Theo tờ Forbes của Mỹ, chúng ta có thể sớm biết, liệu việc quân Nga tăng cường quy mô lớn ở biên giới Ukraine, chỉ là một hành động “khuếch trương lực lượng”; một phần là của một chiến lược ngoại giao nào đó; hay một màn dạo đầu cho cuộc tấn công trực tiếp vào Ukraine. Theo truyền thông phương Tây, hiện có khoảng trên 100.000 binh sĩ Nga được triển khai dọc theo biên giới Ukraine và được trang bị rất tốt. Hiện nay lực lượng này vẫn tiếp tục được tăng cường thêm.Nga đã triển khai hơn 1.000 xe tăng, hàng trăm khẩu pháo, bệ phóng tên lửa chiến thuật và một số phương tiện tác chiến điện tử hiện đại, bao gồm xe gây nhiễu vô tuyến, radar theo dõi pháo binh, v.v. Trong khi bên kia giới tuyến, những người lính Ukraine đang gặp khó khăn khi co ro trong chiến hào. Mặc dù cùng là những người đồng đội, chung một mái nhà Liên Xô cách đây 30 năm, nhưng Quân đội Ukraine hiện nay, bị tụt hậu quá xa so với Quân đội Nga; nhất là trang bị vũ khí hạng nặng.Trong các loại vũ khí đáng sợ nhất của Nga hiện đang áp sát biên giới Ukraine, chính là pháo phản lực bắn đạn nhiệt áp TOS-1. Nếu người Nga tấn công về phía Tây, TOS-1 sẽ là loại vũ khí đầu tiên khai hỏa; hệ thống sử dụng đạn cháy hoặc đạn nhiệt áp 220mm, nhằm xóa sổ các công sự phòng ngự của Ukraine.Đạn nhiệt áp do pháo TOS-1 bắn ra, có sức công phá “độc nhất vô nhị”, chúng sẽ phát nổ khi tiếp cận mục tiêu, phun nhiên liệu năng lượng cao gần mục tiêu và nhiên liệu sẽ tự động cháy khi tiếp xúc với không khí, tạo thành biển lửa.Đạn TOS-1 cũng được trộn với bột kim loại nhẹ như magiê và nhôm, ngay lập tức bốc cháy và phát nổ, tạo thành sóng xung kích nhiệt độ cao dữ dội hơn nhiều so với ngọn lửa thông thường, đặc biệt có tác dụng sát thương cao, đối với sinh lực ẩn trong không gian kín như tòa nhà và hang động.Ngay cả khi đối phương có thể sống sót trong nhiệt độ cao, thì họ cũng sẽ chết ngạt do cạn kiệt oxy trong không khí (do đạn nhiệt áp khi cháy đã đốt hết oxy) và sự thay đổi mạnh mẽ của áp suất không khí.Chuyên gia quân sự Mỹ Timothy Smith cho rằng, vũ khí nhiệt áp có thể tạo ra hiệu ứng như của vũ khí hạt nhân chiến thuật, mà không cần bất kỳ bức xạ hạt nhân nào. Và đây có thể coi là vũ khí sát thương phi hạt nhân.Lý do là hỗn hợp nhiên liệu-không khí có thể dễ dàng lan rộng đến mọi ngóc ngách, địa hình tự nhiên, cũng như các hệ thống phòng thủ ngoài chiến trường (như pháo đài, chiến hào, boongke, v.v.); những công sự, vật cản này không thể ngăn chặn tác động của chất nổ nhiên liệu-không khí.Nếu đạn nhiệt áp được bắn vào trong tòa nhà, chúng sẽ đốt cháy mọi vật trong một tòa nhà hoặc boongke; đồng thời phá hủy các bộ phận kết cấu chịu lực của tòa nhà. Chuyên gia Smith chỉ ra rằng, vũ khí nhiệt áp là vũ khí hiệu quả được sử dụng để tiêu diệt sinh lực, phá hủy trang bị chiến đấu, công sự của đối phương. Vũ khí chí mạng này không phải là lý thuyết. Trong những năm 1980, Quân đội Liên Xô đã triển khai vũ khí nhiệt áp TOS-1 tại Thung lũng Panjshir ở Afghanistan. Năm 2000, TOS-1 đã được triển khai ở Chechnya, và loại vũ khí này đã gây ra sự hủy diệt khủng khiếp với đối phương.Trong những năm gần đây, các