Theo đó, Nga hiện đã sẵn sàng những công tác chuẩn bị đầu tiên về việc nâng cấp máy bay cảnh báo sớm A-50EI cho Ấn Độ. Việc nâng cấp này sẽ tăng cường đáng kể khả năng hoạt động của A-50EI trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, quá trình nâng cấp sẽ bao gồm việc hiện đại hoá hệ thống bay và hệ thống điện tử tích hợp trên chiếc máy bay cảnh báo sớm này, kèm theo đó là các tinh chỉnh để phù hợp hơn với cách thức hoạt động của Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Aviation.Việc Ấn Độ "nhờ" Nga nâng cấp A-50EI cho thấy quyết tâm của New Delhi trong việc tăng cường khả năng cảnh báo sớm trên không trước các đe dọa an ninh ngày càng lớn trong khu vực. Và theo nhiều nhà phân tích mục tiêu tác chiến của A-50EI không ai khác ngoài Trung Quốc và Pakistan. Nguồn ảnh: Aircraft.Mặc dù trong thời gian gần đây căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có dấu hiệu hạ nhiệt, thế nhưng những khác biệt về lợi ích của cả hai vẫn còn đó. Trong đó điểm nóng nhất vẫn là vấn đề tranh chấp biên giới ở Arunachal Pradesh. Nguồn ảnh: Livefist.Hiện tại Không quân Ấn Độ đang có trong tay 3 máy bay A-50EI. Các máy bay này được Nga và Israel ký hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ từ năm 2004. Nguồn ảnh: Airliners.Cụ thể, phiên bản A-50EI của Ấn Độ sử dụng hệ thống cảnh báo sớm tầm xa trên không Phalcon do Israel nghiên cứu và chế tạo kết hợp trên khung thân của máy bay vận tải Il-76 do Liên Xô cung cấp. Nguồn ảnh: Airteam.Hệ thống cảnh báo sớm Phalcom được cho là có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400 km. Hệ thống này được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1994 và có thể lắp đặt trên nhiều loại máy bay. Nguồn ảnh: Airplane.Ngoài máy bay vận tải Il-76 của Nga, hệ thống Phalcon của Israel còn có thể lắp đặt trên các loại máy bay thương mại do Boeing sản xuất như phiên bản Boeing 707, Boeing 767 hay Boeing 747. Nguồn ảnh: Photojet.Giá thành của mỗi chiếc Il-76 phiên bản cảnh báo sớm này rơi vào khoảng 300 triệu USD bao gồm cả chi phí đào tạo kíp lái vận hành và linh kiện thay thế, hậu cần mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng giá trị hợp đồng được Ấn Độ ký kết với Israel và Nga vào khoảng 1.1 tỷ USD cho ba chiếc máy bay cảnh báo sớm loại này. Nguồn ảnh: Flickr.Hiện tại, ngoài Không quân Ấn Độ còn có lực lượng Không quân Chile cũng vận hành một loại máy bay cảnh báo sớm sử dụng hệ thống cảnh báo sớm Phalcon do Israel thiết kế nhưng đặt trên khung thân cơ sở là chiếc Boeing 707. Nguồn ảnh: Bektop. Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay cảnh báo sớm có kích thước chỉ bằng máy bay phản lực cá nhân.
Theo đó, Nga hiện đã sẵn sàng những công tác chuẩn bị đầu tiên về việc nâng cấp máy bay cảnh báo sớm A-50EI cho Ấn Độ. Việc nâng cấp này sẽ tăng cường đáng kể khả năng hoạt động của A-50EI trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, quá trình nâng cấp sẽ bao gồm việc hiện đại hoá hệ thống bay và hệ thống điện tử tích hợp trên chiếc máy bay cảnh báo sớm này, kèm theo đó là các tinh chỉnh để phù hợp hơn với cách thức hoạt động của Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Aviation.
Việc Ấn Độ "nhờ" Nga nâng cấp A-50EI cho thấy quyết tâm của New Delhi trong việc tăng cường khả năng cảnh báo sớm trên không trước các đe dọa an ninh ngày càng lớn trong khu vực. Và theo nhiều nhà phân tích mục tiêu tác chiến của A-50EI không ai khác ngoài Trung Quốc và Pakistan. Nguồn ảnh: Aircraft.
Mặc dù trong thời gian gần đây căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có dấu hiệu hạ nhiệt, thế nhưng những khác biệt về lợi ích của cả hai vẫn còn đó. Trong đó điểm nóng nhất vẫn là vấn đề tranh chấp biên giới ở Arunachal Pradesh. Nguồn ảnh: Livefist.
Hiện tại Không quân Ấn Độ đang có trong tay 3 máy bay A-50EI. Các máy bay này được Nga và Israel ký hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ từ năm 2004. Nguồn ảnh: Airliners.
Cụ thể, phiên bản A-50EI của Ấn Độ sử dụng hệ thống cảnh báo sớm tầm xa trên không Phalcon do Israel nghiên cứu và chế tạo kết hợp trên khung thân của máy bay vận tải Il-76 do Liên Xô cung cấp. Nguồn ảnh: Airteam.
Hệ thống cảnh báo sớm Phalcom được cho là có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400 km. Hệ thống này được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1994 và có thể lắp đặt trên nhiều loại máy bay. Nguồn ảnh: Airplane.
Ngoài máy bay vận tải Il-76 của Nga, hệ thống Phalcon của Israel còn có thể lắp đặt trên các loại máy bay thương mại do Boeing sản xuất như phiên bản Boeing 707, Boeing 767 hay Boeing 747. Nguồn ảnh: Photojet.
Giá thành của mỗi chiếc Il-76 phiên bản cảnh báo sớm này rơi vào khoảng 300 triệu USD bao gồm cả chi phí đào tạo kíp lái vận hành và linh kiện thay thế, hậu cần mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng giá trị hợp đồng được Ấn Độ ký kết với Israel và Nga vào khoảng 1.1 tỷ USD cho ba chiếc máy bay cảnh báo sớm loại này. Nguồn ảnh: Flickr.
Hiện tại, ngoài Không quân Ấn Độ còn có lực lượng Không quân Chile cũng vận hành một loại máy bay cảnh báo sớm sử dụng hệ thống cảnh báo sớm Phalcon do Israel thiết kế nhưng đặt trên khung thân cơ sở là chiếc Boeing 707. Nguồn ảnh: Bektop.
Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay cảnh báo sớm có kích thước chỉ bằng máy bay phản lực cá nhân.