên xung đột tiến tới một thỏa thuận “Minsk”, nhằm mục đích ngừng bắn và đàm phán. Tuy nhiên, do tình hình căng thẳng ở Nga và Ukraine, cuộc đàm phán “Mô hình Normandy” sẽ được khởi động lại vào năm 2022. Dù kết thúc mà không có kết quả nhưng châu Âu vẫn không từ bỏ hòa giải.BBC đưa tin, các quan chức châu Âu như Đức, Pháp và Anh đã thực hiện các chuyến ngoại giao con thoi dày đặc ở Moscow, Kiev, Paris, Berlin, Warsaw và những nơi khác trong thời gian gần đây, các chuyến thăm và điện thoại xuyên Đại Tây Dương cũng tiếp tục diễn ra. Vào ngày 15/2, Thủ tướng Đức Scholz nhận được tin Nga rút quân, ông nói: “Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy hy vọng sẽ có nhiều quân hơn được rút trong tương lai”.Trong một cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz, ông Scholz nói: “Người Đức chúng tôi và tất cả những người châu Âu, hoàn toàn rõ ràng rằng, nền an ninh ổn định không thể được xây dựng chống lại Nga mà là với Nga”.Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã đưa ra một thông tin đáng mong đợi. Về đề xuất trước đây của Nga với Mỹ và việc NATO đảm bảo an ninh cho Nga, Nga sẽ công khai trả lời của Mỹ và NATO trước công chúng. Những gì Mỹ và NATO đã đáp lại Nga có thể sẽ sớm được tiết lộ với thế giới. Nhưng cần phải nói rằng, trong ván cờ do Mỹ, Nga và Châu Âu chơi này, cũng có những “nước đi sau lưng” rất tuyệt vời. Nhưng việc Nga không tấn công Ukraine như phương Tây dự đoán, đã thực sự làm Mỹ lúng túng. Nguồn ảnh: Foxt.
Cho đến nay, tình hình chung ở Ukraine vẫn bình lặng. Tổng thống Volodymyr Zelensky trước đó đã đặt ngày 16/2 là “Ngày đoàn kết” và yêu cầu người dân Ukraine treo quốc kỳ và hát quốc ca để “củng cố khả năng của xã hội Ukraine, trong việc đối phó với mối đe dọa tương lai ngày càng tăng”.
Nga đang rút một phần quân khỏi biên giới - rõ ràng là Tổng thống Putin đã nắm được điều đó, và tình hình sẽ không diễn ra theo cách, mà một số nước mong đợi, đó là Nga “nổ súng trước”.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/2 thông báo rằng, với việc hoàn thành theo từng giai đoạn các cuộc tập trận với Belarus; một số binh sĩ ở miền nam và miền tây nước Nga, đang rút khỏi biên giới Nga-Ukraine.
Theo báo chí Nga, cuộc tập trận chung Nga-Belarus không đe dọa bất kỳ ai và nhằm đáp trả các hành động “gây hấn và tấn công khủng bố từ bên ngoài”. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video, ghi lại cảnh rút xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành bằng đường sắt.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova đã chế giễu gay gắt: Ngày 15/2, “ngày mà hệ thống tuyên truyền chiến tranh của phương Tây thất bại sẽ đi vào lịch sử”. Truyền thông phương Tây từng “chỉ định ngày 16/2 là ngày Nga tấn công Ukraine” và hành động của Nga đã xóa tan tin đồn chiến tranh của Mỹ.
Tuy nhiên phát biểu của Tổng thống Biden lại gây tò mò, khi ông nói rằng, việc Nga rút quân là “tốt”; nhưng Mỹ “vẫn cần xác minh” rằng, một cuộc “xâm lược” của Nga vào Ukraine, vẫn có thể xảy ra.
Mặc dù đang có những động thái sau hậu trường, nhưng Mỹ vẫn luôn áp dụng một loạt biện pháp “can thiệp hạn chế”. Trong nhiều tháng liên tiếp, Mỹ và NATO đã thổi phồng việc Nga triển khai 100.000, 150.000 quân để chuẩn bị “xâm lược” Ukraine và người ta dễ nhận ra, “cuộc chiến” của Mỹ chống lại Nga không có gì mới.
