Báo chí Nga nhận xét, thành công của việc sử dụng hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động Buk-M2E để chống lại máy bay không người lái tấn công Bayraktar TB2 "bất khả xâm phạm" của Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo nên tiếng vang trên thị trường vũ khí.Theo một số nguồn tin, chỉ trong năm 2020, sau những lần UAV của Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy kinh hoàng ở Syria và sau đó là Libya, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho 26 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E cho các khách hàng quốc tế.“Tính đến cuối năm 2020, tổng cộng 26 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E đã được Nga xuất khẩu ra khắp thế giới", kênh Telegram của cộng đồng quân sự Militarist nhấn mạnh.Trước đó, có thông tin cho rằng nhu cầu đối với vũ khí nói trên của Nga đã tăng mạnh sau khi chúng có màn thể hiện rất thành công ở chiến trường Syria, khi chống lại tiêm kích và tên lửa Israel.Hơn nữa, một trong những người mua có lẽ cũng chính là nước cộng hòa Ả Rập này, bởi vì các tổ hợp Buk-M2E tương đối rẻ tiền nói trên tỏ ra hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng của họ.Không chỉ có vậy, còn xuất hiện thông tin cho rằng một số hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E đã được chuyển giao cho Armenia ngay sau khi kết thúc xung đột ở Karabakh, tuy nhiên nhận định này bị nghi ngờ rất nhiều.Theo quân đội chính phủ Syria (SAA) và đại diện của quân đội Quốc gia Libya (LNA), ít nhất 28 máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã bị tiêu diệt với sự hỗ trợ của hệ thống phòng không Buk-M2E, bao gồm Bayraktar TB2, Anka-S và các loại khác.Với thực tế ngày nay Buk-M2E là một trong những hệ thống rẻ tiền và hiệu quả nhất để chống lại chiến đấu cơ, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của đối phương, số lượng bàn giao loại vũ khí này cho các quốc gia khác sẽ tiếp tục tăng lên.Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến tỏ ra nghi ngờ những gì vừa được truyền thông Nga đề cập, thậm chí một số chuyên gia quân sự và những nhà phân tích độc lập còn cho rằng đây chỉ là "chiêu thức PR" của Moskva.Trong cuộc chiến tại Lybia, Karabakh hay Syria, nếu tổng hợp số lượng UAV Bayraktar TB2 bị báo cáo bắn hạ thì còn lớn gấp vài lần cơ số đã được điều động tới chiến trường, tức là số liệu trên đã bị phóng đại rất nhiều.Không chỉ có vậy, chiến công tiêu diệt UAV Bayraktar TB2 còn thuộc về nhiều tổ hợp tên lửa phòng không khác, trong đó nổi bật là Pantsir-S1 chứ chẳng phải hoàn toàn do Buk-M2E lập nên như lời giới thiệu.Việc Nga giấu tên khách hàng cũng là điều bất thường, bởi các quốc gia trong điều kiện chiến sự hoặc có nguy cơ bị tấn công thời gian gần đây thường công khai các hợp đồng mua sắm vũ khí của mình như một biện pháp nhằm răn đe đối phương.Vấn đề nữa cũng phải nhắc đến đó là hiện nay Nga đã hạn chế xuất khẩu Buk-M2E nhằm giữ thị phần cho tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ sau của nó - chính là Buk-M3E.So với Buk-M2E thì Buk-M3E có tầm bắn xa hơn (70 km so với 50 km), tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tin cậy hơn và nhất là đạn tên lửa nằm trong ống phóng kiêm ống bảo quản, không bị "lộ thiên" ra ngoài, dẫn tới công tác đảm bảo kỹ thuật dễ dàng hơn.
Báo chí Nga nhận xét, thành công của việc sử dụng hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động Buk-M2E để chống lại máy bay không người lái tấn công Bayraktar TB2 "bất khả xâm phạm" của Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo nên tiếng vang trên thị trường vũ khí.
Theo một số nguồn tin, chỉ trong năm 2020, sau những lần UAV của Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy kinh hoàng ở Syria và sau đó là Libya, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho 26 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E cho các khách hàng quốc tế.
“Tính đến cuối năm 2020, tổng cộng 26 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E đã được Nga xuất khẩu ra khắp thế giới", kênh Telegram của cộng đồng quân sự Militarist nhấn mạnh.
Trước đó, có thông tin cho rằng nhu cầu đối với vũ khí nói trên của Nga đã tăng mạnh sau khi chúng có màn thể hiện rất thành công ở chiến trường Syria, khi chống lại tiêm kích và tên lửa Israel.
Hơn nữa, một trong những người mua có lẽ cũng chính là nước cộng hòa Ả Rập này, bởi vì các tổ hợp Buk-M2E tương đối rẻ tiền nói trên tỏ ra hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng của họ.
Không chỉ có vậy, còn xuất hiện thông tin cho rằng một số hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E đã được chuyển giao cho Armenia ngay sau khi kết thúc xung đột ở Karabakh, tuy nhiên nhận định này bị nghi ngờ rất nhiều.
Theo quân đội chính phủ Syria (SAA) và đại diện của quân đội Quốc gia Libya (LNA), ít nhất 28 máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã bị tiêu diệt với sự hỗ trợ của hệ thống phòng không Buk-M2E, bao gồm Bayraktar TB2, Anka-S và các loại khác.
Với thực tế ngày nay Buk-M2E là một trong những hệ thống rẻ tiền và hiệu quả nhất để chống lại chiến đấu cơ, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của đối phương, số lượng bàn giao loại vũ khí này cho các quốc gia khác sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến tỏ ra nghi ngờ những gì vừa được truyền thông Nga đề cập, thậm chí một số chuyên gia quân sự và những nhà phân tích độc lập còn cho rằng đây chỉ là "chiêu thức PR" của Moskva.
Trong cuộc chiến tại Lybia, Karabakh hay Syria, nếu tổng hợp số lượng UAV Bayraktar TB2 bị báo cáo bắn hạ thì còn lớn gấp vài lần cơ số đã được điều động tới chiến trường, tức là số liệu trên đã bị phóng đại rất nhiều.
Không chỉ có vậy, chiến công tiêu diệt UAV Bayraktar TB2 còn thuộc về nhiều tổ hợp tên lửa phòng không khác, trong đó nổi bật là Pantsir-S1 chứ chẳng phải hoàn toàn do Buk-M2E lập nên như lời giới thiệu.
Việc Nga giấu tên khách hàng cũng là điều bất thường, bởi các quốc gia trong điều kiện chiến sự hoặc có nguy cơ bị tấn công thời gian gần đây thường công khai các hợp đồng mua sắm vũ khí của mình như một biện pháp nhằm răn đe đối phương.
Vấn đề nữa cũng phải nhắc đến đó là hiện nay Nga đã hạn chế xuất khẩu Buk-M2E nhằm giữ thị phần cho tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ sau của nó - chính là Buk-M3E.
So với Buk-M2E thì Buk-M3E có tầm bắn xa hơn (70 km so với 50 km), tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tin cậy hơn và nhất là đạn tên lửa nằm trong ống phóng kiêm ống bảo quản, không bị "lộ thiên" ra ngoài, dẫn tới công tác đảm bảo kỹ thuật dễ dàng hơn.