Đây là tàu hộ vệ Karakurt thứ tư thuộc Đề án 22800 đang được Hải quân Nga đóng mới với số lượng dự kiến lên đến 22 chiếc. Tàu hộ vệ Karakurt mới của Nga mang tên Burya và bắt đầu được đặt lườn đóng mới từ tháng 12/2016 tại nhà máy đóng tàu Pella. Nguồn ảnh: Weibo.Nhà máy đóng tàu Pella của Nga cũng là nơi đóng mới các tàu hộ vệ tên lửa Uragan, Taifun hay Shkval cùng lớp Karakurt cho Hải quân Nga với thời gian trung bình hai năm mỗi chiếc bắt đầu từ cuối năm 2015. Nguồn ảnh: Weibo.Được biết, tàu hộ vệ tên lửa Karakurt thuộc Đề án 22800 được cục thiết kế hàng hải Almaz thiết kế theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga và được giới thiệu lần đầu tiên từ năm 2015. Bản thân các tàu Đề án 22800 được kỳ vọng sẽ trở thành ứng cử viên thay thế cho các tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M của Hải quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Weibo.Các tàu thuộc Đề án 2280 có độ giãn nước chỉ 800 tấn nhưng có thể di chuyển tới tốc độ tối đa 30 hải lý trên giờ tương đương với 55,5 km/h. Nguồn ảnh: Weibo.Theo dự tính, Hải quân Nga sẽ đóng mới và đưa vào sử dụng tổng cộng 22 chiếc tàu hộ vệ lớp Karakurt trong tương lai. Nguồn ảnh: TASS.Chiếc đầu tiên trong lớp này mang tên Urangan có số thân 251 đã cũng được đóng tại nhà máy đóng tàu Pella và đã được hạ thuỷ từ ngày 29/7/2017 hiện đang phục vụ tại Hạm đội biển Baltic. Nguồn ảnh: TASS.Chiếc mới nhất vừa được Nga hạ thuỷ hôm 23/10 vừa rồi dự kiến tới năm 2020 mới được nhập biên và sẽ được phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc. Nguồn ảnh: TASS.Các tàu hộ vệ cỡ nhỏ thuộc Đề án 22800 có trang bị vũ khí bao gồm hải pháo AK-176 MA cỡ nòng 76,2mm; một pháo cao tốc 3M89 cùng hệ thống tên lửa phòng không Sosna-R với tổng cộng 8 ống phóng và 8 đầu đạn dự trữ cùng với 8 ống phóng thẳng đứng tương thích với tên lửa hành trình Kalibr-NK hoặc P-800 Oniks. Nguồn ảnh: TASS.Ước tính giá thành của mỗi chiếc tàu hộ vệ thuộc Đề án 22800 sẽ vào khoảng 2 tỷ Rúp và tương đương với khoảng 35 triệu USD (theo tỷ giá năm 2017). Nguồn ảnh: TASS. Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ lớp Karakurt của Nga được hạ thuỷ hồi cuối năm 2017 vừa rồi.
Đây là tàu hộ vệ Karakurt thứ tư thuộc Đề án 22800 đang được Hải quân Nga đóng mới với số lượng dự kiến lên đến 22 chiếc. Tàu hộ vệ Karakurt mới của Nga mang tên Burya và bắt đầu được đặt lườn đóng mới từ tháng 12/2016 tại nhà máy đóng tàu Pella. Nguồn ảnh: Weibo.
Nhà máy đóng tàu Pella của Nga cũng là nơi đóng mới các tàu hộ vệ tên lửa Uragan, Taifun hay Shkval cùng lớp Karakurt cho Hải quân Nga với thời gian trung bình hai năm mỗi chiếc bắt đầu từ cuối năm 2015. Nguồn ảnh: Weibo.
Được biết, tàu hộ vệ tên lửa Karakurt thuộc Đề án 22800 được cục thiết kế hàng hải Almaz thiết kế theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga và được giới thiệu lần đầu tiên từ năm 2015. Bản thân các tàu Đề án 22800 được kỳ vọng sẽ trở thành ứng cử viên thay thế cho các tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M của Hải quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Weibo.
Các tàu thuộc Đề án 2280 có độ giãn nước chỉ 800 tấn nhưng có thể di chuyển tới tốc độ tối đa 30 hải lý trên giờ tương đương với 55,5 km/h. Nguồn ảnh: Weibo.
Theo dự tính, Hải quân Nga sẽ đóng mới và đưa vào sử dụng tổng cộng 22 chiếc tàu hộ vệ lớp Karakurt trong tương lai. Nguồn ảnh: TASS.
Chiếc đầu tiên trong lớp này mang tên Urangan có số thân 251 đã cũng được đóng tại nhà máy đóng tàu Pella và đã được hạ thuỷ từ ngày 29/7/2017 hiện đang phục vụ tại Hạm đội biển Baltic. Nguồn ảnh: TASS.
Chiếc mới nhất vừa được Nga hạ thuỷ hôm 23/10 vừa rồi dự kiến tới năm 2020 mới được nhập biên và sẽ được phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc. Nguồn ảnh: TASS.
Các tàu hộ vệ cỡ nhỏ thuộc Đề án 22800 có trang bị vũ khí bao gồm hải pháo AK-176 MA cỡ nòng 76,2mm; một pháo cao tốc 3M89 cùng hệ thống tên lửa phòng không Sosna-R với tổng cộng 8 ống phóng và 8 đầu đạn dự trữ cùng với 8 ống phóng thẳng đứng tương thích với tên lửa hành trình Kalibr-NK hoặc P-800 Oniks. Nguồn ảnh: TASS.
Ước tính giá thành của mỗi chiếc tàu hộ vệ thuộc Đề án 22800 sẽ vào khoảng 2 tỷ Rúp và tương đương với khoảng 35 triệu USD (theo tỷ giá năm 2017). Nguồn ảnh: TASS.
Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ lớp Karakurt của Nga được hạ thuỷ hồi cuối năm 2017 vừa rồi.