Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra, những thông tin về hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine luôn gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Mới đây, một đoạn tin được trang "Military Observer" của Mỹ đăng tải đã thu hút sự chú ý rộng rãi.Military Observer cho biết, 3 máy bay chiến đấu “cuối cùng” của Không quân Ukraine đã bị Quân đội Nga tiêu diệt trong trận chiến ác liệt vào ngày 15/9. Điều này dường như cho thấy rằng, Quân đội Nga sẽ thành công hơn trên chiến trường trên không. Khi giành được lợi thế áp đảo, bầu trời dường như đã được Quân đội Nga kiểm soát hoàn toàn.Tuy nhiên, phân tích sâu về sự việc này cho thấy thông tin chiến trường của mỗi bên thật sự khác nhau và có phần cường điệu hóa. Trước hết, chúng ta cần phân tích kỹ thông tin được truyền thông Mỹ đưa tin rằng, “ba máy bay chiến đấu cuối cùng đã bị phá hủy”. Trên thực tế, con số này có thể là một sự cường điệu.Theo nhiều dữ liệu nguồn mở và tình hình trang bị trước chiến tranh của Không quân Ukraine, họ có tổng cộng hàng trăm máy bay chiến đấu các loại bao gồm MiG-29, Su-27, Su-24 và Su-25. Dù phải chịu tổn thất nặng nề trong chiến đấu, nhưng Lực lượng Không quân Ukraine vẫn chưa hoàn toàn mất đi hiệu quả chiến đấu.Theo kế hoạch hỗ trợ của các nước phương Tây, một số lượng lớn máy bay chiến đấu tiên tiến như MiG-29 đã được chuyển giao cho Ukraine và bây giờ là F-16, tương lai có thể là Mirage-2000 hoặc JAS-39 Gabriel. Việc bổ sung những máy bay chiến đấu này, chắc chắn sẽ nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine.Vì vậy, thông tin của truyền thông Mỹ rằng, “ba máy bay chiến đấu cuối cùng đã bị phá hủy”, rất có thể là cách nhìn nhận phiến diện, thậm chí gây hiểu nhầm. Nó bỏ qua khả năng phục hồi của Không quân Ukraine trong chiến đấu, sự hỗ trợ quân sự của phương Tây và những nỗ lực của chính Ukraine, nhằm khôi phục và xây dựng lại sức mạnh không quân của mình.Không thể phủ nhận rằng, Không quân Ukraine phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong cuộc xung đột hiện nay. Một mặt, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga có số lượng lớn máy bay chiến đấu với tính năng tiên tiến như Su-30, Su-35 và thậm chí cả máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, có tính năng tiên tiến hơn các loại máy bay chiến đấu cũ của Ukraine, kể cả F-16.Mặt khác, Không quân Ukraine cũng còn nhiều khiếm khuyết về chiến thuật, tổ chức lực lượng, chất lượng phi công và khả năng hỗ trợ hậu cần, bảo đảm kỹ thuật… khiến họ gặp bất lợi khi đối đầu với Quân đội Nga. Tuy nhiên, thách thức thường đi kèm với cơ hội; sự hỗ trợ quân sự từ các nước phương Tây đã mang lại bước ngoặt quan trọng cho Không quân Ukraine. Đặc biệt, việc bổ sung máy bay chiến đấu F-16 không chỉ lấp đầy khoảng trống về máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Ukraine, mà còn cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu của họ, nhờ vũ khí và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến. Cuộc tranh giành ưu thế trên không giữa Nga và Ukraine là một trận chiến phức tạp và khốc liệt. Nhìn bề ngoài, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga tưởng chừng như chiếm ưu thế, nhưng trên thực tế, cán cân quyền lực giữa hai bên không phải là tuyệt đối. Mặc dù Không quân Ukraine chỉ có trang thiết bị cũ và quân số hạn chế, nhưng các phi công của họ có quyết tâm chiến đấu cao. Đồng