lực lượng Nga, Syria và Iraq cũng đã sử dụng vũ khí nhiệt áp TOS-1 để chống lại phiến quân và lực lượng nổi dậy. Quân đội Azerbaijan cũng đã sử dụng TOS-1, trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vào năm 2020.Ngay từ năm 2015, Nga đã gửi ít nhất một hệ thống TOS-1 để hỗ trợ dân quân ly khai ở miền đông Ukraine. Vào tháng 9 cùng năm, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) phát hiện thấy có TOS-1, trong số các xe tăng đang được huấn luyện trong khu vực, do dân quân kiểm soát gần Luhansk.Và 6/2016, TOS-1 một lần nữa được triển khai tới khu vực biên giới Ukraine. Vào tháng 4/2021, người dùng mạng xã hội Nga phát hiện, những hệ thống TOS-1 trên một chuyến tàu, chạy tới biên giới Nga-Ukraine.Khi những người lính bộ binh Ukraine, nhìn thấy một bệ phóng tên lửa TOS-1 độc nhất vô nhị đến gần biên giới, họ rõ ràng đã ớn lạnh. Mặc dù những công sự phòng ngự của phía Ukraine tại Miền Đông, đã được xây dựng chắc chắn, kể từ khi nước này xảy ra nội chiến năm 2014.Nhưng trên thực tế, TOS-1 cũng có nhiều điểm yếu, đó là khả năng bảo vệ rất hạn chế; tầm bắn của tên lửa 220mm không quá xa, chỉ khoảng 6 km. Cự ly này chỉ xa hơn một chút so với tầm bắn của tên lửa chống tăng của bộ binh Ukraine (bao gồm cả tên lửa "Javelin" do Mỹ chế tạo).Hiện nay bộ binh trang bị tên lửa chống tăng, chiến đấu trong các chiến hào và boongke, là cốt lõi trong kế hoạch phòng thủ của Ukraine. Tiêu diệt các tên lửa này là một trong những nhiệm vụ chính của TOS-1; nhưng muốn tiêu diệt, trước tiên TOS-1 phải ở gần các công sự của Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: Foxt.
Theo tờ Forbes của Mỹ, chúng ta có thể sớm biết, liệu việc quân Nga tăng cường quy mô lớn ở biên giới Ukraine, chỉ là một hành động “khuếch trương lực lượng”; một phần là của một chiến lược ngoại giao nào đó; hay một màn dạo đầu cho cuộc tấn công trực tiếp vào Ukraine.
Theo truyền thông phương Tây, hiện có khoảng trên 100.000 binh sĩ Nga được triển khai dọc theo biên giới Ukraine và được trang bị rất tốt. Hiện nay lực lượng này vẫn tiếp tục được tăng cường thêm.
Nga đã triển khai hơn 1.000 xe tăng, hàng trăm khẩu pháo, bệ phóng tên lửa chiến thuật và một số phương tiện tác chiến điện tử hiện đại, bao gồm xe gây nhiễu vô tuyến, radar theo dõi pháo binh, v.v.
Trong khi bên kia giới tuyến, những người lính Ukraine đang gặp khó khăn khi co ro trong chiến hào. Mặc dù cùng là những người đồng đội, chung một mái nhà Liên Xô cách đây 30 năm, nhưng Quân đội Ukraine hiện nay, bị tụt hậu quá xa so với Quân đội Nga; nhất là trang bị vũ khí hạng nặng.
Trong các loại vũ khí đáng sợ nhất của Nga hiện đang áp sát biên giới Ukraine, chính là pháo phản lực bắn đạn nhiệt áp TOS-1. Nếu người Nga tấn công về phía Tây, TOS-1 sẽ là loại vũ khí đầu tiên khai hỏa; hệ thống sử dụng đạn cháy hoặc đạn nhiệt áp 220mm, nhằm xóa sổ các công sự phòng ngự của Ukraine.
Đạn nhiệt áp do pháo TOS-1 bắn ra, có sức công phá “độc nhất vô nhị”, chúng sẽ phát nổ khi tiếp cận mục tiêu, phun nhiên liệu năng lượng cao gần mục tiêu và nhiên liệu sẽ tự động cháy khi tiếp xúc với không khí, tạo thành biển lửa.
