Trong một bài viết đăng tải ngày 22/2, tờ Independent của Anh nhận định, sau 3 năm xung đột, Ukraine vẫn không thể xoay chuyển cục diện chiến trường. Với tốc độ hiện tại, Nga có thể kiểm soát toàn bộ miền Đông Ukraine vào cuối năm nay, nếu các cuộc đàm phán không mang lại kết quả. Trong khi quân đội Nga (RFAF) đang tấn công như vũ bão ở khu vực miền Đông Ukraine và dần đánh bật quân đội Ukraine (AFU) khỏi khu vực Kursk của Nga, mà họ chiếm đóng từ tháng 8/2024, thì Mỹ với tư cách là “nhà tài trợ chính” cho Kiev, đã tuyên bố dừng các khoản viện trợ quân sự và ép Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga.Trong khi đó, các quốc gia châu Âu nhiệt tình ủng hộ Ukraine chống Nga đã suy yếu và dần “hết hơi” trước áp lực của các vấn đề nội bộ và sự mệt mỏi kéo dài. Trong khi đó, RFAF đang trong đà tấn công, nếu AFU không thể ngăn chặn, RFAF có thể kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass của Ukraine vào mùa thu năm nay.Theo Viện Nghiên cứu chiến tranh Mỹ (ISW), Quân khu Moscow tinh nhuệ của RFAF, đã được triển khai để tham gia chiến đấu ở khu vực Donbass. Khu vực này cũng là tâm điểm của cuộc xung đột kể từ năm 2014 và vẫn là mục tiêu chính của Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt mà họ tuyên bố.Tập đoàn quân số 20 của Quân khu Moscow, đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ Điện Kremlin và thủ đô Moscow, và Tập đoàn quân số 44 của Quân khu Leningrad, đơn vị xung kích chống lại quân đội NATO, đều đã được đưa vào chiến đấu ở chiến trường Moscow. Ngoài ra, Lữ đoàn Đặc nhiệm số 22 thuộc Cục Tác chiến/ Bộ Tổng tham mưu RFAF và Sư đoàn Thiết giáp số 44 thuộc Lực lượng Dự bị Chiến lược RFAF, đã xuất hiện trên chiến trường. Như vậy có thể khẳng định, cuộc tổng tấn công mùa xuân của Nga đã bắt đầu.Theo hãng thông tấn Sputnik của Nga, ông Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho rằng Ukraine phải đầu hàng và tổ chức tổng tuyển cử ngay lập tức và chuẩn bị cho một kết thúc không mấy dễ chịu cho cả Kiev và phương Tây.Bộ Tổng tham mưu RFAF cho biết, RFAF đã kiểm soát hơn 99% diện tích lãnh thổ ở Luhansk và 75% lãnh thổ ở các vùng Zaporizhia, Kherson và Donetsk. Bốn khu vực này hiện là một phần lãnh thổ mới của Nga và Ukraine sẽ không bao giờ “đòi” được chúng. Tuy nhiên, cuộc chiến không dễ dàng kết thúc như vậy và EU đã bắt đầu hành động. Cựu Thủ tướng Estonia Kallas đang giám sát gói viện trợ quân sự trị giá 20,9 tỷ USD cho Ukraine. Châu Âu đã quyết định ủng hộ mong muốn tiếp tục chiến đấu của Tổng thống Zelensky và một số nước châu Âu đã tuyên bố tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev. Những tuyên về việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, được đưa ra đúng vào dịp kỷ niệm ba năm ngày chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ 24/2. Mặc dù số tiền được phân bổ, không thể so sánh với số tiền của Mỹ; nhưng vấn đề chính không nằm ở số lượng viện trợ được phân bổ (mặc dù điều đó cũng quan trọng), mà nằm ở chính sự lựa chọn châu Âu. Theo các tuyên bố được đưa ra ngày 24/2, Anh sẽ giành 5,6 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine; số tiền này sẽ không được giải ngân một lần, mà sẽ được chia thành quỹ chung trong năm. Phần Lan viện trợ bằng một số tiền nhỏ hơn nhiều; theo thông tin, Helsinki đang phân bổ 4,5 triệu euro cho tái thiết, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và hội nhập châu Âu của Ukraine. Bên kia đại dương, Canada tuyên bố viện trợ 25 xe chiến đấu bộ binh LAV III, 4 máy mô phỏng huấn luyện phi công F-16, đạn pháo và 5 tỷ USD từ tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine. Na Uy sẽ phân bổ 3,5 tỷ euro trong năm nay, bao gồm một tỷ cho viện trợ nhân đạo và 300 triệu cho năng lượng. Tây Ban Nha hứa sẽ viện trợ một tỷ USD và thành lập một trung tâm đặc biệt ở tỉnh Alicante, để cung cấp vũ khí cho Ukraine. Còn Thụy Điển đã hứa cung cấp cho Kiev các hệ thống phòng không, nhưng không phải là tên lửa tầm xa như NASAMS, mà là Robot 70 MANPADS và một số pháo phòng không tự hành Tridon Mk2, được trang bị pháo tự động 40 mm Bofors; tổng số tiền là 113 triệu USD. Đan Mạch cũng phân bổ 285 triệu USD, để cho Ukraine mua đạn pháo. Theo Independent, sau chiến dịch phản công thất bại vào mùa hè năm 2023, Ukraine rõ ràng không thể giành chiến thắng về mặt quân sự. Vì vậy, việc phương Tây tiếp tục cung cấp cho Ukraine ở mức hiện tại chỉ có thể kéo dài cuộc chiến chứ không thể thay đổi cục diện. Kế hoạch viện trợ quân sự của Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và các nước khác là khẩn trương đặt hàng với các tập đoàn công nghiệp quân sự châu Âu các loại vũ khí và trang bị mới. Sau đó, số vũ khí, trang bị cũ trị giá hơn 20 tỷ USD được thay thế, sẽ được viện trợ cho Ukraine.Pháp đã yêu cầu toàn bộ vũ khí và đạn dược thay thế, phải được gửi đến Ukraine trước, và Ukraine hiện là ưu tiên hàng đầu. Trên thực tế, những gì châu Âu đang làm, chính xác là những gì chính quyền Biden của Mỹ đã làm trước kia.Họ đang thay thế thứ này bằng thứ khác. Họ trao vũ khí cũ của quân đội Mỹ cho Ukraine, rồi sau đó đến các công ty vũ khí để đặt mua vũ khí mới cho quân đội Mỹ. Cung cấp hàng hóa đã qua sử dụng cho Ukraine là mô hình viện trợ của Mỹ. Đây là cách Mỹ nói rằng họ đã cung cấp 170 tỷ USD viện trợ, và Ukraine nói rằng họ đã nhận được 70 tỷ. Giờ đây, đến lượt những quốc gia châu Âu chơi trò này.Châu Âu cho biết, có thể cung cấp cho Ukraine 1,5 triệu viên đạn pháo vào năm 2025, nhưng họ đã vét hết các kho mà không còn đạn. Hiện có hơn 2.000 xe tăng Leopard 2 trên toàn châu Âu, và chỉ có hơn 60 chiếc trong số đó được trao cho Ukraine; nhưng họ vẫn phàn nàn là không còn xe tăng để viện trợ cho Ukraine. (nguồn ảnh Kyiv Post, Ukrinform, TASS).
Trong một bài viết đăng tải ngày 22/2, tờ Independent của Anh nhận định, sau 3 năm xung đột, Ukraine vẫn không thể xoay chuyển cục diện chiến trường. Với tốc độ hiện tại, Nga có thể kiểm soát toàn bộ miền Đông Ukraine vào cuối năm nay, nếu các cuộc đàm phán không mang lại kết quả.
Trong khi quân đội Nga (RFAF) đang tấn công như vũ bão ở khu vực miền Đông Ukraine và dần đánh bật quân đội Ukraine (AFU) khỏi khu vực Kursk của Nga, mà họ chiếm đóng từ tháng 8/2024, thì Mỹ với tư cách là “nhà tài trợ chính” cho Kiev, đã tuyên bố dừng các khoản viện trợ quân sự và ép Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga.
Trong khi đó, các quốc gia châu Âu nhiệt tình ủng hộ Ukraine chống Nga đã suy yếu và dần “hết hơi” trước áp lực của các vấn đề nội bộ và sự mệt mỏi kéo dài. Trong khi đó, RFAF đang trong đà tấn công, nếu AFU không thể ngăn chặn, RFAF có thể kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass của Ukraine vào mùa thu năm nay.
Theo Viện Nghiên cứu chiến tranh Mỹ (ISW), Quân khu Moscow tinh nhuệ của RFAF, đã được triển khai để tham gia chiến đấu ở khu vực Donbass. Khu vực này cũng là tâm điểm của cuộc xung đột kể từ năm 2014 và vẫn là mục tiêu chính của Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt mà họ tuyên bố.
Tập đoàn quân số 20 của Quân khu Moscow, đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ Điện Kremlin và thủ đô Moscow, và Tập đoàn quân số 44 của Quân khu Leningrad, đơn vị xung kích chống lại quân đội NATO, đều đã được đưa vào chiến đấu ở chiến trường Moscow.
Ngoài ra, Lữ đoàn Đặc nhiệm số 22 thuộc Cục Tác chiến/ Bộ Tổng tham mưu RFAF và Sư đoàn Thiết giáp số 44 thuộc Lực lượng Dự bị Chiến lược RFAF, đã xuất hiện trên chiến trường. Như vậy có thể khẳng định, cuộc tổng tấn công mùa xuân của Nga đã bắt đầu.
Theo hãng thông tấn Sputnik của Nga, ông Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho rằng Ukraine phải đầu hàng và tổ chức tổng tuyển cử ngay lập tức và chuẩn bị cho một kết thúc không mấy dễ chịu cho cả Kiev và phương Tây.