thời, hỗ trợ quân sự từ các nước phương Tây đã mang lại sự hỗ trợ quan trọng từ bên ngoài cho Không quân Ukraine, giúp họ bù đắp trước ưu thế trên không của Nga, ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, kết quả của một cuộc chiến tranh thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chính trị, kinh tế, ngoại giao và nhiều vấn đề khác. Vì vậy, chúng ta không thể đơn giản quy cuộc tranh giành ưu thế trên không, theo tiêu chí duy nhất là thắng hay bại.Trong khi đó, giới quan sát quốc tế đang đặt câu hỏi, giữa lúc “nước sôi lửa bỏng” thế này, vậy những chiếc F-16 mà Kiev từng “rất kỳ vọng” đang ở đâu? Tướng James Hecker, Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu cho biết, Ukraine không sử dụng F-16 cho những nhiệm vụ “nguy hiểm nhất”, vì các phi công của họ chưa sử dụng thuần thục loại máy bay chiến đấu này. Số phi công Ukraine chưa có nhiều thời gian luyện tập với F-16, khiến họ bị hạn chế trong các nhiệm vụ có thể thực hiện. Trước khi Ukraine nhận được những chiếc F-16 do NATO viện trợ, một trong những câu hỏi lớn được đặt ra đó là, Không quân Ukraine sẽ sử dụng chúng như thế nào?Những hình ảnh ban đầu về F-16 của Ukraine và nhiều loại tên lửa được trang bị trên máy bay cho thấy, Không quân Ukraine sẽ sử dụng chúng trong vai trò phòng không, chứ không phải tấn công mục tiêu mặt đất, hay chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD).Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, Tướng Syrsky từng nói rằng, ông không muốn những tiêm kích F-16 của ông bay quá gần tiền tuyến, nơi chúng có thể bị tiêu diệt bởi các hệ thống phòng không rất mạnh của Nga. Theo Syrsky, F-16 có thể giúp tăng cường năng lực phòng không của Ukraine, nhất là đánh chặn tên lửa hành trình và UAV tự sát tầm xa của Nga. (Nguồn ảnh: BI, Ukrinform, Wikipedia).
Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra, những thông tin về hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine luôn gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Mới đây, một đoạn tin được trang "Military Observer" của Mỹ đăng tải đã thu hút sự chú ý rộng rãi.
Military Observer cho biết, 3 máy bay chiến đấu “cuối cùng” của Không quân Ukraine đã bị Quân đội Nga tiêu diệt trong trận chiến ác liệt vào ngày 15/9. Điều này dường như cho thấy rằng, Quân đội Nga sẽ thành công hơn trên chiến trường trên không. Khi giành được lợi thế áp đảo, bầu trời dường như đã được Quân đội Nga kiểm soát hoàn toàn.
Tuy nhiên, phân tích sâu về sự việc này cho thấy thông tin chiến trường của mỗi bên thật sự khác nhau và có phần cường điệu hóa. Trước hết, chúng ta cần phân tích kỹ thông tin được truyền thông Mỹ đưa tin rằng, “ba máy bay chiến đấu cuối cùng đã bị phá hủy”. Trên thực tế, con số này có thể là một sự cường điệu.
Theo nhiều dữ liệu nguồn mở và tình hình trang bị trước chiến tranh của Không quân Ukraine, họ có tổng cộng hàng trăm máy bay chiến đấu các loại bao gồm MiG-29, Su-27, Su-24 và Su-25. Dù phải chịu tổn thất nặng nề trong chiến đấu, nhưng Lực lượng Không quân Ukraine vẫn chưa hoàn toàn mất đi hiệu quả chiến đấu.
Theo kế hoạch hỗ trợ của các nước phương Tây, một số lượng lớn máy bay chiến đấu tiên tiến như MiG-29 đã được chuyển giao cho Ukraine và bây giờ là F-16, tương lai có thể là Mirage-2000 hoặc JAS-39 Gabriel. Việc bổ sung những máy bay chiến đấu này, chắc chắn sẽ nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân Ukraine.