Đạn TOS-1 cũng được trộn với bột kim loại nhẹ như magiê và nhôm, ngay lập tức bốc cháy và phát nổ, tạo thành sóng xung kích nhiệt độ cao dữ dội hơn nhiều so với ngọn lửa thông thường, đặc biệt có tác dụng sát thương cao, đối với sinh lực ẩn trong không gian kín như tòa nhà và hang động.
Ngay cả khi đối phương có thể sống sót trong nhiệt độ cao, thì họ cũng sẽ chết ngạt do cạn kiệt oxy trong không khí (do đạn nhiệt áp khi cháy đã đốt hết oxy) và sự thay đổi mạnh mẽ của áp suất không khí.
Chuyên gia quân sự Mỹ Timothy Smith cho rằng, vũ khí nhiệt áp có thể tạo ra hiệu ứng như của vũ khí hạt nhân chiến thuật, mà không cần bất kỳ bức xạ hạt nhân nào. Và đây có thể coi là vũ khí sát thương phi hạt nhân.
Lý do là hỗn hợp nhiên liệu-không khí có thể dễ dàng lan rộng đến mọi ngóc ngách, địa hình tự nhiên, cũng như các hệ thống phòng thủ ngoài chiến trường (như pháo đài, chiến hào, boongke, v.v.); những công sự, vật cản này không thể ngăn chặn tác động của chất nổ nhiên liệu-không khí.
Nếu đạn nhiệt áp được bắn vào trong tòa nhà, chúng sẽ đốt cháy mọi vật trong một tòa nhà hoặc boongke; đồng thời phá hủy các bộ phận kết cấu chịu lực của tòa nhà. Chuyên gia Smith chỉ ra rằng, vũ khí nhiệt áp là vũ khí hiệu quả được sử dụng để tiêu diệt sinh lực, phá hủy trang bị chiến đấu, công sự của đối phương.
Vũ khí chí mạng này không phải là lý thuyết. Trong những năm 1980, Quân đội Liên Xô đã triển khai vũ khí nhiệt áp TOS-1 tại Thung lũng Panjshir ở Afghanistan. Năm 2000, TOS-1 đã được triển khai ở Chechnya, và loại vũ khí này đã gây ra sự hủy diệt khủng khiếp với đối phương.
Trong những năm gần đây, các lực lượng Nga, Syria và Iraq cũng đã sử dụng vũ khí nhiệt áp TOS-1 để chống lại phiến quân và lực lượng nổi dậy. Quân đội Azerbaijan cũng đã sử dụng TOS-1, trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vào năm 2020.
Ngay từ năm 2015, Nga đã gửi ít nhất một hệ thống TOS-1 để hỗ trợ dân quân ly khai ở miền đông Ukraine. Vào tháng 9 cùng năm, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) phát hiện thấy có TOS-1, trong số các xe tăng đang được huấn luyện trong khu vực, do dân quân kiểm soát gần Luhansk.
Và 6/2016, TOS-1 một lần nữa được triển khai tới khu vực biên giới Ukraine. Vào tháng 4/2021, người dùng mạng xã hội Nga phát hiện, những hệ thống TOS-1 trên một chuyến tàu, chạy tới biên giới Nga-Ukraine.
Khi những người lính bộ binh Ukraine, nhìn thấy một bệ phóng tên lửa TOS-1 độc nhất vô nhị đến gần biên giới, họ rõ ràng đã ớn lạnh. Mặc dù những công sự phòng ngự của phía Ukraine tại Miền Đông, đã được xây dựng chắc chắn, kể từ khi nước này xảy ra nội chiến năm 2014.
Nhưng trên thực tế, TOS-1 cũng có nhiều điểm yếu, đó là khả năng bảo vệ rất hạn chế; tầm bắn của tên lửa 220mm không quá xa, chỉ khoảng 6 km. Cự ly này chỉ xa hơn một chút so với tầm bắn của tên lửa chống tăng của bộ binh Ukraine (bao gồm cả tên lửa "Javelin" do Mỹ chế tạo).
Hiện nay bộ binh trang bị tên lửa chống tăng, chiến đấu trong các chiến hào và boongke, là cốt lõi trong kế hoạch phòng thủ của Ukraine. Tiêu diệt các tên lửa này là một trong những nhiệm vụ chính của TOS-1; nhưng muốn tiêu diệt, trước tiên TOS-1 phải ở gần các công sự của Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: Foxt.