Theo hãng tin Sputnik, tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Ấn sẽ diễn ra từ ngày 4/10 sắp tới Thủ tướng Modi sẽ trao tặng cho Tổng thống Putin bốn chiếc tiêm kích MiG-21 dựa trên đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: RT.Dựa trên đề xuất này, Không quân Ấn Độ sẽ chuyển giao Moscow 4 chiếc tiêm kích MiG-21 vẫn còn khả năng hoạt động gồm hai chiếc biến thể MiG-21BIS (Type 75) và hai chiếc MiG-21FL (Type 77). Các chiến đấu cơ này sẽ được biên chế phi đội bay biểu diễn của Không quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Jetphotos.Còn theo tờ Hindu của Ấn Độ, Những chiếc MiG-21 được chuyển giao cho phía Nga đều trong tình trạng hoạt động, phía Nga sẽ trả chi phí vận chuyển. Những chiếc máy bay này sẽ nhận được số đăng ký mới và có thể sau này sẽ được sử dụng cho những chuyến bay b. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ phía Không quân Nga sẽ vận hành những chiếc MiG-21 bằng cách nào. Nguồn ảnh: AirlinersĐược biết, Không quân Nga (trước đây là Không quân Liên Xô) loại biên những chiếc tiêm kích MiG-21 cuối cùng vào đầu những năm 1990 và từ đó cho tới nay chiến đấu cơ này đã gần như biến mất tại Nga và chỉ còn xót lại một số ít tại các bãi tháo dở hoặc nhà máy sửa chữa máy bay cũ. Nguồn ảnh: AirlinersTrong khi đó Không quân Ấn Độ vẫn còn trong biên chế ít nhất 120 chiếc MiG-21 với nhiều biến thể khác nhau và số máy bay này sẽ hoạt động đến hết năm 2019. Do đó việc Nga có thể duy trì số MiG-21 còn khả năng hoạt động có được từ Ấn Độ không phải là điều gì đó quá khó khăn. Nguồn ảnh: AirlinersTiêm kích đánh chặn MiG-21 được xem là dòng máy bay chiến đấu thành công nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, nó được hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng. Thậm chí nhiều lực lượng không quân trên thế giới vẫn còn đang sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: AirlinersLiên Xô bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc MiG-21 đầu tiên từ năm 1959 và đã có hơn 10.600 chiếc được xuất xưởng trong suốt thời gian đó. Trong khi đó Ấn Độ bắt đầu đưa vào trang bị MiG-21 trong năm 1963 với số lượng lên tới gần 1.000 chiếc. Nguồn ảnh: Jetphotos.Với thiết kế cánh tam giác đặc trưng, MiG-21 là mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô thành công trong việc kết hợp giữa tính năng của máy bay tiêm kích và đánh chặn trong cùng một máy bay. Nguồn ảnh: AirlinersDù được thiết kế và phát triển tại Liên Xô nhưng đem lại danh tiếng cho MiG-21 lại là Không quân Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, khi những chiếc MiG-21 do phi công của ta điều khiển đã trở thành nổi khiếp sợ của phi công Mỹ khi chúng tham chiến trên bầu trời miền Bắc. Nguồn ảnh: AirlinersBiến thể tiêm kích MiG-21bis có thể được coi là biến thể hiện đại hóa thành công nhất của gia đình MiG-21, khi nó có thể hoạt động gần như một tiêm kích đa năng và tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: AirlinersMời độc giả xem video: Cận cảnh tiêm kích MiG-21 hiện đại nhất của Không quân Ấn Độ (nguồn Indiatimes)
Theo hãng tin Sputnik, tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Ấn sẽ diễn ra từ ngày 4/10 sắp tới Thủ tướng Modi sẽ trao tặng cho Tổng thống Putin bốn chiếc tiêm kích MiG-21 dựa trên đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn ảnh: RT.
Dựa trên đề xuất này, Không quân Ấn Độ sẽ chuyển giao Moscow 4 chiếc tiêm kích MiG-21 vẫn còn khả năng hoạt động gồm hai chiếc biến thể MiG-21BIS (Type 75) và hai chiếc MiG-21FL (Type 77). Các chiến đấu cơ này sẽ được biên chế phi đội bay biểu diễn của Không quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Jetphotos.
Còn theo tờ Hindu của Ấn Độ, Những chiếc MiG-21 được chuyển giao cho phía Nga đều trong tình trạng hoạt động, phía Nga sẽ trả chi phí vận chuyển. Những chiếc máy bay này sẽ nhận được số đăng ký mới và có thể sau này sẽ được sử dụng cho những chuyến bay b. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ phía Không quân Nga sẽ vận hành những chiếc MiG-21 bằng cách nào. Nguồn ảnh: Airliners
Được biết, Không quân Nga (trước đây là Không quân Liên Xô) loại biên những chiếc tiêm kích MiG-21 cuối cùng vào đầu những năm 1990 và từ đó cho tới nay chiến đấu cơ này đã gần như biến mất tại Nga và chỉ còn xót lại một số ít tại các bãi tháo dở hoặc nhà máy sửa chữa máy bay cũ. Nguồn ảnh: Airliners
Trong khi đó Không quân Ấn Độ vẫn còn trong biên chế ít nhất 120 chiếc MiG-21 với nhiều biến thể khác nhau và số máy bay này sẽ hoạt động đến hết năm 2019. Do đó việc Nga có thể duy trì số MiG-21 còn khả năng hoạt động có được từ Ấn Độ không phải là điều gì đó quá khó khăn. Nguồn ảnh: Airliners
Tiêm kích đánh chặn MiG-21 được xem là dòng máy bay chiến đấu thành công nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, nó được hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng. Thậm chí nhiều lực lượng không quân trên thế giới vẫn còn đang sử dụng loại máy bay này. Nguồn ảnh: Airliners
Liên Xô bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc MiG-21 đầu tiên từ năm 1959 và đã có hơn 10.600 chiếc được xuất xưởng trong suốt thời gian đó. Trong khi đó Ấn Độ bắt đầu đưa vào trang bị MiG-21 trong năm 1963 với số lượng lên tới gần 1.000 chiếc. Nguồn ảnh: Jetphotos.
Với thiết kế cánh tam giác đặc trưng, MiG-21 là mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô thành công trong việc kết hợp giữa tính năng của máy bay tiêm kích và đánh chặn trong cùng một máy bay. Nguồn ảnh: Airliners
Dù được thiết kế và phát triển tại Liên Xô nhưng đem lại danh tiếng cho MiG-21 lại là Không quân Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, khi những chiếc MiG-21 do phi công của ta điều khiển đã trở thành nổi khiếp sợ của phi công Mỹ khi chúng tham chiến trên bầu trời miền Bắc. Nguồn ảnh: Airliners
Biến thể tiêm kích MiG-21bis có thể được coi là biến thể hiện đại hóa thành công nhất của gia đình MiG-21, khi nó có thể hoạt động gần như một tiêm kích đa năng và tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Airliners
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tiêm kích MiG-21 hiện đại nhất của Không quân Ấn Độ (nguồn Indiatimes)