"Sẽ có một số lượng đáng kể Tor-M2U và Pantsir-S1 được Nga chuyển cho Syria trong thời gian tới. Đây sẽ là đợt chuyển giao được thực hiện bằng nguồn tài chính Nga cho Syria vay", tờ Asharq Al-Awsat cho biết.Không rõ có bao nhiêu hệ thống Tor-M2U và Pantsir sẽ được Nga chuyển giao cho Syria nhưng với việc được tăng cường hệ thống đánh chặn Pantsir và đặc biệt là Tor-M2, khả năng đánh chặn của quân đội Syria sẽ tăng lên rất nhiều.Điểm đặc biệt là tổ hợp Tor-M2U còn có thể bắn hạ mục tiêu cực thấp như tên lửa chống tăng. Thậm chí phía Nga còn tuyên bố nó có thể đánh chặn cả loại bom Paveway dẫn đường bằng laser của Mỹ, hoặc bom lượn của phía Israel.Giới chuyên gia cho rằng, bất kỳ lực lượng nào được trang bị Tor-M2U, năng lực phòng không sẽ được nâng lên gấp nhiều lần, bởi hệ thống này sở hữu quá nhiều ưu điểm so với các dòng vũ khí cùng phân khúc.Trước đó Nga cũng phải điều động nhiều hệ thống Tor-M2U sang Syria để thay thế vai trò của hệ thống Pantsir-S1 nhằm bảo vệ căn cứ cũng như hàng rào tầm thấp cho S-400.Tor-M2U là một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động rất tiên tiến của Nga, nó cùng với Pantsir-S1 và Tunguska-M1 tạo ra tấm lá chắn bất khả xâm phạm cho đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới hay các căn cứ quân sự quan trọng.Đạn tên lửa có khả năng phá hủy hầu như mọi mục tiêu bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa có điều khiển, các loại máy bay, bom thông minh, vũ khí chính xác cao ở độ cao thấp - trung.Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: Xe chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.Các chuyên gia của hãng chế tạo Almaz-Antey nhận định, khả năng phóng tên lửa của Tor-M2U là bước tiến mang tính bước ngoặt trong chiến thuật phòng không tầm thấp.Nhờ khả năng mới, Tor-M2U có khả năng tạo ô phòng không hữu hiệu, bảo vệ các phương tiện di chuyển trên mặt đất trước các đòn tấn công của đối phương.Khả năng tác chiến cực mạnh kết hợp với tính năng “vừa đi vừa bắn” khiến tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U trở thành sát thủ tầm thấp và tầm trung đối với bất cứ loại mục tiêu bay nào.Phiên bản mới nhất hiện nay là Tor-M2U có thể tiêu diệt cùng lúc 16 mục tiêu ở vận tốc 700 m/s, trong khoảng cách 12km và tầm cao 10km.Các vật thể bay Tor-M2U thường đánh chặn bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa và bom dẫn đường.Tor-M2U sẽ là vòng phòng thủ tiếp theo sau khi các hệ thống tên lửa tầm xa và trung không thể tiêu diệt mục tiêu.Ưu điểm đầu tiên của Tor-M2U thường được nhắc đến chính là các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng.Hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn trong hành tiến.Việc đồng bộ hoá cao độ giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống ống phóng đạn thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái hướng bằng liều phụ sau khi rời thùng phóng cho phép hệ thống giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.Tor-M2U còn được trang bị đồng bộ các khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu, bao gồm cả khí tài chiến đấu mô phỏng để huấn luyện kíp trắc thủ.Giới quan sát nhận định việc Nga bất ngờ chuyển giao hệ thống Tor-M2U cho Syria có thể do gần đây Israel tái khởi động các cuộc không kích vào Syria.Các hệ thống phòng thủ hiện tại của Syria vì nhiều nguyên nhân vẫn chưa chứng minh tính hiệu quả cao, vì thế việc bổ sung Tor-M2U là cần thiết để giúp đồng minh có thể đối phó với Israel.
