Theo tiết lộ của truyền thông Nga, trong đợt không kích mới đây của Quân đội Nga nhằm vào toàn bộ lãnh thổ Ukraine, tổng cộng 81 tên lửa các loại đã được phóng đi, trong đó có 6 tên lửa siêu thanh Dagger. Khi đó Ukraine cho rằng, mục tiêu của vụ tấn công là một trung tâm năng lượng, với mục đích phá hủy nguồn năng lượng của Ukraine.Tuy nhiên, điểm nhấn lớn nhất trong cuộc không kích bằng tên lửa của Nga, đó là không phải là có bao nhiêu mục tiêu của Ukraine bị phá hủy, mà là mục tiêu nào xứng đáng để họ sử dụng 6 tên lửa siêu thanh Dagger để phát động cuộc không kích?Một số thông tin lộ ra sau đó cho thấy, việc Quân đội Nga sử dụng loại tên lửa siêu thanh Dagger có tốc độ tối đa gấp 10 lần tốc độ âm thanh, chắc chắn không nhằm mục đích đơn giản là tấn công hệ thống năng lượng của Ukraine, mà là để bắt được "con cá lớn".Chúng ta phải biết rằng, tên lửa siêu thanh Dagger nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu “nhạy cảm” với thời gian và đặc biệt là có giá trị cao. Và việc Quân đội Nga sử dụng 6 tên lửa này cùng một lúc, là điều hết sức bất thường.Có nhiều dấu hiệu cho thấy, sở dĩ Quân đội Nga thực hiện phóng 6 tên lửa siêu thanh Dagger cùng lúc, là do mục tiêu tấn công là một sở chỉ huy bí mật do NATO thành lập ở Ukraine, được xây dựng hết sức kiên cố, nằm sâu dưới lòng đất.Theo báo chí Nga đưa tin, mục tiêu của cuộc tấn công bằng tên lửa Dagger do Quân đội Nga phát động, thực tế là một trung tâm liên lạc và kiểm soát chung gần thành phố Lviv ở miền tây Ukraine. Đó là một pháo đài ngầm, ở độ sâu hàng trăm mét.Sở dĩ nó ẩn sâu như vậy, do chính là những người làm việc ở đó đều không phải “tầm thường”. Theo thông tin, nơi đây thường xuyên đóng quân hơn 300 người, trong đó có hơn 40 quan chức cấp cao đã nghỉ hưu và chuyên gia đến từ Mỹ và Châu Âu.Trong cuộc tấn công của Quân đội Nga, ít nhất một tên lửa Dagger đã đánh trúng pháo đài ngầm ở Lviv; dựa vào tốc độ cực cao, tên lửa đã xuyên qua hơn 80 mét mặt đất và các lớp bê tông, chạm tới pháo đài ngầm và phát nổ. Truyền thông Hy Lạp dẫn các nguồn tin Mỹ cho biết "cuộc tấn công tên lửa khủng khiếp" này, đã khiến hàng chục sĩ quan NATO thiệt mạng. Do hầm ngầm nằm sâu dưới lòng đất, nên gây khó khăn lớn cho công tác cứu hộ. Về vấn đề này, Kaushal, một nhà nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở London cho biết vài ngày trước rằng, một hoặc một số tên lửa siêu thanh Dagger do Quân đội Nga phóng, "có thể đã đánh trúng trụ sở NATO ở Ukraine". Nếu thông tin của truyền thông Nga, Hy Lạp và Anh là sự thật, thì vụ tấn công bằng tên lửa Dagger của Nga, sẽ là một tổn thất không thể chịu nổi đối với NATO ở Ukraine; bởi pháo đài ngầm bị tấn công còn có tên gọi khác là "Shadow Staff". Từ pháo đài ngầm này, chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cho Quân đội Ukraine, tại đây thường xuyên có hơn 40 quan chức cấp cao và cố vấn quân sự của Mỹ và NATO kiểm soát mọi hoạt động quân sự lớn của Quân đội Ukraine, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Cũng từ pháo đài ngầm này, các sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật còn chịu trách nhiệm phân tích thông tin tình báo, thông tin, truyền dữ liệu và các công việc khác; đồng thời nối mạng với các sở chỉ huy của NATO ở châu Âu.Liên quan đến tin