Tờ Newsweek dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho rằng, sau đợt "tấn công chính xác tầm xa" quy mô lớn vào các thành phố của Ukraine như thủ đô Kiev, thành phố Kharkov, Odessa… thì quân đội Nga nhiều khả năng chỉ còn khoảng 600 tên lửa chính xác cao, chính xác là 609 quả.Trong 609 quả tên lửa trên của Quân đội Nga, có 124 tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander; 272 tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Calibre, 213 tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-101 và Kh-555. Theo tính toán, tổng cộng Quân đội Nga đã sử dụng 1.844 tên lửa hành trình và đạn đạo trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, bao gồm khoảng 900 tên lửa Iskander, 500 tên lửa Calibre và 444 tên lửa Kh-101 và Kh-555.Tính xác thực của thông tin này không thể được xác nhận; nhưng thông qua mảnh vỡ của tên lửa Kh-101, các nhà phân tích nhận thấy rằng, loại tên lửa hành trình tàng hình tiên tiến nhất đang có trong biên chế quân đội Nga, có khả năng được sản xuất sau năm 2019.Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, việc sử dụng những lô vũ khí chính xác cao sẽ theo nguyên tắc, lô sản xuất trước được sử dụng trước, lô sản xuất sau được sử dụng sau. Như vậy Quân đội Nga đã phải sử dụng loại tên lửa sản xuất vào năm 2019.Trong bài phát biểu mới nhất của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, Quân đội Nga sẽ tiếp tục các cuộc “tấn công chính xác tầm xa quy mô lớn” vào Ukraine, nhằm trả đũa cho việc cầu Crimea của họ bị phá hủy.Theo thống kê, từ ngày 10/10 đến nay, Quân đội Nga đã phóng 84 tên lửa vào nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine (số liệu của Bộ Quốc phòng Ukraine), nhưng nếu tính trung bình, số tên lửa bị tấn công ở từng khu vực không nhiều, cộng với việc bị đánh chặn, hỏng hóc và rơi, thì đây không phải là một cuộc tấn công cường độ cao. Quan sát số lượng tên lửa mà Quân đội Nga phóng trong những ngày qua, nhiều khả năng kho tên lửa của Nga đã không còn quá nhiều, để duy trì tấn công cường độ cao liên tục trong những ngày tới.Kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, quân đội Nga đã sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau để thực hiện "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào Ukraine, nhưng cường độ của cuộc tấn công đã giảm dần.Ngành công nghiệp quốc phòng Nga không thể có năng lực sản xuất, để bù đắp kịp thời số vũ khí cho quân đội Nga tiêu thụ. Lấy ví dụ về loại tên lửa hành trình tiên tiến nhất là Kh-101, sản lượng sản xuất hàng tháng của loại tên lửa này chỉ là 3 quả, với điều kiện là đầy đủ linh kiện như trước khi bị cấm vận.Trong khi giảm việc sử dụng các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật, thì quân đội Nga bắt đầu sử dụng nhiều UAV; đây có thể được coi là tên lửa hành trình tầm thấp.Tờ New York Times dẫn một thông tin của chính phủ Mỹ khẳng định, kể từ khi xung đột bùng nổ, quân đội Nga đã mất khoảng 6.000 thiết bị hạng nặng và tiêu tốn một lượng lớn đạn dược. Các biện pháp trừng phạt khốc liệt từ phương Tây không chỉ khiến ngành công nghiệp quân sự Nga khó có được những công nghệ và linh kiện tiên tiến, mà ngay cả những công nghệ và linh kiện đơn giản hơn cũng khó có được, chẳng hạn như ổ bi; làm việc bảo trì vũ khí trở lên khó khăn hơn. Ngoài ra, ngành công nghiệp quân sự Nga cũng thiếu động cơ diesel, phụ tùng động cơ trực thăng và máy bay chiến đấu, xe tăng và các thành phần quan trọng khác của thiết bị bọc thép; do vậy các cơ quan tình báo Nga phải tìm mua trái phép công nghệ và linh kiện của phương Tây, để lách việc bị trừng phạt cấm vận.Một quan chức cấp cao (giấu tên) của chính phủ Mỹ tuyên bố rằng, Washington đang làm việc với các đồng minh để tìm ra nhiều "nút thắt" hơn trong ngành công nghiệp quân sự của Nga, không chỉ ổ bi mà còn tất cả các vật tư thiết yếu, nhằm “bóp nghẹt” nền công nghiệp quốc phòng của Nga. Trong quá khứ, những gì Đồng minh đã làm với cỗ máy quân sự của Đức trong Thế chiến thứ hai, nhằm bóp nghẹt nền công nghiệp quốc phòng của Đức quốc xã, khi cố tìm “nút thắt cổ chai” của công nghiệp quốc phòng Đức, lúc đầu là các nhà máy sản xuất ổ bi; cuối cùng Đồng minh thấy rằng, đánh vào các nhà máy lọc dầu của Đức là hiệu quả nhất. Nga rõ ràng không thiếu năng lượng, nhưng làm thế nào để biến dầu thô thành dầu tinh luyện, để có thể sử dụng cho xe tăng và máy bay chiến đấu là một vấn đề phức tạp. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng đến ngành lọc dầu của Nga, khi nhiều thiết bị ngành lọc dầu, đều phải nhập khẩu từ phương Tây.Trong 30 năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã phải đối mặt với quá trình suy thoái, khi một số lượng lớn các dây chuyền công nghiệp phụ trợ, được bố trí ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Khi Liên Xô tan rã, những đơn đặt hàng từ Bộ Quốc phòng Nga tụt giảm thê thảm, dẫn đến sự biến mất một số lượng lớn các doanh nghiệp phụ trợ.Bên cạnh đó, lãnh đạo Quân đội Nga có nhiều quyết định không phù hợp với thực tiễn, dẫn đến việc đầu tư không đủ vào nhiều ngành, chẳng hạn như ngành công nghiệp UAV hoặc thậm chí là không đầu tư ở nhiều ngành công nghiệp trọng yếu như linh kiện điện tử, bán dẫn và vi mạch.
Tờ Newsweek dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho rằng, sau đợt "tấn công chính xác tầm xa" quy mô lớn vào các thành phố của Ukraine như thủ đô Kiev, thành phố Kharkov, Odessa… thì quân đội Nga nhiều khả năng chỉ còn khoảng 600 tên lửa chính xác cao, chính xác là 609 quả.
Trong 609 quả tên lửa trên của Quân đội Nga, có 124 tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander; 272 tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Calibre, 213 tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-101 và Kh-555.
Theo tính toán, tổng cộng Quân đội Nga đã sử dụng 1.844 tên lửa hành trình và đạn đạo trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, bao gồm khoảng 900 tên lửa Iskander, 500 tên lửa Calibre và 444 tên lửa Kh-101 và Kh-555.
Tính xác thực của thông tin này không thể được xác nhận; nhưng thông qua mảnh vỡ của tên lửa Kh-101, các nhà phân tích nhận thấy rằng, loại tên lửa hành trình tàng hình tiên tiến nhất đang có trong biên chế quân đội Nga, có khả năng được sản xuất sau năm 2019.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, việc sử dụng những lô vũ khí chính xác cao sẽ theo nguyên tắc, lô sản xuất trước được sử dụng trước, lô sản xuất sau được sử dụng sau. Như vậy Quân đội Nga đã phải sử dụng loại tên lửa sản xuất vào năm 2019.
Trong bài phát biểu mới nhất của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, Quân đội Nga sẽ tiếp tục các cuộc “tấn công chính xác tầm xa quy mô lớn” vào Ukraine, nhằm trả đũa cho việc cầu Crimea của họ bị phá hủy.
Theo thống kê, từ ngày 10/10 đến nay, Quân đội Nga đã phóng 84 tên lửa vào nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine (số liệu của Bộ Quốc phòng Ukraine), nhưng nếu tính trung bình, số tên lửa bị tấn công ở từng khu vực không nhiều, cộng với việc bị đánh chặn, hỏng hóc và rơi, thì đây không phải là một cuộc tấn công cường độ cao.