"Sẽ có một số lượng đáng kể Tor-M2U và Pantsir-S1 được Nga chuyển cho Syria trong thời gian tới. Đây sẽ là đợt chuyển giao được thực hiện bằng nguồn tài chính Nga cho Syria vay", tờ Asharq Al-Awsat cho biết.
Không rõ có bao nhiêu hệ thống Tor-M2U và Pantsir sẽ được Nga chuyển giao cho Syria nhưng với việc được tăng cường hệ thống đánh chặn Pantsir và đặc biệt là Tor-M2, khả năng đánh chặn của quân đội Syria sẽ tăng lên rất nhiều.
Điểm đặc biệt là tổ hợp Tor-M2U còn có thể bắn hạ mục tiêu cực thấp như tên lửa chống tăng. Thậm chí phía Nga còn tuyên bố nó có thể đánh chặn cả loại bom Paveway dẫn đường bằng laser của Mỹ, hoặc bom lượn của phía Israel.
Giới chuyên gia cho rằng, bất kỳ lực lượng nào được trang bị Tor-M2U, năng lực phòng không sẽ được nâng lên gấp nhiều lần, bởi hệ thống này sở hữu quá nhiều ưu điểm so với các dòng vũ khí cùng phân khúc.
Trước đó Nga cũng phải điều động nhiều hệ thống Tor-M2U sang Syria để thay thế vai trò của hệ thống Pantsir-S1 nhằm bảo vệ căn cứ cũng như hàng rào tầm thấp cho S-400.
Tor-M2U là một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động rất tiên tiến của Nga, nó cùng với Pantsir-S1 và Tunguska-M1 tạo ra tấm lá chắn bất khả xâm phạm cho đội hình tiến quân của các đơn vị cơ giới hay các căn cứ quân sự quan trọng.
Đạn tên lửa có khả năng phá hủy hầu như mọi mục tiêu bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa có điều khiển, các loại máy bay, bom thông minh, vũ khí chính xác cao ở độ cao thấp - trung.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U bao gồm nhiều thành phần: Xe chiến đấu 9A331; xe tiếp đạn 9T244; xe cẩu 9T245; xe bảo trì 9V887; xe tải 9F399 và một số thành phần khác.
Các chuyên gia của hãng chế tạo Almaz-Antey nhận định, khả năng phóng tên lửa của Tor-M2U là bước tiến mang tính bước ngoặt trong chiến thuật phòng không tầm thấp.
Nhờ khả năng mới, Tor-M2U có khả năng tạo ô phòng không hữu hiệu, bảo vệ các phương tiện di chuyển trên mặt đất trước các đòn tấn công của đối phương.
Khả năng tác chiến cực mạnh kết hợp với tính năng “vừa đi vừa bắn” khiến tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U trở thành sát thủ tầm thấp và tầm trung đối với bất cứ loại mục tiêu bay nào.
Phiên bản mới nhất hiện nay là Tor-M2U có thể tiêu diệt cùng lúc 16 mục tiêu ở vận tốc 700 m/s, trong khoảng cách 12km và tầm cao 10km.
Các vật thể bay Tor-M2U thường đánh chặn bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa và bom dẫn đường.
Tor-M2U sẽ là vòng phòng thủ tiếp theo sau khi các hệ thống tên lửa tầm xa và trung không thể tiêu diệt mục tiêu.
Ưu điểm đầu tiên của Tor-M2U thường được nhắc đến chính là các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng.
Hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn trong hành tiến.
Việc đồng bộ hoá cao độ giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống ống phóng đạn thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái hướng bằng liều phụ sau khi rời thùng phóng cho phép hệ thống giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.
Tor-M2U còn được trang bị đồng bộ các khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu, bao gồm cả khí tài chiến đấu mô phỏng để huấn luyện kíp trắc thủ.
Giới quan sát nhận định việc Nga bất ngờ chuyển giao hệ thống Tor-M2U cho Syria có thể do gần đây Israel tái khởi động các cuộc không kích vào Syria.
Các hệ thống phòng thủ hiện tại của Syria vì nhiều nguyên nhân vẫn chưa chứng minh tính hiệu quả cao, vì thế việc bổ sung Tor-M2U là cần thiết để giúp đồng minh có thể đối phó với Israel.