Trên trang Avia-pro, chuyên gia Satanovsky đánh giá nỗ lực của hạm đội Mỹ nhằm tìm cách để tàu chiến của họ hiện diện lâu dài tại Biển Đen bằng cách bỏ qua công ước Montreux sẽ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Nga.Theo ông Satanovsky, ngay cả khi biên đội tác chiến tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở khu vực này thì Moskva vẫn có sẵn vũ khí đủ sức chống lại mọi mối đe dọa từ hải quân đối phương.Lập luận của ông Satanovsky là ngay cả khi hạm đội Mỹ triển khai lực lượng tác chiến với quy mô rất lớn ở vùng biển Biển Đen, biên đội này cũng sẽ không thể chịu được vũ khí của Nga.Chính vì vậy, nếu Mỹ thực hiện bước đi như trên thì họ cũng chỉ nhằm mục đích tạo ra sự khiêu khích đối với nga chứ không phải một mối đe dọa quân sự rõ rệt."Đề xuất được nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ cũng như các chính trị gia khác đề cập đó là tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực Biển Đen rõ ràng chỉ là bước đi vô nghĩa"."Cần nói rõ rằng trong vùng biển của Nga, Moskva có thể đánh chìm toàn bộ hạm đội Mỹ một cách dễ dàng, bất kể có bao nhiêu tàu xâm nhập đi chăng nữa", ông Yevgeni Satavovsky khẳng định."Mỹ phải nhớ rằng Nga liên tục theo dõi tàu NATO khi chúng tiến vào Biển Đen, theo dõi sát sao bất kỳ chuyển động nào, trong trường hợp có sự khiêu khích nhỏ nhất, Moskva sẽ chủ động phản ứng với điều này", chuyên gia Satanovsky cảnh báo.Sự tự tin của chuyên gia Nga bắt nguồn từ thực tế đó là Biển Đen có diện tích tương đối nhỏ hẹp, từ lâu đã được so sánh chỉ như "chiếc ao nhà" của người Nga mà thôi.Trong khi đó hải quân Nga có trong biên chế nhiều loại tên lửa hành trình đối hạm siêu âm tầm xa, đủ sức trút cơn mưa đạn xuống đối phương mà chẳng một hệ thống phòng không hạm tàu nào chống đỡ nổi.Tuy nhiên ở chiều ngược lại, các chuyên gia quân sự quốc tế lại cho rằng đây chỉ là động thái "lên dây cót tinh thần" của Nga, vì chênh lệch sức mạnh giữa họ với hải quân NATO là rất lớn.Không ai phủ nhận tên lửa chống hạm của Nga có tầm bắn rất xa, nhưng bắn xa không đồng nghĩa với bắn chính xác, nhất là khi thiếu phương tiện trinh sát đủ tin cậy.Điểm yếu lớn nhất của hải quân Nga ngày nay đó là khả năng xác định chính xác mục tiêu nằm ngoài phạm vi đường chân trời vô tuyến điện tử của radar trang bị trên tàu chiến.Do thiếu máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không, hạm đội Nga chỉ có khả năng tác chiến từ cự ly vài chục km đổ lại do gặp khó khăn trong việc định vị đối tượng cần tấn công.Trong khi đó đây lại là điểm mạnh của các biên đội tác chiến tàu sân bay của Mỹ, cho nên nếu đối đầu trực tiếp thì không dễ để Nga "bắt nạt" hạm đội Mỹ và NATO như những gì chuyên gia Satanovsky từng tự tin cho biết.
Trên trang Avia-pro, chuyên gia Satanovsky đánh giá nỗ lực của hạm đội Mỹ nhằm tìm cách để tàu chiến của họ hiện diện lâu dài tại Biển Đen bằng cách bỏ qua công ước Montreux sẽ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Nga.
Theo ông Satanovsky, ngay cả khi biên đội tác chiến tàu sân bay Mỹ xuất hiện ở khu vực này thì Moskva vẫn có sẵn vũ khí đủ sức chống lại mọi mối đe dọa từ hải quân đối phương.
Lập luận của ông Satanovsky là ngay cả khi hạm đội Mỹ triển khai lực lượng tác chiến với quy mô rất lớn ở vùng biển Biển Đen, biên đội này cũng sẽ không thể chịu được vũ khí của Nga.
Chính vì vậy, nếu Mỹ thực hiện bước đi như trên thì họ cũng chỉ nhằm mục đích tạo ra sự khiêu khích đối với nga chứ không phải một mối đe dọa quân sự rõ rệt.
"Đề xuất được nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ cũng như các chính trị gia khác đề cập đó là tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực Biển Đen rõ ràng chỉ là bước đi vô nghĩa".
"Cần nói rõ rằng trong vùng biển của Nga, Moskva có thể đánh chìm toàn bộ hạm đội Mỹ một cách dễ dàng, bất kể có bao nhiêu tàu xâm nhập đi chăng nữa", ông Yevgeni Satavovsky khẳng định.
"Mỹ phải nhớ rằng Nga liên tục theo dõi tàu NATO khi chúng tiến vào Biển Đen, theo dõi sát sao bất kỳ chuyển động nào, trong trường hợp có sự khiêu khích nhỏ nhất, Moskva sẽ chủ động phản ứng với điều này", chuyên gia Satanovsky cảnh báo.
Sự tự tin của chuyên gia Nga bắt nguồn từ thực tế đó là Biển Đen có diện tích tương đối nhỏ hẹp, từ lâu đã được so sánh chỉ như "chiếc ao nhà" của người Nga mà thôi.
Trong khi đó hải quân Nga có trong biên chế nhiều loại tên lửa hành trình đối hạm siêu âm tầm xa, đủ sức trút cơn mưa đạn xuống đối phương mà chẳng một hệ thống phòng không hạm tàu nào chống đỡ nổi.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, các chuyên gia quân sự quốc tế lại cho rằng đây chỉ là động thái "lên dây cót tinh thần" của Nga, vì chênh lệch sức mạnh giữa họ với hải quân NATO là rất lớn.
Không ai phủ nhận tên lửa chống hạm của Nga có tầm bắn rất xa, nhưng bắn xa không đồng nghĩa với bắn chính xác, nhất là khi thiếu phương tiện trinh sát đủ tin cậy.
Điểm yếu lớn nhất của hải quân Nga ngày nay đó là khả năng xác định chính xác mục tiêu nằm ngoài phạm vi đường chân trời vô tuyến điện tử của radar trang bị trên tàu chiến.
Do thiếu máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không, hạm đội Nga chỉ có khả năng tác chiến từ cự ly vài chục km đổ lại do gặp khó khăn trong việc định vị đối tượng cần tấn công.
Trong khi đó đây lại là điểm mạnh của các biên đội tác chiến tàu sân bay của Mỹ, cho nên nếu đối đầu trực tiếp thì không dễ để Nga "bắt nạt" hạm đội Mỹ và NATO như những gì chuyên gia Satanovsky từng tự tin cho biết.