Quan sát số lượng tên lửa mà Quân đội Nga phóng trong những ngày qua, nhiều khả năng kho tên lửa của Nga đã không còn quá nhiều, để duy trì tấn công cường độ cao liên tục trong những ngày tới.
Kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, quân đội Nga đã sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau để thực hiện "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào Ukraine, nhưng cường độ của cuộc tấn công đã giảm dần.
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga không thể có năng lực sản xuất, để bù đắp kịp thời số vũ khí cho quân đội Nga tiêu thụ. Lấy ví dụ về loại tên lửa hành trình tiên tiến nhất là Kh-101, sản lượng sản xuất hàng tháng của loại tên lửa này chỉ là 3 quả, với điều kiện là đầy đủ linh kiện như trước khi bị cấm vận.
Trong khi giảm việc sử dụng các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật, thì quân đội Nga bắt đầu sử dụng nhiều UAV; đây có thể được coi là tên lửa hành trình tầm thấp.
Tờ New York Times dẫn một thông tin của chính phủ Mỹ khẳng định, kể từ khi xung đột bùng nổ, quân đội Nga đã mất khoảng 6.000 thiết bị hạng nặng và tiêu tốn một lượng lớn đạn dược.
Các biện pháp trừng phạt khốc liệt từ phương Tây không chỉ khiến ngành công nghiệp quân sự Nga khó có được những công nghệ và linh kiện tiên tiến, mà ngay cả những công nghệ và linh kiện đơn giản hơn cũng khó có được, chẳng hạn như ổ bi; làm việc bảo trì vũ khí trở lên khó khăn hơn.
Ngoài ra, ngành công nghiệp quân sự Nga cũng thiếu động cơ diesel, phụ tùng động cơ trực thăng và máy bay chiến đấu, xe tăng và các thành phần quan trọng khác của thiết bị bọc thép; do vậy các cơ quan tình báo Nga phải tìm mua trái phép công nghệ và linh kiện của phương Tây, để lách việc bị trừng phạt cấm vận.
Một quan chức cấp cao (giấu tên) của chính phủ Mỹ tuyên bố rằng, Washington đang làm việc với các đồng minh để tìm ra nhiều "nút thắt" hơn trong ngành công nghiệp quân sự của Nga, không chỉ ổ bi mà còn tất cả các vật tư thiết yếu, nhằm “bóp nghẹt” nền công nghiệp quốc phòng của Nga.
Trong quá khứ, những gì Đồng minh đã làm với cỗ máy quân sự của Đức trong Thế chiến thứ hai, nhằm bóp nghẹt nền công nghiệp quốc phòng của Đức quốc xã, khi cố tìm “nút thắt cổ chai” của công nghiệp quốc phòng Đức, lúc đầu là các nhà máy sản xuất ổ bi; cuối cùng Đồng minh thấy rằng, đánh vào các nhà máy lọc dầu của Đức là hiệu quả nhất.
Nga rõ ràng không thiếu năng lượng, nhưng làm thế nào để biến dầu thô thành dầu tinh luyện, để có thể sử dụng cho xe tăng và máy bay chiến đấu là một vấn đề phức tạp. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng đến ngành lọc dầu của Nga, khi nhiều thiết bị ngành lọc dầu, đều phải nhập khẩu từ phương Tây.
Trong 30 năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã phải đối mặt với quá trình suy thoái, khi một số lượng lớn các dây chuyền công nghiệp phụ trợ, được bố trí ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Khi Liên Xô tan rã, những đơn đặt hàng từ Bộ Quốc phòng Nga tụt giảm thê thảm, dẫn đến sự biến mất một số lượng lớn các doanh nghiệp phụ trợ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Quân đội Nga có nhiều quyết định không phù hợp với thực tiễn, dẫn đến việc đầu tư không đủ vào nhiều ngành, chẳng hạn như ngành công nghiệp UAV hoặc thậm chí là không đầu tư ở nhiều ngành công nghiệp trọng yếu như linh kiện điện tử, bán dẫn và vi mạch.