Bộ Tổng tham mưu RFAF cho biết, RFAF đã kiểm soát hơn 99% diện tích lãnh thổ ở Luhansk và 75% lãnh thổ ở các vùng Zaporizhia, Kherson và Donetsk. Bốn khu vực này hiện là một phần lãnh thổ mới của Nga và Ukraine sẽ không bao giờ “đòi” được chúng.
Tuy nhiên, cuộc chiến không dễ dàng kết thúc như vậy và EU đã bắt đầu hành động. Cựu Thủ tướng Estonia Kallas đang giám sát gói viện trợ quân sự trị giá 20,9 tỷ USD cho Ukraine. Châu Âu đã quyết định ủng hộ mong muốn tiếp tục chiến đấu của Tổng thống Zelensky và một số nước châu Âu đã tuyên bố tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev.
Những tuyên về việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, được đưa ra đúng vào dịp kỷ niệm ba năm ngày chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ 24/2. Mặc dù số tiền được phân bổ, không thể so sánh với số tiền của Mỹ; nhưng vấn đề chính không nằm ở số lượng viện trợ được phân bổ (mặc dù điều đó cũng quan trọng), mà nằm ở chính sự lựa chọn châu Âu.
Theo các tuyên bố được đưa ra ngày 24/2, Anh sẽ giành 5,6 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine; số tiền này sẽ không được giải ngân một lần, mà sẽ được chia thành quỹ chung trong năm. Phần Lan viện trợ bằng một số tiền nhỏ hơn nhiều; theo thông tin, Helsinki đang phân bổ 4,5 triệu euro cho tái thiết, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và hội nhập châu Âu của Ukraine.
Bên kia đại dương, Canada tuyên bố viện trợ 25 xe chiến đấu bộ binh LAV III, 4 máy mô phỏng huấn luyện phi công F-16, đạn pháo và 5 tỷ USD từ tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine. Na Uy sẽ phân bổ 3,5 tỷ euro trong năm nay, bao gồm một tỷ cho viện trợ nhân đạo và 300 triệu cho năng lượng. Tây Ban Nha hứa sẽ viện trợ một tỷ USD và thành lập một trung tâm đặc biệt ở tỉnh Alicante, để cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Còn Thụy Điển đã hứa cung cấp cho Kiev các hệ thống phòng không, nhưng không phải là tên lửa tầm xa như NASAMS, mà là Robot 70 MANPADS và một số pháo phòng không tự hành Tridon Mk2, được trang bị pháo tự động 40 mm Bofors; tổng số tiền là 113 triệu USD. Đan Mạch cũng phân bổ 285 triệu USD, để cho Ukraine mua đạn pháo.
Theo Independent, sau chiến dịch phản công thất bại vào mùa hè năm 2023, Ukraine rõ ràng không thể giành chiến thắng về mặt quân sự. Vì vậy, việc phương Tây tiếp tục cung cấp cho Ukraine ở mức hiện tại chỉ có thể kéo dài cuộc chiến chứ không thể thay đổi cục diện.
Kế hoạch viện trợ quân sự của Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và các nước khác là khẩn trương đặt hàng với các tập đoàn công nghiệp quân sự châu Âu các loại vũ khí và trang bị mới. Sau đó, số vũ khí, trang bị cũ trị giá hơn 20 tỷ USD được thay thế, sẽ được viện trợ cho Ukraine.
Pháp đã yêu cầu toàn bộ vũ khí và đạn dược thay thế, phải được gửi đến Ukraine trước, và Ukraine hiện là ưu tiên hàng đầu. Trên thực tế, những gì châu Âu đang làm, chính xác là những gì chính quyền Biden của Mỹ đã làm trước kia.
Họ đang thay thế thứ này bằng thứ khác. Họ trao vũ khí cũ của quân đội Mỹ cho Ukraine, rồi sau đó đến các công ty vũ khí để đặt mua vũ khí mới cho quân đội Mỹ. Cung cấp hàng hóa đã qua sử dụng cho Ukraine là mô hình viện trợ của Mỹ. Đây là cách Mỹ nói rằng họ đã cung cấp 170 tỷ USD viện trợ, và Ukraine nói rằng họ đã nhận được 70 tỷ. Giờ đây, đến lượt những quốc gia châu Âu chơi trò này.
Châu Âu cho biết, có thể cung cấp cho Ukraine 1,5 triệu viên đạn pháo vào năm 2025, nhưng họ đã vét hết các kho mà không còn đạn. Hiện có hơn 2.000 xe tăng Leopard 2 trên toàn châu Âu, và chỉ có hơn 60 chiếc trong số đó được trao cho Ukraine; nhưng họ vẫn phàn nàn là không còn xe tăng để viện trợ cho Ukraine. (nguồn ảnh Kyiv Post, Ukrinform, TASS).