đồn trụ sở quân sự NATO tại Ukraine bị phá hủy, cả NATO và Kiev đều không đưa ra bất kỳ bình luận nào. Tuy nhiên, các bên cũng không phủ nhận thông tin về vụ tấn công bằng tên lửa Dagger. Một quan chức trong chính phủ Ukraine yêu cầu được dấu tên cho biết, tên lửa Dagger của Nga đã đánh trúng một boong-ke ở Ukraine, nơi không chỉ có các tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Ukraine, mà còn có các sĩ quan quân đội nước ngoài và cố vấn quân sự từ Mỹ và NATOTruyền thông Hy Lạp cũng đưa tin vụ tấn công tên lửa kinh hoàng “đã khiến hàng chục quan chức NATO thiệt mạng”. Xét từ việc Mỹ sau đó đã điều máy bay ném bom hạt nhân chiến lược, để "thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng" vào thành phố St. Petersburg của Nga, thì điều đó có thể là sự thật.Có lẽ cuộc tập kích bằng tên lửa siêu thanh của Nga đã chạm đến “dây thần kinh nhạy cảm” của Mỹ. Mặc dù Quân đội Nga cũng đã từng nhiều lần tấn công toàn bộ lãnh thổ Ukraine và đây không phải là lần đầu tiên họ sử dụng tên lửa siêu thanh Dagger, nhưng dư luận chưa bao giờ thấy phản ứng mạnh mẽ như vậy từ Mỹ.Như vậy rất có khả năng đó là Mỹ và NATO, sau khi chịu những tổn thất “ngớ ngẩn”, họ đã sử dụng phương thức "tấn công hạt nhân mô phỏng" này để chứng tỏ với Nga. Thực tế không có gì lạ, khi Mỹ phản ứng dữ dội; nhưng cũng chỉ dừng ở giới hạn như vậy. Bởi ngoài thông tin trụ sở quân sự NATO ở Ukraine bị phá hủy, Không quân Nga còn điều 4 máy bay ném bom chiến lược Tu-95, phóng 10 quả tên lửa hành trình tấn công một đoàn tàu chở vũ khí của NATO đang tiến vào từ Ba Lan, phá hủy hàng trăm tấn vũ khí và đạn dược do NATO cung cấp, khiến vụ nổ kéo dài hơn hai giờ đồng hồ.
Theo tiết lộ của truyền thông Nga, trong đợt không kích mới đây của Quân đội Nga nhằm vào toàn bộ lãnh thổ Ukraine, tổng cộng 81 tên lửa các loại đã được phóng đi, trong đó có 6 tên lửa siêu thanh Dagger. Khi đó Ukraine cho rằng, mục tiêu của vụ tấn công là một trung tâm năng lượng, với mục đích phá hủy nguồn năng lượng của Ukraine.
Tuy nhiên, điểm nhấn lớn nhất trong cuộc không kích bằng tên lửa của Nga, đó là không phải là có bao nhiêu mục tiêu của Ukraine bị phá hủy, mà là mục tiêu nào xứng đáng để họ sử dụng 6 tên lửa siêu thanh Dagger để phát động cuộc không kích?
Một số thông tin lộ ra sau đó cho thấy, việc Quân đội Nga sử dụng loại tên lửa siêu thanh Dagger có tốc độ tối đa gấp 10 lần tốc độ âm thanh, chắc chắn không nhằm mục đích đơn giản là tấn công hệ thống năng lượng của Ukraine, mà là để bắt được "con cá lớn".
Chúng ta phải biết rằng, tên lửa siêu thanh Dagger nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu “nhạy cảm” với thời gian và đặc biệt là có giá trị cao. Và việc Quân đội Nga sử dụng 6 tên lửa này cùng một lúc, là điều hết sức bất thường.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, sở dĩ Quân đội Nga thực hiện phóng 6 tên lửa siêu thanh Dagger cùng lúc, là do mục tiêu tấn công là một sở chỉ huy bí mật do NATO thành lập ở Ukraine, được xây dựng hết sức kiên cố, nằm sâu dưới lòng đất.
Theo báo chí Nga đưa tin, mục tiêu của cuộc tấn công bằng tên lửa Dagger do Quân đội Nga phát động, thực tế là một trung tâm liên lạc và kiểm soát chung gần thành phố Lviv ở miền tây Ukraine. Đó là một pháo đài ngầm, ở độ sâu hàng trăm mét.