Mặc dù Mỹ tuyên bố rõ ràng sẽ không trực tiếp đưa quân vào Ukraine, nhưng Mỹ đã viện trợ hơn 1.000 tấn vũ khí, đạn dược cho Ukraine; đồng thời triển khai gần 3.000 binh sĩ, trong đó có Sư đoàn Dù số 82 của “Lực lượng Át chủ bài” đến Ba Lan, quốc gia có biên giới với Ukraine.
Ngoài việc kêu gọi công dân Mỹ ở Ukraine rời đi, Mỹ cũng đi đầu trong việc đóng cửa đại sứ quán ở Ukraine cách đây vài ngày, với hy vọng các nước khác cũng làm như vậy.
Một số quốc gia chọn đi theo bước chân của Mỹ: Vương quốc Anh và Canada, một bên tài trợ tên lửa chống tăng cho Ukraine, và bên kia cử lực lượng đặc biệt nhỏ; Lithuania cũng hỗ trợ một lô vũ khí, nhưng họ đã bị thu hồi vì hết hạn...
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 15/2 cho biết, sẽ cung cấp cho Ukraine khoản vay ít nhất 100 triệu USD. Nếu Nga “xâm lược” Ukraine, Nhật Bản sẽ cùng với khối G7 “trừng phạt Nga”.
Tất cả kịch bản đã được dựng lên, đèn được bật lên, khán giả đã có mặt, thậm chí cả “cây gậy” trừng phạt cũng được “giơ cao”, chỉ chờ vở kịch lớn bắt đầu. Tuy nhiên, nhân vật chính đã “di chuyển chậm”.
Khi gặp Thủ tướng Đức Scholz vào ngày 15/2, tuyên bố của Tổng thống Nga Putin một lần nữa tái khẳng định, kịch bản không thể bị chi phối bởi một số quốc gia nhất định, và cốt truyện sẽ được viết lại.
Không ai sẵn sàng dám bắn “phát súng đầu tiên”, hoặc dám bắn nó. Dù là Nga hay châu Âu, con đường ưu tiên vẫn là giải pháp ngoại giao. Tổng thống Putin nói thêm: “Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục làm việc cùng nhau và tiếp tục đàm phán”. (Ảnh: Thủ tướng Đức Scholz).
Trước đó, để dập tắt cuộc nội chiến giữa chính quyền trung ương Ukraine và lực lượng ly khai tại Miền Đông nước này vào năm 2014; Nga, Ukraine cùng với hai quốc gia hàng đầu châu Âu là Pháp và Đức, đã thành lập Cuộc đàm phán bộ tứ “Mô hình Normandy”.
Chính thỏa thuận này đã thúc đẩy các bên xung đột tiến tới một thỏa thuận “Minsk”, nhằm mục đích ngừng bắn và đàm phán. Tuy nhiên, do tình hình căng thẳng ở Nga và Ukraine, cuộc đàm phán “Mô hình Normandy” sẽ được khởi động lại vào năm 2022. Dù kết thúc mà không có kết quả nhưng châu Âu vẫn không từ bỏ hòa giải.
BBC đưa tin, các quan chức châu Âu như Đức, Pháp và Anh đã thực hiện các chuyến ngoại giao con thoi dày đặc ở Moscow, Kiev, Paris, Berlin, Warsaw và những nơi khác trong thời gian gần đây, các chuyến thăm và điện thoại xuyên Đại Tây Dương cũng tiếp tục diễn ra.
Vào ngày 15/2, Thủ tướng Đức Scholz nhận được tin Nga rút quân, ông nói: “Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy hy vọng sẽ có nhiều quân hơn được rút trong tương lai”.
Trong một cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz, ông Scholz nói: “Người Đức chúng tôi và tất cả những người châu Âu, hoàn toàn rõ ràng rằng, nền an ninh ổn định không thể được xây dựng chống lại Nga mà là với Nga”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã đưa ra một thông tin đáng mong đợi. Về đề xuất trước đây của Nga với Mỹ và việc NATO đảm bảo an ninh cho Nga, Nga sẽ công khai trả lời của Mỹ và NATO trước công chúng.
Những gì Mỹ và NATO đã đáp lại Nga có thể sẽ sớm được tiết lộ với thế giới. Nhưng cần phải nói rằng, trong ván cờ do Mỹ, Nga và Châu Âu chơi này, cũng có những “nước đi sau lưng” rất tuyệt vời. Nhưng việc Nga không tấn công Ukraine như phương Tây dự đoán, đã thực sự làm Mỹ lúng túng. Nguồn ảnh: Foxt.