Vì vậy, thông tin của truyền thông Mỹ rằng, “ba máy bay chiến đấu cuối cùng đã bị phá hủy”, rất có thể là cách nhìn nhận phiến diện, thậm chí gây hiểu nhầm. Nó bỏ qua khả năng phục hồi của Không quân Ukraine trong chiến đấu, sự hỗ trợ quân sự của phương Tây và những nỗ lực của chính Ukraine, nhằm khôi phục và xây dựng lại sức mạnh không quân của mình.
Không thể phủ nhận rằng, Không quân Ukraine phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong cuộc xung đột hiện nay. Một mặt, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga có số lượng lớn máy bay chiến đấu với tính năng tiên tiến như Su-30, Su-35 và thậm chí cả máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, có tính năng tiên tiến hơn các loại máy bay chiến đấu cũ của Ukraine, kể cả F-16.
Mặt khác, Không quân Ukraine cũng còn nhiều khiếm khuyết về chiến thuật, tổ chức lực lượng, chất lượng phi công và khả năng hỗ trợ hậu cần, bảo đảm kỹ thuật… khiến họ gặp bất lợi khi đối đầu với Quân đội Nga.
Tuy nhiên, thách thức thường đi kèm với cơ hội; sự hỗ trợ quân sự từ các nước phương Tây đã mang lại bước ngoặt quan trọng cho Không quân Ukraine. Đặc biệt, việc bổ sung máy bay chiến đấu F-16 không chỉ lấp đầy khoảng trống về máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Ukraine, mà còn cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu của họ, nhờ vũ khí và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến.
Cuộc tranh giành ưu thế trên không giữa Nga và Ukraine là một trận chiến phức tạp và khốc liệt. Nhìn bề ngoài, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga tưởng chừng như chiếm ưu thế, nhưng trên thực tế, cán cân quyền lực giữa hai bên không phải là tuyệt đối.
Mặc dù Không quân Ukraine chỉ có trang thiết bị cũ và quân số hạn chế, nhưng các phi công của họ có quyết tâm chiến đấu cao. Đồng thời, hỗ trợ quân sự từ các nước phương Tây đã mang lại sự hỗ trợ quan trọng từ bên ngoài cho Không quân Ukraine, giúp họ bù đắp trước ưu thế trên không của Nga, ở một mức độ nhất định.
Ngoài ra, kết quả của một cuộc chiến tranh thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chính trị, kinh tế, ngoại giao và nhiều vấn đề khác. Vì vậy, chúng ta không thể đơn giản quy cuộc tranh giành ưu thế trên không, theo tiêu chí duy nhất là thắng hay bại.
Trong khi đó, giới quan sát quốc tế đang đặt câu hỏi, giữa lúc “nước sôi lửa bỏng” thế này, vậy những chiếc F-16 mà Kiev từng “rất kỳ vọng” đang ở đâu? Tướng James Hecker, Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu cho biết, Ukraine không sử dụng F-16 cho những nhiệm vụ “nguy hiểm nhất”, vì các phi công của họ chưa sử dụng thuần thục loại máy bay chiến đấu này.
Số phi công Ukraine chưa có nhiều thời gian luyện tập với F-16, khiến họ bị hạn chế trong các nhiệm vụ có thể thực hiện. Trước khi Ukraine nhận được những chiếc F-16 do NATO viện trợ, một trong những câu hỏi lớn được đặt ra đó là, Không quân Ukraine sẽ sử dụng chúng như thế nào?
Những hình ảnh ban đầu về F-16 của Ukraine và nhiều loại tên lửa được trang bị trên máy bay cho thấy, Không quân Ukraine sẽ sử dụng chúng trong vai trò phòng không, chứ không phải tấn công mục tiêu mặt đất, hay chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD).
Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, Tướng Syrsky từng nói rằng, ông không muốn những tiêm kích F-16 của ông bay quá gần tiền tuyến, nơi chúng có thể bị tiêu diệt bởi các hệ thống phòng không rất mạnh của Nga. Theo Syrsky, F-16 có thể giúp tăng cường năng lực phòng không của Ukraine, nhất là đánh chặn tên lửa hành trình và UAV tự sát tầm xa của Nga. (Nguồn ảnh: BI, Ukrinform, Wikipedia).