Sở dĩ nó ẩn sâu như vậy, do chính là những người làm việc ở đó đều không phải “tầm thường”. Theo thông tin, nơi đây thường xuyên đóng quân hơn 300 người, trong đó có hơn 40 quan chức cấp cao đã nghỉ hưu và chuyên gia đến từ Mỹ và Châu Âu.
Trong cuộc tấn công của Quân đội Nga, ít nhất một tên lửa Dagger đã đánh trúng pháo đài ngầm ở Lviv; dựa vào tốc độ cực cao, tên lửa đã xuyên qua hơn 80 mét mặt đất và các lớp bê tông, chạm tới pháo đài ngầm và phát nổ.
Truyền thông Hy Lạp dẫn các nguồn tin Mỹ cho biết "cuộc tấn công tên lửa khủng khiếp" này, đã khiến hàng chục sĩ quan NATO thiệt mạng. Do hầm ngầm nằm sâu dưới lòng đất, nên gây khó khăn lớn cho công tác cứu hộ.
Về vấn đề này, Kaushal, một nhà nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở London cho biết vài ngày trước rằng, một hoặc một số tên lửa siêu thanh Dagger do Quân đội Nga phóng, "có thể đã đánh trúng trụ sở NATO ở Ukraine".
Nếu thông tin của truyền thông Nga, Hy Lạp và Anh là sự thật, thì vụ tấn công bằng tên lửa Dagger của Nga, sẽ là một tổn thất không thể chịu nổi đối với NATO ở Ukraine; bởi pháo đài ngầm bị tấn công còn có tên gọi khác là "Shadow Staff".
Từ pháo đài ngầm này, chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cho Quân đội Ukraine, tại đây thường xuyên có hơn 40 quan chức cấp cao và cố vấn quân sự của Mỹ và NATO kiểm soát mọi hoạt động quân sự lớn của Quân đội Ukraine, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Cũng từ pháo đài ngầm này, các sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật còn chịu trách nhiệm phân tích thông tin tình báo, thông tin, truyền dữ liệu và các công việc khác; đồng thời nối mạng với các sở chỉ huy của NATO ở châu Âu.
Liên quan đến tin đồn trụ sở quân sự NATO tại Ukraine bị phá hủy, cả NATO và Kiev đều không đưa ra bất kỳ bình luận nào. Tuy nhiên, các bên cũng không phủ nhận thông tin về vụ tấn công bằng tên lửa Dagger.
Một quan chức trong chính phủ Ukraine yêu cầu được dấu tên cho biết, tên lửa Dagger của Nga đã đánh trúng một boong-ke ở Ukraine, nơi không chỉ có các tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Ukraine, mà còn có các sĩ quan quân đội nước ngoài và cố vấn quân sự từ Mỹ và NATO
Truyền thông Hy Lạp cũng đưa tin vụ tấn công tên lửa kinh hoàng “đã khiến hàng chục quan chức NATO thiệt mạng”. Xét từ việc Mỹ sau đó đã điều máy bay ném bom hạt nhân chiến lược, để "thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng" vào thành phố St. Petersburg của Nga, thì điều đó có thể là sự thật.
Có lẽ cuộc tập kích bằng tên lửa siêu thanh của Nga đã chạm đến “dây thần kinh nhạy cảm” của Mỹ. Mặc dù Quân đội Nga cũng đã từng nhiều lần tấn công toàn bộ lãnh thổ Ukraine và đây không phải là lần đầu tiên họ sử dụng tên lửa siêu thanh Dagger, nhưng dư luận chưa bao giờ thấy phản ứng mạnh mẽ như vậy từ Mỹ.
Như vậy rất có khả năng đó là Mỹ và NATO, sau khi chịu những tổn thất “ngớ ngẩn”, họ đã sử dụng phương thức "tấn công hạt nhân mô phỏng" này để chứng tỏ với Nga. Thực tế không có gì lạ, khi Mỹ phản ứng dữ dội; nhưng cũng chỉ dừng ở giới hạn như vậy.
Bởi ngoài thông tin trụ sở quân sự NATO ở Ukraine bị phá hủy, Không quân Nga còn điều 4 máy bay ném bom chiến lược Tu-95, phóng 10 quả tên lửa hành trình tấn công một đoàn tàu chở vũ khí của NATO đang tiến vào từ Ba Lan, phá hủy hàng trăm tấn vũ khí và đạn dược do NATO cung cấp, khiến vụ nổ kéo dài hơn hai giờ đồng hồ.